Sunday, January 1, 2017

Người Việt thế kỷ 19

Nghe rất nản! Thấy TBT nói khéo đúng.
Thể chất
“Thân thể gầy còm, tinh thần suy yếu, tuy có khi sấn sướt làm mình ra mạnh mà rồi cũng trở nên biếng nhác tức thì. Có lẽ tại họ không có lòng kiên nhẫn. Bởi vậy, những việc khó nhọc lắm và phải làm lâu lai thì họ ắt không kham”.
“Người An Nam đa phần nhỏ thó, cái mặt trẹt, cái tai phẳng, cái mũi thấp, con ngươi đen, hơi giống người Tàu. Tuy vậy, đại để An Nam không có người đẹp.Nhiều người mặt mày xấu xí, cách đi đứng quê kệch, lại từ đỉnh đầu đến gót chân, thường lộ ra những nét cong queo nghiêng lệch. Đó là tại hồi còn nhỏ, người mẹ hoặc người vú hay để đứa trẻ chàng hảng hai chân ngồi lên trên hai chân của mình mà cho ăn cho bú, nên lâu ngày rồi nó như thế"
Vệ sinh, ăn uống
“Người An Nam đến sự ở nhà không sạch sẽ, mặc áo quần dơ bẩn thì thôi, khắp thế giới không nước nào bằng! Cũng có kẻ mặc đồ hàng lụa, áo kép, áo lót, nhưng vẫn như là lam lũ. Thật ra thì kiểu y phục của họ không thích hợp với mùa lạnh mùa nóng, còn nhà thì không thích hợp với sự ăn ở. Họ hay ăn mặn quá hoặc cay quá, chua quá, cũng có thể tại đó mà thể chất trở nên yếu đuối, tâm thần trở nên thất thường. Lại thêm khí hậu không tốt, làm cho người suy nhược. Người An Nam ít sống lâu, trẻ con phần nhiều không nuôi được. Họ đẻ con rất dễ dàng, nhưng vì ăn ở bẩn thỉu, không biết vệ sinh cho nên chúng hay chết non.”
Tính cách
“Người An Nam không thiếu người có tài có trí. Họ có tánh giỏi nhớ, tuy chưa thể vào sâu trong mọi sự, chứ được cái học mau biết. Nay vì sự cai trị lỗi phương, trên dưới không noi đường chính, cho nên lòng người tàn bạo và khinh bạc thật hết chỗ nói. Coi như giữa chỗ pháp trường, người An Nam đến coi tuy thấy sự thảm khốc trước mắt mà họ vẫn đứng hút thuốc tự nhiên, không hề có vẻ thương xót. Như thế là vô tình quá lắm, chứ có phải dũng gì đâu!
Lại có kẻ nhờ thời may làm nên phú quý thì hay khoe khoang kiêu ngạo, làm phách với người dưới mà lờn mặt với người trên. Cho nên người ta hay nói: “Người An Nam không biết xử cảnh nghèo mà cũng không biết xử cảnh giàu”. Tóm lại, những sự ấy đều bởi tại giáo hóa chưa đến nơi.
Người nào thấy một việc gì trúng ý mình thì nôn nả làm liền, lúc đầu dù có nhọc nhằn mấy cũng ráng chịu. Đến vài tháng hoặc vài năm, đã thấy lộ vẻ biếng trễ rồi, rốt cuộc công việc phải bỏ dở. Khi bỏ rồi, thấy không có nghề làm, lại muốn trở lại nghề cũ. Cái thói ấy, người Pháp muốn trừ đi cho họ, nhưng vì mới đến ở, chưa có thể được.
Người An Nam không có ý nỗ lực tấn tới, mà lại còn không biết biện biệt sự lợi hay hại, nên hay hư. Việc buôn bán trong nước, họ đều phó cho người Tàu, không ngó ngàng đến. Người Tàu ở đó hay rủ nhau hùn vốn lập công ty để buôn. Buôn có lời, họ lại chia ra và lập thêm công ty khác. Còn người bản xứ thì sẵn tánh khinh bạc, hay nghi ngờ nhau, chống báng nhau, không lập công ty được; cho nên mối lợi trong nước đành phải để cho người Tàu tóm thâu. Người trong nước ưa lấy sự trá ngụy để lừa dối nhau, không ai tin ai được cả. Rất đỗi bà con quen thuộc cũng không có thể tin cậy nhau được. Đây thử cử ra một sổ vay nợ để làm chứng: Người cho vay đặt ra quy điều để ngừa giữ rất nghiêm nhặt, nhưng thường không khỏi bị gạt. Vì họ cho vay ăn lời nặng quá, có khi số lời gấp đôi số vốn, thì dễ gì mà trả được? Té ra sự gạt nợ cũng tại chủ cho vay tự mình chuốc lấy”.


Aiviet Nguyen/FB

9 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Chẳng có sự vật nào không biến đổi ạ. :)
    Sự khác biệt thể chất và tinh thần giữa các dân tộc, ví dụ Việt Nam với Nhật Bản hay Anglo Saxon ..., thực ra chỉ cần vài thế hệ hội nhập toàn cầu là thu hẹp đáng kể. Dù sao nhân loại cũng là một giống loài với bộ mã ADN gốc từ hàng triệu năm.

    ReplyDelete
  2. Cong Chi Nguyen: "qua lăng kính" thì méo thôi.

    ReplyDelete
  3. Tala Ta: Có vẻ như đổ lỗi cho gen thay vì cho chế độ hiện tại an toàn hơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Chuong: Thực tế là dân VN cũng không thay đổi mấy so với TK 19 thật

      Delete
  4. Ca Vu Thanh: Cho nên ngoài đổ cho người khác, ta phải xem lại ta đã thì mới mong nở mày, nở mặt được

    ReplyDelete
  5. Hong Nhat Do: Tới thế kỷ 21 vẫn y vậy. Nhưng không ai tự nhìn thấy mình vì trên cùng một hệ quy chiếu . Nhưng nếu tách khỏi hệ quy chiếu đó khoảng 20-30 năm mà nhìn lại thì vẫn như thế kỷ 19 thôi.

    ReplyDelete
  6. Nguyen Xuan Hoai: Đấy là mới so sánh về con người và văn hóa chứ so sánh về chế độ chính trị thì thấy có khi .... vẫn thế :)

    ReplyDelete
  7. Hong Nhat Do: Chế độ chính trị bề ngoài có thay đổi , nhưng con người , văn hoá vẫn như thế kỷ 19

    ReplyDelete
  8. Aiviet Nguyen: Nghe đau thật, nhưng cũng chẳng sai mấy.

    ReplyDelete