Sunday, January 1, 2017

Zombie

Là hiện tượng xác chết biết cử động và đi đứng, nhưng không phải là sống lại. Tôi dịch là "quỷ nhập tràng" cho đúng hiện tượng này ở Việt Nam. 
Thuật ngữ này hiện nay đang được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu về nhận thức. Có vẻ như ở đây đang hình thành một ngành khoa học mới với các nhà vật lý, công nghệ thông tin, tâm lý thần kinh học, triết gia, sinh học,... 
Tuy nhiên, đại để có thể chia ra hai trường phái lớn một là của David Chalmer, một nhà triết học người Úc và một là Daniel Dennett, nhà triết học người Mỹ.
Năm 1996, David Chalmer xuất bản cuốn sách The Conscious Mind (Lý trí có ý thức), chủ trương là có ý thức độc lập với các quá trình lý sinh hóa của hệ thần kinh. Ông cũng đề xuất cái gọi là Vấn đề khó của ý thức (Hard problem of Consciousness), cho rằng ý thức luôn có tính chủ quan chứ không thuần túy là việc xử lý thông tin. Chalmer là ca sĩ chính của ban nhạc Zombie Blues, thể hiện quan điểm của ông là con người không phải là một "quỷ nhập tràng" bị điều khiển bởi các quá trình sinh hóa và các chương trình tính toán.
Đối lập với Chalmer là Daniel Dennett với cuốn sách nổi tiếng Consciousness Explained (Ý thức được giải nghĩa). Dennett phủ định Vấn đề khó của ý thức. Ông cho rằng ý thức chỉ là tập hợp của các quá trình vật lý xảy ra khắp nơi trong hệ thần kinh.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

14 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Em chưa đọc cuốn nào của 2 ông nêu trên, song qua lập luận thì em đoán thiếu sót nằm ở đối lập Quy giản vs. Đột sinh (Reduction vs. Emergence) - vốn là nội hàm triết học cơ bản của nhận thức (cognitive process).

    ReplyDelete
  2. Luong Chi Thanh: Trong tút này thấy Mind và Conscious đều được anh Việt dịch thành Ý thức - có nên xem xét lại không?

    ReplyDelete
  3. Do Xuan Phuong: Về quan điểm thì em theo Dennett, bởi ngày càng nhiều lý thuyết và thành tựu công nghệ ủng hộ rằng ý thức và tâm lý có nền tảng vật lý. Ví dụ tin bài về sáng chế máy đọc ý nghĩ dựa trên fMRI dưới đây.
    Về tư tưởng thì tiến bộ khoa học là thống nhất thế giới quan, nhân sinh quan duy vật với duy tâm. Có những hạn chế do khác biệt giữa tư duy và trực giác cá nhân, song một người vẫn có thể có cả hai: "chánh kiến" và "chánh tue duy". :)
    http://vnexpress.net/.../my-che-tao-may-doc-y-nghi...

    ReplyDelete
  4. Do Xuan Phuong: Về tiêu đề "Zombie" của anh Việt, em thấy có vấn đề ở chỗ nó đặt ra chuyện có hay không có tự do ý chí - một nan đề triết học từng rất sôi sục. Tuy nhiên, xét bài toán NP-hard thì con người chỉ là hoàn toàn là zombie của Chúa, chứ sự kiểm soát mà một hệ thống phức hợp áp đặt lên hệ thống phức hợp khác cùng cấp sẽ có giới hạn. Lịch sử nhân loại luôn có cách mạng thay đổi sự quản trị xã hội là một dẫn chứng cho thấy tự do ý chí, dù người ta có cố gắng tạo dựng sự kiểm soát mọi mặt với các thành viên trong cộng đồng.

    ReplyDelete
  5. Nguyen Ai Viet: Nếu thừa nhận con người là zombie của Chúa, có thể đặt tiếp câu hỏi "Chúa là ai và ở đâu". Câu trả lời cuối cùng sẽ dẫn tới Chúa chính là linh hồn. Như vậy đằng nào zombie cũng không tự mình vận hành được. Nếu nói không có Chúa hoặc Chúa không điều khiển zombie, câu hỏi đặt ra ai điều khiển và program zombie, cuối cùng cũng dẫn đến linh hồn hoặc Chúa.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Em không nghĩ Chúa là "linh hồn" có nhân cách ạ. :D

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Không quan trọng, miễn là có một cái gì đó không phải là quá trình vật lý sinh hóa, có thể giải thích sự hình thành và cơ chế vận động của zombie đề có thể coi là Chúa hoặc linh hồn. Hay nói như Penrose là Ý thức vũ trụ.

      Delete
    3. Do Xuan Phuong: Không ạ. Em chưa tìm thấy kẽ hở nào cho phép cái gì khác ngoài các định luật khoa học lại chi phối con người, tâm lý và ý thức.
      Hiện nay nhiều người gặp khó khăn với 'ý thức' là do quên mất khả năng trực giác thôi.

      Delete
    4. Nguyen ai Viet: Do Xuan Phuong Có quan niệm cho rằng quy luật khoa học đã thể hiện sự tồn tại của thượng đế.

      Delete
    5. Do Xuan Phuong: Em chính xác là đã viết về chuyện Thượng đế Vũ trụ toàn ảnh, lần đầu tiên vào năm 2005 trên talawas.org :D
      talawas blog
      Hôm nay, 03/11/2010, lúc 24 giờ Việt Nam, talawas ngừng hoạt động. Toàn bộ dữ liệu trên tất cả các trang talawas từ ngày 03/11/2001 đến nay vẫn tiếp tục được lưu trữ trên mạng để phục vụ quý vị và các bạn.
      TALAWAS.ORG

      Delete
  6. Nguyen Ai Viet: Nhìn chung mô hình zombie, con người là một cái máy tính, có vẻ không ổn lắm. Vì có rất nhiều câu hỏi. Ví dụ cái máy tính đó hình thành thế nào? Ai viết program cho nó. Có thể cho rằng máy tính đó hình thành ngẫu nhiên? Tại sao không có những phiên bản cổ quái khác như Android, Windows, Unix, MacOS,... Như vậy là phải có quy luật. Quy luật nào đó bắt buộc hình thành máy tính đó chứ không phải một loạt loại nhang nhác như nó tạo thành một phổ liên tục. Nếu nói có quy luật tức là đã giả thiết có Universal Consciousness, người gọi Chúa, người gọi Phật tính, người nói có linh hồn, ma quỷ, thượng đế,... cũng là UC hay quy luật phổ quát mà thôi.

    ReplyDelete
  7. Do Xuan Phuong: Em hiểu cảm giác trên của anh Việt, bởi vì em cũng từng nghĩ thế, cho đến khi em tìm cách giải bài toán xác định subset forms tại vùng biên của M-set. Nó thực sự là thực tại phức tạp vô hạn dù thoạt nhìn tưởng như là hữu hạn đơn giản.

    ReplyDelete
  8. Nguyen Ai Viet: Nếu như có một quy luật tối thượng và duy nhất như TOE (Lý thuyết vạn vật) thì khi đó nếu con người hình thành với quy luật đó sẽ là tất định, vì là duy nhất nên không cần Chúa. Đó chính là trường phái của Penrose-Hameroff. Có điều TOE đồng nhất với quantum gravity có vẻ hơi khiên cưỡng.

    ReplyDelete
  9. Do Xuan Phuong: Vâng, với em thì ToE là quamtum gravity + Fractal&Chaos. Cái sau mới là trụ cột để giải thích tính phức hợp của thế giới, gồm cả tâm lý ý thức. :D

    ReplyDelete