Thursday, September 5, 2019

VẤN ĐỀ CHỈNH ĐỐN VIỆT NGỮ - Ngô Tùng Phong (Lược thuật)

Dịch, thuật ngữ và chỉnh đốn tiếng Việt Ngô Tùng Phong đã nói kỹ. Có lẽ bắt đầu từ đó hơn là từ vỡ lòng.
---------
Tây phương hóa không phải mà mục tiêu cuối cùng mà là để
"rèn luyện hai đức tính chính xác về lý trí và ngăn nắp, minh bạch trong tổ chức". Có "hai lợi khí sắc bén là việc tổ chức đời sống hằng ngày và việc sử dụng một ngôn ngữ được chỉnh đốn".
Việc tổ chức đời sống hằng ngày cho ngăn nắp, trật tự chúng ta có thể hình dung nên thế nào không khó khăn lắm. "Bởi vì ngay trong truyền thống Á Đông của chúng ta, việc tổ chức đời sống hằng ngày cho ngăn nắp là một việc đã có. Ngày nay chỉ cần thích nghi hóa những tập quán đã có sẵn với nhu cầu đặt ra bởi một nhịp sống thúc dục hơn và một xã hội máy móc hơn. Vấn đề chỉnh đốn Việt ngữ phức tạp hơn nhiều."
"Giai đoạn đầu của công cuộc Tây phương hóa là giai đoạn nặng về sự hấp thụ các sáng tạo kỹ thuật của Tây phương. Sau đó mới đến giai đoạn chế ngự kỹ thuật Tây phương. Khi này, một ngôn ngữ có khả năng của một dụng cụ suy luận tinh vi, mới thiết yếu hơn." Tuy nhiên, "điều mà chúng ta đòi hỏi nhiều nhất ở một ngôn ngữ chỉnh đốn là cái ảnh hưởng của nó đối với sự rèn luyện sự chính xác về lý trí. Như vậy thì ngay trong lúc đầu của công cuộc Tây phương hóa, chúng ta phải đặt ngay vấn đề chỉnh đốn Việt ngữ."
"Vì sao phải chỉnh đốn Việt ngữ? Vì Việt ngữ nghèo và không đủ chữ để diễn tả hết các tư tưởng khúc chiết và trừu tượng, như nhiều người đã nghĩ chăng? Vấn đề Việt ngữ nghèo không thành vấn đề, bởi vì nếu chúng ta thiếu chữ để diễn tả một ý mới thì chúng ta đặt chữ mới. Chẳng những Việt ngữ mà bất cứ sinh ngữ nào cũng không sợ nghèo chữ. Trong phạm vi này, có lẽ việc cần đƣợc chú trọng là các quy củ để tạo chữ mới.Tuy nhiên, quy củ để tạo ra chữ mới mà sinh ngữ nào cũng có, thì Việt ngữ chưa hề có. Nhưng đây là phương pháp làm giàu thêm Việt ngữ chớ không phải việc chỉnh đốn Việt ngữ."
"Nguyễn Văn Vĩnh nói rằng: “Việt Nam sau này hay, hay dở là nhờ ở Quốc ngữ” là ông nghĩ đến sự Việt ngữ, nhờ phuơng pháp ghi âm, đã thoát khỏi trở lực mà chúng ta còn thấy cho Hoa ngữ. Nhưng trong lối hành văn, Việt ngữ còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Hoa ngữ, nghĩa là của các sinh ngữ biểu ý. Lối hành văn của các sinh ngữ này đặc biệt ở tính cách “khiêu ý” và không chú trọng đến kiến trúc của câu văn. Lối hành văn “khiêu ý” có nhiều ưu điểm và nhiều khuyết điểm Người đọc câu văn khiêu ý, nhìn thấy ngay những hình ảnh mà tác giả muốn diễn tả, không bị những giây ràng buộc của kiến trúc câu văn làm mất thông ứng giữa tác giả và độc giả. Văn “khiêu ý” chỉ cần nêu lên những hình ảnh, bằng những chữ rời rạc, không cần phải liên lạc với nhau trong một kiến trúc nào. Người đọc câu văn “khiêu ý” tự mình tưởng tượng lấy cách bố trí các hình ảnh. Như vậy thì mỗi người đọc có một lối bố trí khác nhau. Đó là cái khuyết điểm thiếu chính xác của lối văn “khiêu ý”. Làm sao có thể cùng nhau thảo luận được về một vấn đề gì, nếu cùng đọc một câu văn, mà mỗi người hiểu một cách khác nhau. Nếu muốn thảo luận được thì sự bố trí các hình ảnh hay ý thức, nêu ra trong câu văn, không phải chỉ để cho óc tưởng tượng của người đọc, mà phải nằm ngay trong câu văn. Nghĩa là câu văn phải có kiến trúc, nghĩa là những chữ nêu lên những hình ảnh phải đƣợc nối liền với nhau bằng những chữ, tự nó, không có nghĩa và đương nhiên làm nặng câu văn. Nhưng sự chính xác về lý trí phải được trả bằng cái giá đó. Hoặc chúng ta, suốt đời thả hồn theo thơ mộng, hoặc chúng ta phải bắt buộc câu văn có kiến trúc để diễn tả tư tưởng một cách chính xác."
"Làm thế nào để kiến trúc hóa Việt ngữ? Ít lâu nay, có nhiều quyển sách về văn phạm Việt ngữ, trong đó cũng có sự phân tích câu văn Việt ngữ thành mệnh đề, và sự phân tích mỗi mệnh đề thành chủ từ, động từ và bổ sung từ, v.v... Cũng có sự phân biệt các loại từ ngữ. Như thế có phải là đã kiến trúc hóa Việt ngữ chăng? Chắc là không. Những quyển sách trên biểu hiện cho sự tự ti mặc cảm của tinh thần quốc gia. Nhiều người nhận thấy sự thiếu kiến trúc của câu văn Việt. Nhưng sau khi đã nhận thấy khuyết điểm đó, thì thay vì tìm cách kiến trúc hóa câu văn, lại tìm cách chứng minh rằng câu văn đã có kiến trúc."
"Việc kiến trúc hóa Việt ngữ phải được xét từ các căn bản sau đây: 1.- Câu văn có kiến trúc khi nào giữa các loại từ ngữ, có sự phân biệt về hình thức (thể loại), chớ không phải chỉ về vị trí (vị trí của từ ngữ trong câu văn). 2.- Câu văn có kiến trúc khi nào các từ ngữ chính trong câu đƣợc nối liền với nhau, bằng những phụ từ, tự nó không có nghĩa, nhƣng đóng một vai trò rất quan trọng. 3.- Câu văn có kiến trúc khi nào một mệnh đề chính được nối liền với một hay nhiều mệnh đê phụ, bằng những phụ từ được đặt để ra với nhiệm vụ đó. Nhƣ vậy thì muốn kiến trúc hóa câu văn, chúng ta phải: 1.- Quy củ hóa sự phân biệt bằng hình thức các từ ngữ. 2.- Đặt các phụ từ cho những từ ngữ của mệnh đề. 3.- Đặt những phụ từ cho những mệnh đề. Và phổ thông hóa sự áp dụng kiến trúc câu văn."
" Và câu văn, một khi đã được kiến trúc hóa, Việt ngữ đương nhiên sẽ trở thành một dụng cụ suy luận sắc bén và tinh vi. Lúc bấy giờ Việt ngữ vừa là một dụng cụ phổ biến thông dụng và đại chúng, vừa là một dụng cụ suy luận sắc bén và tinh vi, sẽ là một dụng cụ hữu hiệu cho nền văn hóa Việt Nam. Sánh với Hoa ngữ, ưu thế lại càng rõ rệt hơn nữa. Lúc bấy giờ, chẳng những văn hóa Việt Nam hoàn toàn không còn lệ thuộc văn hóa Tàu, mà sự phát triển văn hóa của chúng ta sẽ lên đến một trình độ ước mong, khả dĩ góp một phần đáng kể vào di sản của văn minh nhân loại, nhờ sinh lực dồi dào mà một dụng cụ ngôn ngữ hữu hiệu sẽ tạo ra cho văn hóa chúng ta. Triển vọng về ngôn ngữ, dụng cụ văn hóa đã như vậy, thế hệ của chúng ta không có một lý do nào để không vận dụng tất cả nỗ lực, nắm lấy cơ hội đưa đến cho chúng ta để thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, ý chí của tiền nhân: cởi bỏ ách tâm lý thuộc quốc đối với nƣớc Tàu, cho dân tộc. Và thế hệ của chúng ta, không có một lý do nào, để từ bỏ sự phát triển văn hóa dồi dào mà chắc chắn, Việt ngữ chỉnh đốn sẽ dành cho chúng ta, để cam chịu một sự lệ thuộc, đối với một văn hóa, mà Hoa ngữ không bảo đảm sự phát triển. Và các nhà lãnh đạo, vì vô tình hay cố ý, làm cho cộng đồng quốc gia của chúng ta lỡ cơ hội này, chẳng những sẽ phản bội quyền lợi dân tộc mà còn phải mang hết trách nhiệm của một cuộc sống lệ thuộc, không vùng vẫy nổi, mà các thế hệ trong tƣơng lai, vì lầm lỗi của họ, sẽ phải quy phục trong nhiều ngàn năm nữa."


Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72) trích dẫn
05.Sep.2016

2 comments:

  1. Vu Thuong: Nhưng em nghĩ ngôn ngữ nào tồn tại cũng có lý do và thế mạnh của nó. Tiếng Việt tồn tại như thế chính bởi nó đã giúp tạo ra văn hóa đặc thù của người Việt. Trừ trường hợp chúng ta chối bỏ văn hóa và nguồn gốc của mình còn không, chúng ta phải công nhận cái hay, cái đặc biệt của tiếng Việt.
    Vì ngôn ngữ là một vật sống, chỉnh đốn nó sẽ khá khó khăn. Nếu mục đích chỉnh đốn là nhằm tư duy cho chính xác và tổ chức cuộc sống cho ngăn nắp, chuẩn mực thì cũng có thể lấy một ngôn ngữ khác (tất nhiên là chặt chẽ và chính xác hơn) làm ngôn ngữ chính trong học thuật và quản lý hành chính. Trước kia các nước Châu Âu sử dụng latin làm ngôn ngữ học thuật và ngôn ngữ chính thống cũng có lý do gần giống như thế.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Ngôn ngữ là vận động. Văn hóa và tư duy cũng vận động. Tiếng Việt phải có cải cách. Không có ngữ pháp không phải là đặc thù mà là chậm tiến. Không có lý do gì phải chấp nhận.

      Delete