Wednesday, November 16, 2016

Myanmar có gì liên quan đến Việt Nam,

Myanmar trước gọi là Miến Điện, cũng gọi là Burma. Miền đất này là vùng giao giữa bán đảo Đông Dương, Tây Bắc Ấn và Trung Quốc. 
Có thể đây là vùng đất đầu tiên mà những người Đông Á đã tới sau khi vượt qua dãy Himalaya, trong cuộc hành trình từ châu Phi, tìm quê hương mới. Từ đó các dòng người tiến lên phía Bắc thành nhóm Hán-Tạng-Mông-Dao, có nhóm Nam Á là tổ tiên của người Mon-Khmer-Việt-Mường và Thái-Kadai ở vùng Vân Nam, trước khi tràn xuống chiếm đất của người Mon-Khmer.
Người Môn vốn là chủ nhân của đất Myanmar ngày nay. Chính họ đã xây dựng nên Chùa Vàng Shwedagon. Họ cũng chiếm toàn bộ lãnh thổ Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Nam bộ Việt Nam ngày nay. Nhờ họ mà Phật giáo trở nên hưng thịnh ở Đông Dương, trước khi Trung Quốc có Phật Giáo. Những tượng ở chùa Dâu (Liên Lâu cũ), trung tâm Phật học của châu Á thời đó, đều có nước da ngăm đen.
Việc người Việt ngày nay có gốc Nam Á và liên quan đến người Môn và người Khmer còn cần làm rõ thêm. Tuy nhiên, tiếng Việt và tiếng Mường được xếp vào ngữ hệ Nam Á, trước kia được xếp cùng nhóm với Mon-Khmer. Như vậy ta có thể giả thiết người Việt-Mường cũng có quan hệ mật thiết với người Mon. Người Khmer và người Chàm có thể có pha trộn thêm các yếu tố Nam Đảo. Người Chàm có thể có liên quan tới người Lê ở Hải Nam, và có nhiều yếu tố Nam đảo hơn. Tuy vậy, người Chàm và người Khmer theo Ấn Độ giáo và họ trở nên xa cách thậm chí thù địch với người Mon theo Phật Giáo. Có thể nói ý thức hệ có thể phá vỡ quan hệ sắc tộc, huyết thống một các hiệu quả nhất.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

3 comments:

  1. Nguyen Chuong: Khi sang Rangoon luôn có cám giác đang ở miền Táy Nam bộ vì con người phong cảnh giống nhau. Đi ăn món ăn thuần Miến cũng thấy khẩu vị như ở vùng quê Bắc bộ

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Phật giáo mới xuất hiện tại Nam Á (Ấn Độ, Nepal) khoảng 2500 năm, còn trước đó thì tôn giáo chính là Bà-la-môn giáo (truyền kinh Vệ-đà, Ảo-nghĩa-thư). Như vậy có khả năng khi nhân loại tiến vào Đông Nam Á thì tôn giáo thịnh hành là Bà-la-môn, còn trào lưu Phật tiếp sau chỉ kế thừa.

    Đền Angkor Wat có tượng Đế Thiên (Braman) của Bà-la-môn nhưng đời sau choàng tấm cà-sa vàng lên rồi bảo là tượng Như Lai. Có thể về mặt biểu tượng tôn giáo là đúng, nhưng về sử liệu thì lẫn lộn ạ.

    ReplyDelete
  3. Nguyen Chuong: Phật Giáo xưa thịnh hành ở Ấn nhưng sau Bà la môn xua đuổi xuống Tich lan (Srilanka) và giờ chỉ còn 3% dân Ấn theo Phật giáo thôi

    ReplyDelete