Wednesday, October 12, 2016

Tuổi thơ của mẹ tôi

Nhìn bức ảnh phố hàng Hòm ngày xưa, tôi cứ ao ước nhìn được xuyên qua bức ảnh về quá khứ để thấy mẹ tôi, các dì các cậu, bà ngoại ở phố Hàng Hòm thời xưa.
Một thời tao loạn qua đi, một gia đình mẫu mực cuốn theo chiều gió, thời đại đã đổi thay. Lòng người cũng đổi thay. Có lần mình đọc trộm nhật ký của mẹ thời trẻ, đang trải qua chỉnh huấn, phải tự phê thành phần gia đình tiểu tư sản. Đại ý "cố gắng quên đi, cố gắng phủ nhận, cố gắng kiểm điểm. Nhưng chẳng thể nào quên, phủ nhận hay kiểm điểm được". Hà Nội ngày xưa hiền lành chứ không dữ tợn như ngày hôm nay.


Cô Thu Lan hồi 18 tuổi, cán bộ trung đoàn 57


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

53 comments:

  1. Nguyen Binhduong: Ngày cấp 3, tôi đi bộ để đi học qua phố hàng hòm ra bờ hồ đi về Nguyễn Khắc Cần là trường ở đó. Sau đổi đi hàng quạt theo đường khác gần hơn

    ReplyDelete
  2. Ca Vu Thanh: Đúng quá đi anh Ái Việt. Hà Nội ngày xưa hiền lành chứ không dữ tợn như ngày hôm nay. Cái tính dữ dằn của Hà Nội nói riêng và của dân Bắc nói chung ngày nay là sản phẩm của một thời, từ đấu tố tới cải cách. Cái tính giả tạo của con người ngày nay là sản phẩm của một hệ tư tưởng. Chắc chắn chúng ta sẽ còn mất rất nhiều thời gian nữa để trở lại hiền lành như Hà Nội xưa

    ReplyDelete
  3. Nguyen Binhduong: Gđ ông bà ngoại tôi nuôi dấu cán bộ mà bị đấu tố trong cải cách, đến nhà cũng bị phá chẳng còn nền... mẹ tôi bị dọa nếu về là xử tử luôn. Nhưng vẫn đi theo cụ Hồ làm CM. Thời ấu trĩ, mông muội

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tất nhiên là vẫn theo CM. CM có phải là Đội CC đâu. Gia đình tôi không ở nông thôn nên không ai dính vào CCRĐ. Nhưng hồi đó họp chỉnh huấn là phải nói xấu gia đình. Hồi lớp 7, có cả bài thơ của tác giả gì đó chửi bố. Mình không thèm đọc bài đó.

      Delete
    2. Nguyen Binhduong: Nghe nói mẹ AV ngã, cần chăm sóc cẩn thận nhé. Các cụ già ngã dễ ảnh hưởng Sk lắm

      Delete
  4. Van Pham: Anh Việt viết đoạn ngắn tí thế cùng mấy tấm ảnh mà làm em thấy lại cả gia đình nhà mẹ em ở phố Ngõ Trạm. Cuộc đời của mẹ em cũng đầy những xáo trộn trong tâm can, vừa theo Cụ Hồ, tướng Giáp, vừa muốn tự do kiểu tiểu tư sản, mộng mơ, ghét kiểm điểm kiểm thảo, vùi dập trí thức, thương bạn bè trường Y Dược phải bi đi các tỉnh xa ...

    ReplyDelete
  5. Do Xuan Phuong: Nếu không có WW2 thì không có nạn đói Ất Dậu và CM Tháng 8. Hiền lành hay dữ dằn - những trạng thái đối cực mà hệ thống xã hội dao động chuyển pha, bất chấp những con người bé nhỏ và đơn độc.

    Chỉ có tình người là lưu truyền mãi.

    ReplyDelete
  6. Camtrinh Nguyen: Đọc xong thấy buồn và đắng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Hôm ấy em đọc xong rồi khóc.

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh Bác phải nhìn ảnh của mẹ tôi. Một thiếu nữ 18 tuổi theo bộ đội. Cha mẹ lúc đó mất cả, bơ vơ mà lại phải nói xấu gia đình mình. Ông ngoại tôi là hiệu trưởng trung học đầu tiên người Việt ở Đông Dương, tuổi thơ của mẹ tôi êm đềm lắm. Hồi đọc trộm tôi cũng khoảng 15-16 tuổi gì đó. Trang đầu nhật ký mẹ tôi còn viết câu của Tố Hữu "Chí ta như núi Thiên Thai ấy. Đỏ rực chiều hôm những bóng cờ. Lòng ta như nước Hương Giang ấy. Cuồn cuộn lòng sông những bóng thông." Thế rồi đọc đến đoạn kia mới thấy "nước Hương Giang" nó rối bời thế nào.

      Delete
    3. Camtrinh Nguyen: Mình luôn ấn tượng về cô Thu Lan. Trong mát mình, hình ảnh của cô là người phụ nữ rất đẹp. Nét đẹp quý phái, cao sang. Sau này một lần đọc được một status của Việt mình mới biết xuất thân của cô và mình hiểu vì sao cô có được cốt cách đó. Hồi đó mình quý cô vì nghĩ cô là đòng hương với mẹ mình. Nhìn cô mình hay nghĩ đến mẹ. Cô cũng là cô giáo chủ nhiệm để lại cho mình nhiều tình cảm nhất trong suốt 10 năm học phổ thông. Cho mình gửi lời thăm cô Việt nhé

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Camtrinh Nguyen, Dạ. Mẹ em bị té, vừa đi cấp cứu xong.

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Chi Camtrinh Nguyen, không biết còn nhớ Kịch "Cái ghế" ba cô Thu Lan, Thiều Hoa, Kim Thoa đóng ở Hồng Châu, trường Trưng Vương không. Em còn nhớ mẹ em đóng vai bà người Huế, mặc áo dài tím. Mẹ em khi đó chắc mới khoảng 34-35.

      Delete
  7. Phan Phuong Dat: Em đọc đâu đó có đoạn trí thức Nga trước 1917 mắng cộng sản "các ngươi ko thể cấm bọn ta sống đẹp được!"

    ReplyDelete
  8. Hung Thang Dang: Hà nội ngày xưa tử tế và thanh lịch lắm

    ReplyDelete
  9. Do Xuan Phuong: Năng lực của một nhà vật lý như anh Việt có thể thấu suốt không gian và thời gian, đến cõi tĩnh lặng vĩnh hằng. Anh có thể dùng năng lực ấy hóa giải mọi buồn phiền đau đớn của mình hay của bất cứ ai.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Binhduong: Thật thế ko? Tôi ko nghĩ thế. AV giỏi trong nhiều lĩnh vực, nhưng dùng nó để hoá giải mọi buồn phiền của ai khác ngoài bản thân thì...ko đơn giản đâu

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Những người có quan hệ thân thiết trên nhiều mặt, đặc biệt là gần gũi về di truyền, thì có khả năng 'giao cảm' rất mạnh. Trạng thái tuệ giác, bình an lại rất lành, dễ được lan truyền, tiếp nhận.

      P/s: giao cảm = viễn thông đa kênh giữa các hệ thống động học phức hợp.

      Delete
    3. Nguyen Binhduong: Tôi biết về điều đó chứ và bản thân đã trải nhiệm nhưng ko phải là giải tỏa buồn phiền. Khi xưa, tôi và mẹ tôi đã rất hay "gặp" nhau qua thần giao cách cảm, ngay cả khi mẹ tôi mất cũng đã báo mộng cho tôi. Nhưng như thế đâu phải giải tỏa gì buồn phiền

      Delete
    4. Do Xuan Phuong: Phải có trí tuệ và lòng tin mãnh liệt về cõi bất tử thì mới hỷ xả được.

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Cho bản thân là khó nhất

      Delete
    6. Nguyen Binhduong: Có lẽ bạn P làm đc, tôi có người bạn cũng nói thế và cả nhà họ cố gắng "phấn đấu", nhưng tôi ko tin họ đạt đc, vì sao thì ko tiện nói ra. Trò đó... tôi ko tin

      Delete
    7. Nguyễn Thành Nam: AV em nghĩ cũng không nhất thiết phải hóa giải. Mình làm người thôi, không làm thánh:-)

      Delete
    8. Do Xuan Phuong: Làm chủ bản thân và giúp người khác cũng làm chủ bản thân, việc này không có gì thần thánh hay siêu việt cả. Trí tuệ của một nhà khoa học làm sự hiểu biết về vũ trụ và con người thêm sâu sắc, thêm sức thuyết phục cho sự truyền đạt.

      Ví dụ anh Việt có lẽ khó mà nói với cụ thân sinh về thuyết tương đối hay cơ lượng tử, nhưng lời nói lẫn hành động của anh trở nên vị tha vì anh biết rằng vũ trụ là bình đẳng với tất cả mọi người. :)

      Delete
  10. Bxchung Vuong: Bà duyên và xinh thật

    ReplyDelete
  11. Nguyen Ai Viet: Bà là con gái Huế nhưng mẹ bà lại là người Hà Nội :)

    ReplyDelete
  12. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Viet giong Me nhieu hon Bo !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Em có một nét xấu giống mẹ anh Minh có biết là gì kg?

      Delete
    2. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Anh chang bao gio thay Me minh co net xau gi ! Cai gi cua Me cung dep ( Ly do la ai cung noi anh giong me. Don gian vay thoi .) Em cung vay thoi !

      Delete
  13. Camtrinh Nguyen: Việt giống bố nhiều hơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đúng thế Em giống mẹ cái mũi thôi

      Delete
    2. Camtrinh Nguyen: Hai ông bà đều đẹp nên các con cũng đẹp. Ngày nhỏ em với Hiền Lương là hai đứa trẻ con đẹp nhất khu tt giáo viên

      Delete
  14. Ngoc Nguyen Bich: Ông bố Việt có cùng Trung đoàn ko

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Không, hình như hai cụ gặp nhau khoảng này

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Theo các cụ kể thì rất thanh tao. Mình mà kể chuyện của mình bây giờ cũng thanh tao. Đoạn không thanh tao ai kể làm gì :-) Ừ hôm nào kể mối tình của các cụ cho vui nhỉ. Bắt đầu là trên một chuyến đó. Ông cụ mình để tuột ba lô vào đầu một cô gái. Cô gái kêu bằng giọng Huế "Ông ni làm chi rứa". Ông nhìn mặt cô gái và đi theo luôn. Đại khái thế.

      Delete
    3. Ngoc Nguyen Bich: Đúng là từ ánh mắt đến trái tim. Các cụ thời đó tự tìm được nhau đã là hạnh phúc lớn rùi, vì thời đó nhiều đôi là do bố mẹ gả con cho nhau...Tuyệt đấy nhỉ Ai Viet, chả thế ông quy tiên mà bà mãi còn thương tiếc...

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Cụ bà thì lúc đó mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cụ ông giống tính mình, không chịu nghe ai. Tự do lại có lý tưởng nên lãng mạn lắm. Thời bọn mình vừa thiếu tự do vừa kém lý tưởng.

      Delete
    5. Ngoc Nguyen Bich: Ái Việt ơi, sao lại thế. Tớ thời đó cảm thấy tự do lắm, học tốt là làm gì các cụ cũng tin, chỉ dõi theo thui, chả thế đi tiêm gà cùng lớp ở DV nửa đêm mới về, tự mở cổng vào nhà, tất nhiên phải rất khẽ rồi lên giường mới thở phào. Đương nhiên là có những 4 cụ (ob ngoại lúc đó bằng bọn mình bi h và bm) dõi theo nha, nhà V chắc chỉ có bm thui

      Delete
    6. Nguyen Ai Viet: Mỗi người có nhu cầu khác nhau về tự do. Để khi nào nói kỹ chuyện này.

      Delete
    7. Kim Thanh Nguyen: Thế bây giờ có tự do chưa?

      Delete
    8. Nguyen Ai Viet: Kim Thanh Nguyen Càng, ngày càng ít tự do :)

      Delete
    9. Ngoc Nguyen Bich: Ái Việt, thanh tao theo nghĩa tự nhiên, ko do người trong cuộc tạo ra được để khoe hoặc che đi những cái ko thanh tao hihi

      Delete
    10. Ngoc Nguyen Bich: do mình hết ô Aiviet ơi

      Delete
    11. Nguyen Ai Viet: Nghe Luật sư giải thích từ ngữ đột nhiên không hiểu thế nào là thanh tao thế nào là không thanh tao :)

      Delete
    12. Ngoc Nguyen Bich: Làm cuộc gặp chuyên đề đi AV

      Delete
    13. Nguyen Ai Viet: Ngoc Nguyen Bich, OK Caphe Chuyên toán CVA đi.

      Delete
    14. Kim Thanh Nguyen: Sao đang tự do lại nhẩy sang thanh tao thế? Tớ là rất kém về những khái niệm cao sang đấy nhé. Làm ơn nói chuyện bình dân cho tôi hiểu với.:D

      Delete
    15. Nguyen Ai Viet: Kim Thanh Nguyen, Uh, mình cũng đang gồng mình lên nói chuyện với Luật Sư đây.

      Delete
  15. Tien Hoang Nam: thời kỳ nào Anh Việt ơi ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Nghe nói là ở Bạch Ngọc.

      Delete
    2. Tien Hoang Nam: Ba em là trung đoàn phó trung đoàn 57 trong chiến dịch Điện Biên
      gặp mặt trung đoàn sau nay Ba em vẫn dự ,
      ở nhà em có cuốn trung đoàn 57

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Mẹ anh là cán bộ trong Ban Địch Vận, vì bà nói tiếng Pháp từ bé. Nhưng bà không tham gia chiến dịch Điện Biên, vì lúc đó đã đi học. Thỉnh thoảng vẫn họp Trung Đoàn 57, thấy có năm có cả tướng Giáp.

      Delete