Saturday, October 31, 2015

Điều khó hiểu

Có điều gì đó khó hiểu về hiện trạng kinh tế Việt Nam. Tôi không phải là người bi quan nhưng cũng không quá lạc quan. Tất nhiên tôi luôn có xu hướng suy nghĩ tích cực, quan trọng nhất là có giải pháp gì để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trước thềm Đại hội Đảng lần này, có mấy điều bất thường tôi không hiểu. Trước tới giờ thói quen của nhà ta là nói tin tức lạc quan hơn sự thực, nhất là khi có Đại Hội Đảng. Lần này thì tin tức xấu liên tục được đưa ra: nợ công lớn, công khố rỗng, cấu trúc kinh tế phụ thuộc nước ngoài (TQ)
Tôi không nghĩ rằng điều trái lệ thường này là tình cờ. Đừng có bảo ông Bộ trưởng A, B, C,... nào đó là mạnh dạn, thẳng thắn, nói ra sự thật. Bộ trưởng là đảng viên gộc, Ủy viên TW, phát ngôn gì cũng phải theo chỉ đạo của cấp trên, của tổ chức. Mang danh BT, tức là tin chính thức của Chính phủ. Công bố điều gì cũng phải có mục đích, phục vụ công việc. Công bố vào lúc nào cũng phải cân nhắc về ý nghĩa và tác động.
Tôi không nghĩ triển vọng của Việt Nam chỉ toàn màu tối, mặc dù đúng là đội ngũ lãnh đạo kém, thể chế lạc hậu. Năm 2015, Price Waterhouse Cooper, xếp hạng sức mạnh kinh tế của Việt Nam ở bậc 32 toàn cầu và cho rằng Việt Nam sẽ xếp hạng 22 vào năm 2050 do sức tăng trưởng vào loại đứng đầu. Như vậy triển vọng không dở. Nói về nợ công, Nợ công của Việt Nam, tính theo % GDP, theo số liệu mới nhất đứng thứ 80/168 trên thế giới cũng là loại làng nhàng bậc trung. Nợ ngoài 54/205 với tổng là 68 tỷ. Các nền kinh tế chói sáng trên thế giới và khu vực có nợ nhiều hơn VN cũng khá nhiều. Như vậy thì cứ bình tĩnh. Theo WB, Việt Nam có GDP tính theo PPP đứng thứ 35 thế giới (xấp xỉ như đánh giá của PwC) với tổng $551 tỷ. Nếu tính theo current price đứng thứ 45 , với tổng $200 tỷ. Cố nhiên phải tính trên đầu người mới ra mức sống thực (VN đứng khoảng 138, cũng thực tế thôi). Nhưng quy mô lớn cũng có vai trò tạo sự hấp dẫn thế mạnh tăng trưởng cho nền kinh tế. Thêm nữa thời gian tới VN nếu vào TPP, luật chơi, phát triển sẽ lành mạnh hơn. Như vậy, chỉ có một trở ngại lớn nhất, đáng kể nhất là thể chế. Tuy nhiên đó không phải là điều tôi muốn lưu ý, vì chẳng có gì là lạ.
Có điều lạ là Nhà nước ta ít khi có thói quen công bố những điểm kém, trừ một trường hợp cần quy khuyết điểm cho một số cá nhân nào đó. Không bao giờ có chuyện nhìn nhận chiến lược, chính sách, agenda sai.
Một điểm nhỏ tôi cũng không thể hiểu: GDP là 200 tỷ. Với mức thuế hiện nay, thế đếch nào mà ngân khố chỉ có 2 tỷ? Ừ thì 2 tỷ, nhưng cuối năm sẽ thu thêm tiền thuế mấy chục tỷ. Đảo nợ và trả tiền lãi, nợ gốc bất quá dăm tỷ là nhiều. Thế thì kêu ca, lè nhè béo gì? Hay là không thu được thuế hay thu vào rồi đổ đi đâu?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

26 comments:

  1. Vinh Nguyen: Thế còn 12 tỷ được ăn không do Việt kiều gửi về thì sao. Nếu muốn có lãi ròng 12 tỷ như vậy, thì số vốn bỏ ra kinh doanh ít nhất phải là 120tỷ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyên Ai Viet: Không hiểu 12 tỷ đã tính vào GDP chưa. Cũng không biết 12 tỷ tính như thế nào, thế nào là "ăn không" và ai ăn.

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Mình rất tò mò xem 12B có thật hay không, vì chia ra đầu người, thấy VK gửi tiền về VN hơi nhiều, không giống các VK mà mình biết. Giả sử trung bình có 1 triệu VK gửi tiền đều đặn về VN, thì mỗi VK đó gửi 1 nghìn/tháng. Mình ngờ là quá khả năng. Nếu tính TB mỗi VK gửi $200/tháng, cần có 5 triệu VK gửi tiền thường xuyên. Mình không nghĩ có nhiều VK gửi tiền thường xuyên như thế. TS VK ngày nay có thể lớn, nhưng thế hệ F2 không có trách nhiệm gửi tiền. F1 thì đã già, rất khó gửi tiền nhiều, và thực tế con số cũng không quá lớn. Có thế con số này tính cả đầu tư hoặc gửi tiền về để mua gì đó gửi ra. Về thực chất đây là ngoại hối phi mậu dịch, không phải chỉ để thân nhân "ăn không".

      Delete
    3. Vinh Nguyen: Mình ko biết 12B này có được tính vào GDP ko, nhưng đó là số liệu chính thức của nhà nước, nhà nước đo đếm được. Nhưng có thể còn hơn, vì rất nhiều người chuyển chui, hoặc mỗi lần về cầm theo 1 ít..., nhà nước ko đếm được. Hiện có hơn 4 Mil VK. Tất nhiên những người làm công ăn lương ko gửi được nhiều. Nhưng những cửa hàng cửa hiệu, thì gửi khá đấy, vì họ thường khai lỗ, lậu thuế, nên tiền làm ra ko giải trình được, ko tiêu được ở nước sở tại. Thì họ chuyển lậu về VN để mua nhà mua đất. Đó có thể là lý do vì sao giá nhà đất ở VN trên trời như vậy...

      Delete
    4. Tuan Le: Tiền kiều hối đã từ lâu bị nghi vấn có một phần rất lớn là tiền tham nhũng, được rửa ở nước ngoài, rồi chuyển ngược về nước, anh Aiviet Nguyen. Ngoài ra cũng có một khoản cũng khá lớn do Việt kiều vay ngân hàng, chuyển về gửi trong nước để hưởng chênh lệch lãi suất ngân hàng. Lê Như Hùng tham khảo luôn nha.

      Delete
    5. Nguyen Chuong: Trong 12B đó giỏi lắm là 5B ăn khồng thôi

      Delete
    6. Nguyen Ai Viet: Nguyen Chương tính 5B thế nào? Thực ra dòng tiền tư nhân chảy ra còn lớn hơn chảy vào.

      Delete
    7. Tien Hoang Nam: em hỏi tẹo: 5/12 là a đoán thế hay là có data?

      Delete
    8. Nguyen Ai Viet: Phi mậu dịch, tính được 12B đã là giỏi.

      Delete
    9. Nguyen Chuong: Kinh nghiệm làm kiều hối nhiều năm nên biết rõ tỷ lệ kiều hối tiếp tế, kiều hối từ lao động xuất khẩu, kiều hối đầu tư và kiều hối cân bằng thương mại. Con số 12B là chính thức chưa kể dòng chảy ra phi chính thống không xác định được. Hôm trước có bài báo về phân bổ nguồn kiều hối đến từ quốc gia nào trong số 12B này nhưng cộng lại thiếu khoảng 3B chắc từ các thiên đường thuế như BVI, Bahamas... Lưu ý khoản giao dịch ngầm lớn nhất liên quan đến biên mậu với TQ không có thống kê. Chỉ cần qua Quảng Châu sẽ hiểu con số lớn thế nào ngay tại các bến xe bus

      Delete
    10. Nguyen Chuong: 5B là gồm kiều hối tiếp tế và kiều hối từ lao động xuất khẩu

      Delete
  2. Phan Quang Minh: Không biết anh Ái Việt đọc bài "45.000 tỷ là món gì trên Thời báo kinh tế SG chưa ạ? Có giải thích về vụ 45 nghìn tỷ (2 tỷ Ôbama)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Thanks. Đọc qua thì thấy giải tán cmn Bộ Đầu Tư đi là xong. Nhà nước không nên bao biện làm kinh tế nữa. Bán toàn bộ các công ty SME, xây hạ tầng cho tốt, các ngành khác có lộ trình giảm đầu tư công, tăng PPP. Còn lại giao cho địa phương và doanh nghiệp. Thuế chỉ dùng nuôi bộ máy, tinh giản. Bộ Tài Chính lo được rồi.

      Delete
    2. Lê Như Hùng: Giải tán nhiều bộ, sát nhập các tỉnh thành để giảm biên chế...

      Delete
    3. Nguyen Chuong: Một xã mà có 500 cán bộ hưởng lương từ ngân sách thì chẳng có ngân sách nào đủ cả

      Delete
    4. Nguyen Chuong: Giảm khoảng 70% lượng công chức, chuyển phần lớn sang thành cơ sở dịch vụ công không cấp ngân sách cho các tổ chức hội đoàn các loại. Giảm 2/3 số xe công và quản lý xe công bằng giải pháp kiểu Uber

      Delete
  3. Minh Triet: Ngân sách 2015 khoảng 60 tỷ $. Ko phải 2 tỷ.

    ReplyDelete
  4. Lê Như Hùng: Tiền thu NSNN $60 tỷ chủ yếu chi thường xuyên (lương và hoạt động thường nhật của các CQ, cỡ $40 tỷ). Nghe nói hưu trí cũng vài triệu, llvt cỡ gần triệu (cả CA), nửa triệu công chức và độ ba triệu gv, bs. Để bớt chi phí ở đây thì nên giảm nhân sự và chi phí ở đâu là điều dễ nhận biết...

    ReplyDelete
  5. Tuan Le: Mass media đồng loạt đăng tin về kinh tế yếu kém vì (1) Thực sự yếu kém (2) Nội bộ có chỉ đạo, với mong muốn quy trách nhiệm cho người cầm đầu Chính phủ, vì sắp tới Đại hội, tới kỳ sắp xếp nhân sự.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Yếu kém là bệnh kinh niên vài thập kỷ rồi. Bây giờ mới nói ra nhiều có lẽ ở mục tiêu (2) chăng.

      Delete
  6. Lê Như Hùng: Kiều hối có 1 lượng lớn do XKLĐ đem lại chứ không chỉ từ VK đang định cư ở NN...

    ReplyDelete
  7. Do Xuan Phuong: Lý do của mọi thắc mắc: "Nhà nước ta ít khi có thói quen công bố những điểm kém" :D

    ReplyDelete
  8. Bonjour Vietnam: Phải chăng không thay được "trở ngại lớn nhất, đáng kể nhất" nên sắp có sự sắp xếp lại và đổi mới nó.

    ReplyDelete
  9. Nguyen Binhduong: Họ vẫn ko noi thật đâu. Mẹo của họ đấy

    ReplyDelete
  10. Nguyễn Minh Tuấn: Tôi thấy tình hình chi tiêu của nước ta thì toi đến nơi rồi. Theo những tin tức chính thống của các báo và VTV thì ngân sách hàng năm có 45.000 tỷ, thế mà chỉ chi phí cho xe công đã hết 13.000 tỷ. Số còn lại chẳng làm nổi 3 cái cầu như cầu Thanh Trì.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tiền chẳng qua là công cụ lưu thông thôi. Thực ra hàng hóa có thiếu đâu.

      Delete