Friday, October 9, 2015

Cảm xúc TPP

Đánh giá khá tỉnh táo của một trong những người nghiên cứu & tham gia góp ý TPP từ đầu "... Đối với WTO, Việt Nam ở trong tâm thế một thành viên đến sau, phải xin vào và đợi được vào. Còn với TPP, Việt Nam là một thành viên sáng lập ngay từ đầu. Việt Nam chủ động tham gia vào cuộc chơi với tư cách người cùng tạo nên những luật chơi, thay vì chỉ chấp nhận luật chơi đã có sẵn. Việc quyết định gia nhập đàm phán thành lập nên khối TPP, tự nó đã là một hành động vượt qua nỗi sợ hãi hoặc hoài nghi, tự nó là một hành động dấn thân.... Nếu TPP thành công, nó sẽ tạo ra một khuôn mẫu sáng giá cho phương thức hợp tác kiểu mới ... TPP là một cái sân để các nước trong khối xích lại gần nhau, hình thành một tinh thần đoàn kết và hợp tác, sẵn sàng kiềm chế một Trung Quốc mới nổi chẳng may bỗng hung hăng quá mức. Hay trong trường hợp Trung Quốc muốn tham gia, nước này sẽ phải tuân thủ sự hợp tác hòa bình và chân thực.... Việt Nam rõ ràng được hưởng lợi rất lớn, không chỉ về kinh tế, mà cả an ninh, chủ quyền quốc gia..." P/S: các "hóng sỹ" như Hồ Ly Thảo hay cả cụ Alan Phan nên tự biết chỗ thiếu hiểu biết của mình để kiềm chế các comment kiểu "ăn theo nói leo" về những chủ đề mình chẳng có chuyên môn cũng không hề tìm hiểu. (Tuan A Phung,VNSA)


(TBKTSG Online) - Vào những ngày cuối cùng của cuộc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tin tức về kết quả thay đổi theo giờ. Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu vòng đàm phán này tiếp tục bế tắc?
TPP sẽ phải lùi lại thêm vài tháng nữa, khi môi trường chính trị tại các nước thành viên chủ chốt trở nên khó dự đoán hơn, và những nguyên thủ đã đồng hành với TPP trong một thời gian dài phải phân tán vì một chu kỳ chính trị mới, hay thậm chí bị thay thế bởi các  cuộc bầu cử. Cũng không thể biết lòng kiên nhẫn của các nước thành viên sẽ tới đâu. Còn nếu TPP thất bại, thì niềm hy vọng về một thế trận mới trên phương diện toàn cầu sẽ bị dập tắt.
Vào cuối ngày thì kết quả đã tới bằng một tin nhắn qua internet trên điện thoại từ Thời báo New York. Vậy là cuộc đàm phán TPP đã kết thúc thành công! Thở phào nhẹ nhõm!
Nhưng sự thở phào đó không chính xác đi liền với một niềm vui vỡ òa, một sự hân hoan, không còn như những gì diễn ra trước đây vào thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO.. WTO dường như đã không mang lại những kết quả như kỳ vọng ban đầu, dù nó đã âm thầm đem tới sự đổi thay to lớn đối với nền kinh tế và cả xã hội Việt Nam. Đã không có một bữa tiệc thịnh soạn được dọn ra như chúng ta từng phấn khích.
Niềm vui TPP là có nhưng nối tiếp niềm vui là sự thận trọng suy xét, xem những gì TPP mang lại rồi có được như những hình dung lạc quan ban đầu hay không. Xã hội Việt Nam có thực sự sẵn sàng và có khả năng thay đổi để thích nghi với môi trường mới, nắm bắt cơ hội mới hay không?
Cảm xúc đối với TPP của đa số người Việt đang theo dõi sát thời sự này, hẳn cũng chín chắn, già giặn hơn cảm xúc gia nhập WTO trước đây còn vì một lý do nữa. Đối với WTO, Việt Nam ở trong tâm thế một thành viên đến sau, phải xin vào và đợi được vào. Còn với TPP, Việt Nam là một thành viên sáng lập ngay từ đầu. Việt Nam chủ động tham gia vào cuộc chơi với tư cách người cùng tạo nên những luật chơi, thay vì chỉ chấp nhận luật chơi đã có sẵn. Việc quyết định gia nhập đàm phán thành lập nên khối TPP, tự nó đã là một hành động vượt qua nỗi sợ hãi hoặc hoài nghi, tự nó là một hành động dấn thân. Vì thế, sự kết thúc, đóng vai trò như một sự nghỉ ngơi, tạm dừng thôi, chứ không phải một phần thưởng được lĩnh nhờ may mắn.
Sự định hình và vận hành TPP, sẽ mang lại một cục diện hợp tác kinh tế mới giữa các nước thành viên, đi liền với những chuyển biến quyền lực to lớn trong khu vực. Nếu TPP thành công, nó sẽ tạo ra một khuôn mẫu sáng giá cho phương thức hợp tác kiểu mới của các xã hội, với sự tuân thủ những nguyên tắc căn bản của nền văn minh hiện đại, như sự tự do của khu vực tư nhân, sự phát triển của kinh tế thị trường…
TPP là một cái sân để các nước trong khối xích lại gần nhau, hình thành một tinh thần đoàn kết và hợp tác, sẵn sàng kiềm chế một Trung Quốc mới nổi chẳng may bỗng hung hăng quá mức. Hay trong trường hợp Trung Quốc muốn tham gia, nước này sẽ phải tuân thủ sự hợp tác hòa bình và chân thực. Nếu Trung Quốc chấp nhận luật chơi, tự họ sẽ trở nên hiền hòa vì một lợi ích chung. Trong toàn bộ quá trình chung đó, Việt Nam rõ ràng được hưởng lợi rất lớn, không chỉ về kinh tế, mà cả an ninh, chủ quyền quốc gia.
Khi dò xét cái cảm xúc đang chảy trong mình,  tôi không thể nào ngừng nghĩ tới bức tranh nổi tiếng của trường phái lãng mạn trong hội họa châu Âu, “Kẻ lãng du trước biển sương mù”, do họa sĩ người Đức Caspar David Friedrich sáng tác năm 1818. Có thể có nhiều cách bình luận về bức tranh này, tùy cảm nhận của mỗi người. Tôi cảm thấy cái thế đứng của Việt Nam hiện nay, trên một vị trí thật cao và thuận lợi, trước một không gian mênh mông mở ra trước mắt. Nhưng nơi cao nhất cũng có thể là nơi đã mất dấu đường đi. Nơi rộng nhất có thể lại là nơi có ít lựa chọn nhất. Chúng ta cần có một quyết tâm chân thành trong cải cách kinh tế và xã hội, để biến những vận hội trước mắt thành sự phát triển thực sự cho nền kinh tế, cho xã hội, cho đời sống của người dân, cả về vật chất và tinh thần. Nếu tư duy và tầm nhìn không thay đổi một cách chân thành, để cho các hành động cải cách trở nên dứt khoát, thì tiếp sau niềm vui ngày hôm nay, sẽ lại là một nỗi buồn mang tên TPP.



TS. Nguyễn Đức Thành
Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chinh sách (VEPR),  Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).

17 comments:

  1. Le Xuan Tan: Không chỉ là vấn đề đến sau bác Tuan A. Phung ạ. Các thành viên WTO quá đông (vào thời điểm Việt Nam gia nhập đã có tới 150 thành viên) nên lợi thế không còn nhiều. Việt Nam không lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình khi chính họ cũng là thành viên của WTO, việc vào WTO chỉ giúp Việt Nam giảm sự bất lợi so với đối thủ. Đơn giản giống như việc bạn được tặng thẻ ưu đãi được gọi là VIP nhưng ai cũng có thẻ này thì nó không còn sự khác biệt. TPP thì chỉ có mỗi 12 thành viên (vào thời điểm hiện tại) ở một thị trường nắm đến 40% tài sản của toàn thế giới thì câu chuyện đã khác hoàn toàn. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là Việt Nam tận dụng cơ hội này như thế nào.

    ReplyDelete
  2. Phạm Thị Thảo: Không tận dụng được đâu. VN vốn bảo hoàng hơn vua, ngoan đạo hơn Đức Giáo Hoàng, chém gió giỏi từ dân đen đến quan, xảo ngôn... nhưng làm thì rất kém.
    Lịch sử VN chưa có cuộc cải cách nào thành công cả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuan A. Phung: Một việc người Việt, cả trong & ngoài nước, cần cải cách và có thể làm ngay là bớt tán nhảm phán lung tung về những việc mình không hiểu gì bạn Hồ Ly ạ ... Hiện thói quen bạ gì cũng ý kiến mà không chịu do homework cho tử tế cùng sự phát triển facebook sinh ra một đám đồ gàn - chuyên gia comment đa ngành - rất có hại cho văn hóa & dân tộc này ....

      Delete
  3. Tuan A. Phung: Jonathan London viết " Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là quan trọng để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là quan trọng để thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch." nhưng tôi nghĩ bác này muốn nói": " Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là [QUÁ] quan trọng để [CÓ THỂ CHỈ ĐỂ] cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là [QUÁ] quan trọng để [CỎ THỂ ĐỂ MẶC CHO NÓ BỊ] thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch..." capitalism is too important to be left to capitalists ..." đúng không nhỉ?http://xinloiong.jonathanlondon.net/.../tpp-nen-mung-bao.../

    ReplyDelete
  4. Pham Quang Tuan: Thực ra analysis của Jonathan London cũng y như của Alan Phan. Chỉ la cách viết hơi dè dặt, "sit on the fence" hơn thôi.

    ReplyDelete
  5. Nathalie Huynh: BB co bai viet ve vu Hillary Clinton rat ro rang, doc BB, FT du roi dau can doc tum lum. Hillary gan day thay thang chac (democrat primary) nen khong lo nua, ma nham toi chay dua voi Cong Hoa bang cach distance herself from Obama's administration. Ra tranh cu ma policy giong y nhu 8 nam vua roi thi chi la a shadow of the past, con de bi criticise. Khac nhieu qua thi lai pha?n Democrat, nen chon may thu i't anh huong de phan doi. Tiep theo ba se phan doi viec bo lenh cam xuat khau oil cho coi

    ReplyDelete
  6. Toan Dam: Buồn cười là các 'nhóm lợi ích' chửa biết chống hay gì, nhưng nhiều bác 'dân đen' người Việt lại cứ châm trích, mỉa mai, hoặc bi quan lo sợ mơ hồ. Nếu đứng về phía đại đa số người dân và tương lai đất nước - thì phải thấy là có TPP chắc chắn là thuận lợi và là cơ hội cho VN.

    Vì sao ư? Vì giản đơn là công nông dân VN hiện nay chẳng có gì, ngay cả tương lai cũng mờ mịt. Một khi chẳng có gì để mất, thì có thêm TPP là có thêm cơ hội. Vận nước cũng đang rất bung biêng, có TPP là có tương lai hơn. Vấn đề là chuẩn bị thế nào để gia nhập cho tốt, hơn là cứ bàn ra tán vào hoặc lo ngại những chuyện đâu đâu.

    Chưa kể, nếu nhìn thấy Mỹ, Úc, Canada là những quốc gia đất đai bao la tài nguyên dồi dào - lại có sẵn cộng đồng người Việt hải ngoại - đó chính là lợi thế và cơ hội cho gần 100 triệu dân VN đang rất khát việc làm. Nếu thấy mối quan hệ kinh tế chính trị và các hiệp ước an ninh giữa Mỹ, Canada, Nhật, Úc, New Zealand, Singapore chặt chẽ như thế nào - thì việc VN gia nhập vào TPP không khác nào gia nhập một liên minh quân sự mới. Nó sẽ giúp VN yên tâm hơn về an ninh để tập trung phát triển kinh tế, không phải rút máu bỏ tiền mua những thứ vũ khí đắt tiền của Nga, mà chưa chắc đã để làm được trò trống gì.

    Còn việc thông qua, dù có thể bị ảnh hưởng hay chậm trễ đôi chút với những kẻ xu thời vụ lợi như bà Clinton - nhưng trước sau thì Mỹ cũng sẽ thông qua, dù cho ai có làm TT đi chăng nữa. Mỹ sẽ không bao giờ, và không thể đứng mãi ngoài cuộc chơi, nếu không muốn nhìn thấy sức mạnh và uy tín của họ bị lung lay, có thể là chỉ dấu đưa đến suy tàn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuan A. Phung: Toan Dam xem lại đánh giá của WBank có thể thấy vài đánh giá định lượng " ..ước tính ban đầu cho thấy hiệp định TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm tới 8%. Cụ thể, trong giai đoạn 2015 – 2035, hiệp định TPP có thể tích lũy thêm 8% cho GDP thực, 17% cho xuất khẩu thực và tăng vốn cổ phần của đất nước thêm 12% ...” Tôi cho rằng không máy người hiểu việc quyết định tự đặt mình vào thế buộc phải thay đổi của Vietnam - xem qua gần 40 cái FTAs đã chốt/ký - cũng không phải là chuyện xoàng "..đối mặt với những thách thức và nút thắt để phát triển bền vững, đòi hỏi cấp thiết phải có những cải cách tổng thể về cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, ...chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp.... vai trò điển hình lý tưởng của nhà nước đã thay đổi từ lên vai trò lên kế hoạch và chỉ huy của nhà nước phát triển sang vai trò hỗ trợ, linh hoạt và sáng tạo hơn.." http://vov.vn/.../vao-tpp-viet-nam-dang-vao-giai-doan...

      Delete
    2. Toan Dam: Bác Tuan A. Phung: Những định lượng cụ tỷ như thế thì lại hơi quá đà. Chẳng có mô hình toán kinh tế - tăng trưởng nào có thể định lượng cho 5 năm tới, đừng nói gì đến 2035. Ngay cả cách tính GDP qua những con số và phương pháp tính của VN cũng còn nhiều vấn đề (mà ít nhiều WB cũng phải dựa vào). Nhưng dù tính cách gì, thì cũng có thể cầm chắc sự gia tăng cho tất cả các chỉ số, do thị trường mở hơn - trực tiếp hơn với mọi sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, dịch vụ tư vấn luật, chống độc quyền phá giá và kiện tụng của bác sẽ có vô khối việc làm - chúc mừng bác trước. (-:

      Delete
    3. Tuan A. Phung: Thực ra tôi không quan tâm lắm chuyện con số forecast là bao nhiêu 20-25 hay 30 ti tăng thêmvì dư đoán kinh tế, dù WB hay của MOF cũng có bao giờ là khoa học chính xác đâu.
      Cái quan trọng hơn là Vietnam nay đã tự đặt mình vào một vị trí buộc phải thay đổi cả thể chế kinh tế lẫn pháp luật và hi vọng một ít chính trị cũng phải đổi theo. incrementally ...

      Delete
    4. Toan Dam: Đó thực ra cũng là một dạng khổ nhục kế, không dám tự quyết việc gì - muốn bỏ vợ già để đi với bồ trẻ, nên dựng cảnh lừa cho vợ ngoại tình để lấy cớ.

      Tôi nghĩ là hầu hết quan chức và có thể lãnh đạo ĐCS đều đã tính đến việc thay đổi thể chế và chính trị - chỉ là họ đang lừng khừng không biết theo kịch bản nào. Như bao đời nay, phần lớn chúng ta có tâm lý đợi chờ, nước dâng bèo nổi - biết là có cơ hội đấy nhưng không dám chủ động nắm bắt và dẫn dắt. Phải đợi đến lúc có một anh xà-ích nào đó quất cho mấy roi thì mới chịu lồng lên chạy (được một quãng ngắn rồi lại chùng dây cương đi kiểu lừng khừng).

      Từ độ chục năm nay, có nhiều ông còn mong và nói ra mồm - thà là thằng Tàu nó oánh cho vài phát, lại là cơ may để mà thay đổi. (-:

      Delete
    5. Tuan A. Phung: Hi hi thì thế, có thay đổi thế chế /xã hội nào chỉ diễn ra vì nó là"best case scennario" đâu. Tuyệt đại đa số đều vì bị buộc phải thay đổi đấy chứ... Rứa nên chẳng có gì mà phải phiền...

      Delete
  7. Pham Quang Tuan: Bác Tuan A. Phung nên dẫn tài liệu tiếng Anh, đừng dẫn báo VN.

    ReplyDelete
  8. Phạm Thị Thảo: Thoát khỏi vòng ảnh hưởng của thiên triều là nhiệm vụ bất khả thi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuan A. Phung: Bạn Phạm Thị Thảo lưu ý, làng ta đa phần là những người hiểu biết, bạn phát biểu linh tinh không ai chấp, nhưng nên biết tự trọng, đừng để thành viên phải yêu cầu admin có thái độ và xử lý kiếu comment xu nịnh và bợ đỡ Tàu thô thiển thường xuyên như thế thì thiện chí như bác Thành Đào Trung cũng không thể bênh được nữa đâu đấy! Đừng quá lạm dụng nguyên tắc tự do biểu đạt của diễn đàn ...

      Delete
    2. Nathalie Huynh: ban Thao noi nang ho+i vo^ le^~ nhi. "Thien trieu" dich tu tieng Hoa, la tu` nguoi Hoa go^'c (thua`n chu?ng) noi ve dat nuoc cua ho. Giong nhu nguoi Viet tu xung minh la "con rong chau tien". Ban co thua`n chu?ng khong ma cu' mot hai "Thien Trieu" the ? Khac nao 1 anh Campuchia tu xung "con rong chau tien" the nay the no

      Delete