Tuesday, January 24, 2017

Khát vọng tự do

Cuối năm đến chơi và thăm bệnh "Đệ tứ quốc lộ đại vương" mình có câu hỏi: Động lực nào giúp dân tộc ta từ nhược tiểu đánh thắng Pháp Mỹ. 
Liệu có phải là Khát vọng tự do? Khát vọng tự do Việt Nam có khác gì khát vọng tự do của Brave Heart?



Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

46 comments:

  1. Nguyễn Minh Tuấn: Vấn đề thắng thua này còn tùy quan điểm nhìn nhận. Như các cụ nói: Vua thua thằng liều, cũng là một khía cạnh đáng nghĩ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Cứ biết thắng đã. Có phải liều nào cũng thắng đâu. Tuyệt đại đa số là thua. Thắng là phải có động lực gì đó hơn người rồi.

      Delete
    2. Nguyễn Minh Tuấn: Mình nói cho vui thôi bạn ơi, liều mà ngu thì chết là cái chắc.

      Delete
  2. Nguyen Xuan Hoai: Có động lực từ nguồn cội văn hóa không anh? văn hóa của ta là cây tre làng, dân VN đặc biệt ghét và sẵn sàng sống chết đánh đuổi ngoại bang nhưng vui vẻ làm cừu cho lý trưởng, sợ một phép; có lẽ không gắn lắm với khát vọng tự do anh ah :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Khát vọng tự do làm cừu cho lý trưởng "của tao".

      Delete
    2. Nguyen Xuan Hoai: :) Auto-colonialism nghiên cứu về cái này để hiểu tại sao một số dân tộc lại thích hợp với "tự nô dịch" :)

      Bài này của tướng Trần Độ, em nghĩ cũng là suy tư của nhiều nhà cách mạng tiền bối thế hệ bác Việt; nghe chua sót hơn cả Cảm Hoài của Đặng Dung anh ah.

      Những mơ xoá ác ở trên đời
      Ta phó thân ta với đất trời
      Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
      Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Anh thì đang nghĩ về các ngã rẽ ý thức hệ khi Pháp vào. Chẳng hạn Văn thân là một hệ, Bảo hoàng là một hệ khác một chút, Cách tân như Nguyễn Trường Tộ hay Cao Bá Quát là hệ khác nữa. Thực ra phái xưa nay ta hay gọi là Việt gian như Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Lê Hoan cũng chia ra các loại khác nhau. Tôn-Hoàng có vẻ khác Nguyễn-Lê. Nếu Tây vào sớm thì Cao-Nguyễn có theo Tây hay không chưa biết được. Trong một mớ hổ lốn tư tưởng như vậy, động lực nào đưa trí thức trẻ Việt thời 1945 lên đường chống Pháp. Đa số bọn họ đều thuộc thành phần khá giả, được đãi ngộ và đào tạo làm công chức thuộc địa.

      Delete
    4. Nguyen Xuan Hoai: Em nghĩ là "mặt trời chân lý chói qua tim" anh ah :) thế hệ đó anh có thấy toàn những người trẻ tuổi, nhiệt thành yêu nước và cơ bản được chính nền giáo dục của thực dân Pháp đào tạo thành người tự do anh ah (so ironic :) ); chứ giả sử các cụ là CCCC kiểu cậu Anh, cậu Nghị, cậu Hải, ... được giáo dục như thời nay thì chắc gì các cụ đã lên đường kháng chiến, phỏng ah? :)
      Đấy là lý do cơ bản về phía đương sự; còn nữa em nghĩ là vì lúc đó mặt trời cách mạng mới mọc với lý thuyết qua cao đẹp lại có người thực, việc thực phất cờ thì các cụ theo thôi, theo rồi có cụ chán mà bỏ, có cụ nghĩ thôi thì dù sao cũng vì nước, có cụ biến đổi "lột người từ đây" (cứ thế đã sau này về già viết hồi ký ăn năn sau), ...

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu,... đâu có "mặt trời chân lý chói qua tim"?

      Delete
    6. Nguyen Xuan Hoai: Những thế hệ đó lại còn trước thế hệ của cụ Việt nữa, họ thì cũng có mặt trời chân lý chứ ah? hai ông đầu thì "tam dân", còn cụ thứ 3 là trường hợp đặc biệt rồi, cụ đó với cụ Phan Chu Trinh là ngoại lệ anh ah :)

      Delete
    7. Nguyen Ai Viet: Cụ Việt có kể là lớp học sinh trí thức thời đó rất hăng hái làm cách mạng. Gia đình cousin của cụ có 4 anh em trai. Anh cả du học sau này về theo kháng chiến, thành bác sĩ có tiếng của ta. Hai anh thứ hẹn 1g chiều đi họp Việt Minh, nhưng 12g có bạn tới rủ đi theo Việt Nam Quốc Dân Đảng. Thế là thành Quốc Dân Đảng. Sau này cả hai anh đều bị Nguyễn Hải Thần thủ tiêu ở biên giới, vì đòi quay lại Việt Nam đánh Pháp. Em út theo Việt Minh nhưng phát ngôn bừa bãi trong CCRD bị giam một thời gian, trốn rồi du học sang Pháp.

      Delete
    8. Nguyen Ai Viet: Anh nghĩ "mặt trời chân lý" là công cụ thôi, chưa phải là động lực.

      Delete
    9. Nguyen Ai Viet: Phạm Quỳnh cũng có "mặt trời chân lý" chứ. Thậm chí là học giả uyên thâm, như tại sao lại bị học sinh ghét. Mà chắc gì Phạm Quỳnh đã sai.

      Delete
    10. Nguyen Xuan Hoai: Em nghĩ nền giáo dục của Pháp mà các cụ được thụ hưởng chính là 01 nguyên nhân chính còn gì, giáo dục khai phóng khiến cho các cụ có được trắc ẩn với xã hội, nhân tình, thế thái và tự nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân mình (bên cạnh đó anh có thể nói về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, rất ghét ngoại bang, giống như văn hóa làng xã rất ghét người lạ).

      Delete
    11. Nguyen Xuan Hoai: Tất cả họ kiểu như Phạm Quỳnh, hay lãnh đạo QDĐ, hay đệ tứ CS etc sau này đều thất bại vì họ quá lý thuyết, thiếu thực tiễn, thiếu quyết đoán, và thiếu tư duy và thông tin tầm thế giới. Họ vẽ giỏi, tài hoa nhưng thua 01 ông Trạng Quỳnh láu cá vẽ một lúc 10 con rồng đất, Trạng Quỳnh cũng là nét văn hóa làng xã xứ ta, tôn vinh sự láu cá và thực dụng (không có triết chiếc cao siêu làm giề) :)

      Delete
    12. Nguyen Ai Viet: Cũng không chắc là như thế. Làm cách mạng cũng có may rủi, còn hơn làm R&D. "Được làm vua thua làm giặc" Đánh stock khi thắng ai cũng tự cho mình là thiên tài.

      Delete
    13. Nguyen Xuan Hoai: Vâng nhưng nếu lấy thành bại luận anh hùng thì làm gì còn có chuyện để nghiên cứu lịch sử hay chém gió hả anh :)

      Delete
    14. Nguyen Ai Viet: Bên thắng hay bên bại thì thanh niên Việt thời đó cũng có mẫu số chung là động lực nào đó chứ.

      Delete
  3. Nguyễn Minh Tuấn: Còn cả nắm cỏ treo trước mũi trâu nữa.

    ReplyDelete
  4. Giap Van Duong: Một bên là tự do thoát khỏi (cái gì đó), còn một bên là tự do hướng tới (điều mình chọn).

    ReplyDelete
  5. Nguyen Xuan Hoai: Nhiều lúc Chí Phèo mà ra đề hỏi thử nêu xem hiện nay ta có gì hơn so với thời thực dân Pháp, là cũng khó trả lời phết (ah hơn là có TV, tủ lạnh, smart phones, internet anh nhỉ?)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Nếu làm thống kê thì chắc sẽ giật mình

      Delete
  6. Do Xuan Phuong: Miêu tả biến động của tự do và nô lệ bằng mặt Zeeman được không ạ? :)

    Làm thêm thống kê để nhận diện các chiều kích ánh xạ của tự do.

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Thành Nam: Câu hỏi của anh Việt rất hay mà khó. Tiếc là các cụ đã đi gần hết cả rồi. Em thì nghĩ đó là thời mà cả thế giới thay đổi, và thanh niên Việt nam (đặc biệt là lớp Tây học) cảm nhận được!

    ReplyDelete
  8. Tien Zung Nguyen: Cụ Ái Việt thăm Hùm Xám, tranh thủ đặt mua sách Hùm Xám Đường số 4 đi thôi!

    ReplyDelete
  9. Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Có người đùa là trường phái kiến trúc lấy cảm hứng từ đề tài "Địa ngục".

      Delete
    2. Aiviet Nguyen, rất chính xác cho cái chỗ quá tồi tàn này!

      Delete
  10. Bùi Đức Ngọc
    Tiếc là không được đọc câu trả lời của cụ Việt. Nhưng nếu cho phép mình đoán, thì câu trả lời ấy là Lòng yêu nước . Chính Lòng yêu nước vĩ đại ấy đã thúc dục biết bao người con ưu tú của dân tộc lên đường hăng hái và hồn nhiên chống xâm lăng để bảo vệ nền độc lập của nước nhà, trong số đó có cụ Đặng Văn Việt, “ con hùm xám đường số 4” năm xưa. Một nhân cách lớn mà ngay cả những tướng, tá Pháp bị cụ đánh thắng cũng phải khâm phục và nể trọng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Bùi Đức Ngọc, Ban đầu bác Việt cũng trả lời đại khái như thế ở một dạng đơn giản hơn. Thực ra sau 80 năm, "lòng yêu nước vĩ đại" không giống như cái mà chúng ta được dạy sau này ở dạng "ăn liền" như thế. Em có giải thích lại câu hỏi bao gồm cả việc "lòng yêu nước" được nhen nhóm lại thế nào. Đó là một quá trình không đơn giản và có cả tiếp thu tư tưởng từ chính người Pháp. Trong bộ phim Indochine, người Pháp lý giải việc đó với nhân vật cô con gái nuôi người Việt nói với bà mẹ người Pháp (hai người rất yêu quý nhau) "Indochine is over".

      Delete
    2. Bùi Đức Ngọc
      Aiviet Nguyen, theo anh nghĩ, cái câu “ Indochine is over!” là diễn tả tâm trạng nuối tiếc của người Pháp hơn là của người Việt.

      Delete
    3. Aiviet Nguyen
      Bùi Đức Ngọc, Cô con gái nuôi người Việt theo Việt Minh nói anh ạ. Vừa nói vừa khóc. Cô ấy ở trong đoàn đàm phán ở Geneve. Cô ấy được bà mẹ nuôi từ nhỏ trong văn hóa Pháp, lại yêu một anh sĩ quan Pháp. Đó là một hình tượng để lý giải.

      Delete
  11. Chi Tranquoc
    Anh hùng Đặng Văn Việt, Vị Trung đoàn trưởng đầu tiên Trung đoàn 174 Cao Bắc Lạng, Đại đoàn 316, tiền thân trung đoàn 174, Sư đoàn 5, miền Đông Nam bộ của tôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Chi Tranquoc, Rất tiếc là rất nhiều người đề nghị phong anh hùng cho bác Việt nhưng vẫn không được.

      Delete
  12. Qvoc Khanh
    Về câu hỏi trong bài viết gốc (năm 2017) của anh, theo em:
    • Khác với các cuộc chiến tranh chống Tàu trong lịch sử, hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ chủ yếu bị/được thúc đẩy bởi phản xạ “dị-hoá văn-minh”. Trước năm 1930, tính chất “dị-hoá văn-minh” của các hành động kháng Pháp dưới chế độ quân chủ Nguyễn triều là rất rõ. Sau 1930, ngọn cờ chống Pháp được ĐCS đoạt về tay mình như một sách lược tranh thủ tinh thần dân tộc để giành lấy địa vị lãnh đạo, trong khi ĐCS có bản chất theo chủ nghĩa quốc tế để làm cách mạng thế giới. Từ năm 1954 đến năm 1975, cuộc chiến tranh chủ yếu mang tính chất một cuộc nội chiến uỷ nhiệm, trong đó phe miền Bắc tranh thủ tinh thần “dị-hoá văn-minh” và đã thắng cuộc.
    • Nhìn toàn cục cả dân tộc, cả hai võ công thắng Pháp và thắng Mỹ đều phải trả giá vô cùng đắt. Trong cả hai cuộc chiến, người VN đều tổn thất nhân mạng nhiều gấp bội so với đối thủ ngoại bang. Em chưa có số liệu về tổn thất hai bên trong chiến tranh chống Pháp, còn trong chiến tranh chống Mỹ, tỷ lệ tổn thất nhân mạng VN/US là 100/1. 😳 Chưa kể những tổn thất về tiền của, tài nguyên và những cơ hội phát triển. 😎

    ReplyDelete
    Replies
    1. Qvoc Khanh, ban đầu thì dân An Nam coi dân da trắng là quỷ. Khi lũ quỷ bình định xong Đông Dương, chuyển sang giai đoạn thiết lập chế độ bảo hộ (trực trị) với những dự án lớn vào đầu thế kỷ 20 là lúc người An Nam choáng váng với những thứ như cầu Paul Doumer (mang tên viên Toàn quyền liêm khiết ko chút vụ lợi), điều mà họ cho là 1 ý tưởng điên rồ ko thể thực hiện được!
      Có thể, sau khát vọng tự do (ảnh hưởng từ cm Pháp của những người như bác Việt) là tinh thần yêu nước chống quỷ dữ hun đúc bên trong những người tham gia kháng chiến để giành lại giang sơn mà chúng nó đã dày công xây đắp tạo dựng nên vô cùng hoành tráng?

      Delete
    2. Aiviet Nguyen
      Qvoc Khanh, Có lẽ "dị hóa văn minh" không hoàn toàn đúng. Chúng ta suy nghĩ theo Huntington. Bác Việt và các đồng chí học trường Tây, chơi với các bạn Tây, nói tiếng Pháp, chơi thể thao, khiêu vũ rất thạo. Vả lại, giai đoạn Tây đánh Việt Nam, dân khí khá rệu rã, có thấy "dị hóa văn minh" đâu.

      Delete
    3. Aiviet Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Mày có lý đấy.

      Delete
    4. Aiviet Nguyen, đó là quan điểm của tao sau khi đọc Xứ Đông Dương (Paul Doumer)!

      Delete
  13. Minhthanh Huynh
    Có lẽ khác ở câu then chốt của Brave Heart” Freedom”!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Minhthanh Huynh, Có ý tưởng Freedom đấy chứ

      Delete
    2. Minhthanh Huynh
      Aiviet Nguyen, Vâng anh, chi mới y tưởng về thể xác thôi anh ạ.

      Delete
    3. Aiviet Nguyen
      Minhthanh Huynh, Vẫn hơn chỉ ở trên lưỡi chứ. Vấn đề đặt ra là "ý tưởng" nào là động lực, chứ có hay không là chuyện về sau.

      Delete
  14. Thanh Nguyen Huu
    Aiviet Nguyen, từ lâu anh vẫn nói với bạn bè là những người Việt Minh thấm nhuần văn hóa "tự do - bình đẳng - bác ái" của CM DCTS Pháp đã làm xương cốt cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Thời nay rất nhiều người nói đến "cha ông bị lừa", là họ không muốn nghĩ, hoặc không nghĩ ra. Có quan điểm lịch sử thì phải hiểu chính "văn minh Pháp" mới thu hút được từ tinh hoa đến dân cày như thế.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Thanh Nguyen Huu, Em cũng nghĩ như thế anh ạ. Phải biết các tư tưởng phương Tây mới biết được tự do bình đẳng bác ái. Tất nhiên có pha trộn với văn hóa bản địa bởi Hồ Chí Minh. Nhưng người Việt trước kia đều nghĩ mình là thần dân của vua, mà ông vua thì chán ngấy.

      Delete
    2. Thanh Nguyen Huu
      Aiviet Nguyen xem bài của Phan Hồng về trường do dân Tây học lập ra, dân có học học.
      Rồi chuyện ông Hoàng Xuân Bình (em HX Hãn) cũng trong danh sách, tham gia KC bị Pháp bắt rồi... thả. Sau mấy chục năm gặp lại nhau viên SQ Pháp hỏi cung trả quyển nhật kí(?) kg dùng làm chứng cứ. Đã có phim của Đài THTpHCM như một ví dụ về sự chia sẻ những giá trị Pháp ấy.
      https://m.facebook.com/story.php...
      http://dev.kilopad.com/.../chuong-35-chuong-vi-nhung...

      Delete