Friday, April 8, 2016

Lại tìm hiểu tiếp Lạc có nghĩa là gì?

Ốm nằm bẹp cũng có cái hay là tha hồ đọc lung tung. Hôm qua đã nói bọn Tàu dùng 3 chữ Lạc khác nhau: 1. Là con ngựa bờm trắng truyền thuyết 2. Tên sông Lạc ở Thiểm Tây 3. Con chồn (tên cụ Lạc Long Quân) còn phiên là hạc.
Trong tiếng Việt Lạc không còn nghĩa gì cả, chỉ là danh từ riêng, cũng là chép lại trong thư tịch Tàu về người Lạc Việt, Lạc hầu, Lạc tướng, Âu Lạc, Lạc dân, Lạc điền.
Trong tiếng Tráng Lạc có nhiều nghĩa trước hết là 1. Người đứng đầu, thông minh. Cụ Đào Duy Anh hình như theo thuyết này cho Lạc là một thể chế tổ chức xã hội. 2. Chim Các giải thích về chim Lạc trên trống đồng theo thuyết này 3. Hang núi Các học giả phản bác người Tráng là người Lạc Việt thích dùng điều này vì ruộng lạc là ruộng nước/
Gần đây lại càng sinh ra nhiều thuyết nói Lạc là nước, vì Lạc điền là ruộng lúa nước, Lạc là dak do l-đ có thể biến thành nhau như lao đao, lờ đờ, lù đù. Mà dak trong tiếng Việt Mường cổ là nước. Bằng chứng là người Nghệ gọi là nác n-l lại biến nghĩa nữa. Logic đoạn này hơi kỳ cục. Tuy nhiên chấp nhận vì mù làm gì có lựa chọn hơn.
Các học giả Tàu cũng khá nhiều thuyết. Thứ nhất cũng tương tự thuyết của cụ Đào nhà mình là "Lạc tác vi Hùng". Hai chữ có một phần giống nhau, chép chữ tác ra chữ tộ. Thế thôi. Họ dẫn cả các đoạn giống hệt về Lạc dân, Lạc hầu Lạc tướng Lạc điền Lạc vương chỉ đổi Lạc thành Hùng.
Thuyết thứ hai Lạc trong âm Hán (không rõ Hán ngày xưa có đọc thế không) nhưng phát âm là luo4 có thể ghi tiếng Việt ngày nay giống nhất là "lụa" hay "lọa". Họ tìm ra tiếng Việt có chữ Lúa. Vì vậy Lạc là Lúa, chấm hết. Nếu vậy mấy bác miền Trung đọc mới đúng Lụa chứ không phải Lúa như dân Bắc Kỳ. Mặt khác chữ gạo nếp là Nọa (nuo4) mà dân Hán và Bắc Kỳ thì l-n như nhau. Lọa và nọa cũng thế. Vậy Lạc cũng có thể là gạo nếp, nhớ đến cụ Lang Liêu.
Ngoài ra còn thêm cả chục thuyết nữa toàn học giả kinh, đọc cũng không hiểu mấy nên thấy nhảm.
Có một điều tự hào là hầu hết các học giả đều nhất trí công nghệ trồng lúa nước là của dân Lạc Việt, mình cũng hơi nở mũi. Mãi đến năm 1997, người ta mới phát hiện ra ở Hồ Nam các bằng chứng về trồng lúa nước thời cổ và cho là từ Lạc Việt kỹ thuật truyền lên vùng Động Đình hồ và vào Hoa Hạ.
Tuy nhiên hầu hết các học giả lại cho rằng Lạc Việt là Tráng, Bố Y, Tai-Kadai. Lại thấy nản. Tìm hiểu tiếp. Bản thân chữ Lang cũng là chữ Tráng.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

15 comments:

  1. Quang Harmony Nguyen Nhat: Anh Ái Việt ơi, dân tộc Kinh có nghĩa là sao?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Câu hỏi hay. Cũng phải nghiên cứu kỹ một chút mới nói chính xác được. Nhìn chung, chữ Kinh có từ thời Lý Trần. Việt Nam chia làm Kinh và Trại (chắc do thống nhất sắc tộc chưa hoàn tất còn phân biệt) với chính sách riêng, thậm chí có khoa thi riêng lấy Trại Trạng nguyên và Kinh Trạng Nguyên. Kinh tức là Kinh lộ chỉ đồng bằng sống Hồng, Trại là từ đồng bằng sông Mã vào Nam. THời Lê Lợi có vụ Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn bị giết và dân tình phàn nàn là "chỉ vì họ là người Kinh lộ". Có thể thấy tập đoàn Mường Lam Sơn cũng quyết tâm bắc tiến ra sao.

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Thêm một chút nữa, các dân thiểu số đều gọi người Kinh là Keo. Các dân tộc này đều dùng chữ Mường để chỉ các nơi quần cư lớn, nghĩa tương tự như Kinh. Theo mô hình của mình thì người Kinh gồm 3 thành phần chính Mường, Tai-Kadai, Hán, trong khi đó Mường thì thuần chủng hơn.

      Delete
    3. Quang Harmony Nguyen Nhat: Nghĩa là Kinh với Kinh Dương Vương không liên qua gì đến nhau? Chữ Hán viết 2 từ này có giống nhau không anh?

      Delete
  2. Huyen Nguyen: Thú vị, mong anh thỉnh thoảng lại... Ốm để anh em có cái đọc.

    ReplyDelete
  3. Kim Thanh Nguyen: Dạo này hay ốm thế bạn? Lấy lý do làm nũng vợ rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Uh, không hiểu thế nào, bọn vi trùng nó về họp đại hội ở chỗ mình. Không hiểu bọn nó bầu bán thế nào :)

      Delete
    2. Kim Thanh Nguyen: Chúng quyết định không làm phiền nữa, để cho ông Việt khỏe mạnh để bắt đầu/ tiếp tục làm người "tử tế". He he......

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Kim Thanh Nguyen Thế thì may, nhưng hình như chúng quyết định "dân chủ đến thế là cùng", thành thử mấy bọn chém gió lung tung, làm mình phải tìm hiểu dân Lạc

      Delete
    4. Kim Thanh Nguyen: Hôm nào khỏe lại, đi Cà fe " chém gió " nhỉ Đinh Hùng, để Hùng khao sau một chuyến đi rất " phê" với hoa ban và gái Mường.

      Delete
    5. Đinh Hùng: No vấn đề. Chị em hẹn với Việt đi. Ngày giờ và địa điểm ?. Nếu thích ăn trưa thì chiều luôn:D

      Delete
    6. Kim Thanh Nguyen: Ok, chờ Việt ốm xong nhé, ta hẹn hò. Hi hi....

      Delete
    7. Nguyen Ai Viet: Đinh Hùng Chụp ảnh xong với gái Thái có vẻ muốn vén tay áo xô đốt nhà táng nhỉ

      Delete
    8. Đinh Hùng: Phải chia sẻ cảm xúc với bạn bè chứ ! :D

      Delete
  4. Do Xuan Phuong: Có vị đưa ra thuyết "Kinh Dịch là sản phẩm của văn minh Âu Lạc" với biện luận rằng 2 bức Hà Đồ, Lạc Thư đúng ra là Âu Đồ, Lạc Thư. :)
    Vụ bản quyền này cũng lớn chả kém gì công nghệ lúa nước. Và điều lạ là chính người Hán có vẻ như cũng không biết rõ nguyên lý lập thành và quan hệ giữa 2 bức Đồ Thư.

    ReplyDelete