Tuesday, October 13, 2015

Đọc sách: Tam Quốc Diễn nghĩa

Lục Tích và Vương Phồn
Mình mới xem qua danh sách các tác phẩm về thiên văn của các nhà bác học TQ thời cổ thì thấy tên Lục Tích và Vương Phồn, đều ở bên Tôn Quyền. Tóm lại Lưu Bị và Tào Tháo không coi trọng khoa học cơ bản như Tôn Quyền.
Trong Tam Quốc Diễn nghĩa La Quán Trung mô tả Lục Tích trong đám hủ nho Đông Ngô bị Gia Cát Lượng vặn cho cứng lưỡi bằng câu rất miệt thị "Anh có phải cậu bé ăn cắp quýt trong tiệc của Viên Thuật đấy chăng?"
Thực ra Lục Tích là một nhà nghiên cứu rất giỏi và rực rỡ. Ông cũng lập bản đồ sao "Hỗn thiên nghi đồ" mà bây giờ nghiên cứu Cosmology sẽ rất cần. Ông cũng viết lại Thái Huyền Kinh của Dương Hùng. San định lại Lễ Ký, Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư. Trần Thọ, tác giả của Tam Quốc Chí đánh giá Lục Tích rất cao. Tiếc thay, ông mất sớm khi mới 31 tuổi, khi đang làm Thái Thú Uất Lâm (Quảng Châu ngày nay).

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

4 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Rảnh rỗi khảo cứu tích cổ bên Tàu cũng thú vị phải không ạ? Nhưng mà vấn đề là có nắm được cái nền móng "đạo thuật" của họ không. Cụ thể: "âm dương ngũ hành" là gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Ái Việt:Tôi đã viết ở một stt khác: Khoa học ngày nay là tìm công cụ để giải quyết vấn đề, chứ không đi học những lý thuyết rồi mới đi tìm vấn đề để áp dụng. Vấn đề học đạo thuật Tàu để làm gì? Học công cụ Toán học hiện đại cũng đủ mệt và khối thứ để làm, thời gian thì ít, theo cái mơ hồ làm gì.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Ừm, em thì nhìn thấy "mọi con đường đều dẫn tới La Mã" ạ. Người xưa không mạnh về công cụ tính toán chi tiết nhưng rất giỏi khái quát hóa và có tầm nhìn toàn cục. Ở stt gần đây bác Ai Viet nói đến tập khái niệm và tập luật áp dụng cho một phạm vi nào đó, i.e. thợ xây chỉ cần biết gạch vữa, thì người xưa cũng làm y như vậy. Họ lập ra hệ các khái niệm (Thiên Địa Nhân ...vv) và các luật (quẻ biến, hào biến, độn giáp, ứng thời ...vv) cho phạm vi ứng dụng của họ (nhân sinh, nông nghiệp etc.).

      Delete
  2. Đinh Hùng: Chân lý chỉ có 1 nhưng đi đến chân lý thì có thể có 2 con đường

    ReplyDelete