Friday, April 8, 2016

Lạc Việt trong thư tịch

Ngày nay, người Việt tự xưng là hậu duệ của người Lạc Việt, người Tráng cũng được cho là hậu duệ của người Lạc Việt. Văn hóa, ngôn ngữ có sai khác không nhỏ. Ngược lại về hình thức cũng không khác nhau nhiều. Có thể cả hai dân tộc đều là hậu duệ của Lạc Việt (hiểu theo một nghĩa nào đó sẽ bàn sau). Trước hết xem Lạc Việt xuất hiện trong thư tích cổ thế nào.
Sử ký -Nam Việt liệt truyện có câu "Tây Âu Lạc lỏa diệc xưng vương" (Các tộc Tây Việt, Âu Việt, Lạc Việt ở trần (mà) đều xưng vương"
Hán Thư- Cổ quyên chi truyện ghi "Lạc việt chủ nhân, phụ tử đồng xuyên nhi dục, tương tập dĩ tị ẩm." (Chủ nhân Lạc Việt, cha con cùng tắm sống, tập uống bằng mũi)
Hán thư · Nam man truyện: "Lạc việt chi dân, vô giá thú lễ pháp, các nhân dâm hảo, vô thích đối thất, bất thức phụ tử chi tính, phu phụ chi đạo" . (Dân Lạc Việt, không có lễ pháp giá thú, mỗi người đều thích dâm, không lấy vợ lấy chồng, không biết tình cha con, đạo vợ chồng".
Hán thư · Mã Viện truyện:"Viện hảo mã, thiện biệt danh mã. Vu giao chỉ đắc lạc việt đồng cổ, nãi chú vi mã thức". (Viện thích ngựa, giỏi xem ngựa quý. Ở Giao Chỉ được trống đồng Lạc Việt, bèn đem đúc thành hình ngựa).
Giao châu ngoại vực ký: "Giao chỉ tích vị hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền, kỳ điền tòng triều thủy thượng hạ, dân khẩn thực kỳ điền, nhân danh vi lạc dân. Thiết lạc vương, lạc hầu, chủ chư quận huyện, huyện đa vi lạc tương, lạc tương đồng ấn thanh thụ" . (Giao chỉ vào thời chưa có quận huyện, đất đai có ruộng lạc, làm ruộng theo thủy triều lên xuống, dân cày cấy ruộng ấy, vì thế gọi là lạc dân,. Đặt Lạc Vương, Lạc hầu làm chủ quận huyện,, huyện đông thì có Lạc tướng cùng cầm quyền cai trị.
Cựu đường thư · Địa lý chí : Quý châu ngày nay là Quý huyện Quảng tây "Cổ tây âu, lạc việt sở cư" (Thời cổ là Tây Âu, Lạc Việt sinh sống. Lại nói Đảng Châu, nay là huyện Ngọc Lâm, Quảng Tây"Cổ tây âu sở cư. Tần trí quế lâm quận, hán vi úc lâm quận" (Thời cổ là nơi người Tây Âu ở. Tần đặt quận Quế Lâm, Hán là Uất Lâm."Phan châu ( nay là huyện Cao Châu Quảng Đông: châu sở trị, cổ tây âu lạc việt địa, tần thuộc quế lâm quận. Hán vi hợp phổ quận chi địa" . (Là trị sở của Châu (Giao) thời cổ là đất Tây Âu Lạc Việt, Tần thuộc quận Quế Lâm "Ung châu ( nay là Ung Ninh Quảng Tây; châu sở trị, hán lĩnh phương huyện địa. Thuộc úc lâm quận". (Trị sở của Châu, thời Hán là huyện Lĩnh Phương. Thuộc quận Uất Lâm).
Giao Châu thời Đông Hán bao gồm đồng bằng sông Hồng và Lưỡng Quảng. Cho đến thời Tam Quốc, Đông Ngô tách riêng Giao Châu gồm Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam, một phần của Quảng Đông và phía Nam Quảng Tây.
Như vậy, theo thư tịch thì Lạc Việt bao gồm tổ tiên người Tráng ngày nay và dân cư sống ở đồng bằng sông Hồng vào thời Đông Hán-Tam Quốc. Câu hỏi đặt ra: Nếu có thể xem Lạc Việt là tên gọi một tộc người chứ không phải phiếm chỉ, thì quan hệ của các tộc Tai-Kadai sống ở đồng bằng sông Hồng vào thời Hán-Tam Quốc với người Việt ngày nay là như thế nào. Nghiên cứu gien sẽ cho những kết quả khoa học chắc chắn. Có tiền là sớm có kết quả, không phải ức đoán. Dễ dàng nhất là giả thuyết: Một phần lớn cư dân Tai-Kadai bị đánh bật ra khỏi đồng bằng sông Hồng. Một phần bị Hán hóa rồi hòa huyết với nhóm Mường bắc tiến từ thời Mai Thúc Loan và hoàn tất vào thời Lê Lợi. Đó là người Việt Bắc Bộ hiện đại. Như vậy có 3 thành tố: Tai-Kadai (Tráng-Lạc Việt), Hán (binh lính, tội nhân và quý tộc di dân) và Mường. Do đó tách Việt ra khỏi Tráng là quan điểm kỳ thị dân tộc. Mặc dù tổ bên ngoại và tổ bên nội của ta có thể đánh giết nhau chí tử.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

No comments:

Post a Comment