Monday, April 3, 2017

Đào tạo nhân tài

Việt Nam chỉ có trò đào tạo Olympics, nói đi nói lại, rất boring. Trước kia, chưa có Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn thấy có vẻ thách thức, vì ít ra cũng có mốc cây số để chứng minh rằng người Việt ta nếu được đào tạo tử tế cũng có thể có trí tuệ như ai. 
Tuy nhiên, nếu chỉ có một lối đào tạo nhân tài thế này, xã hội không khác trại lính. Kiểu nghĩ, kiểu nói, kiểu nghe của đội đã qua đào tạo này khá giống nhau. Giống như đánh cờ cơ quan quen nước, bên A vừa mở miệng bên B đã nhếch mép. Giỏi thì giỏi thật, nhưng không mới lạ. Giống như xem bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng, nghệ thuật đã thành tinh xảo, tức là suy vong, vì ý tưởng đột phá mới quan trọng. Học sinh giỏi ngày nay, điều kiện hơn hẳn ngày xưa, như chí tiến thủ rất tầm thường: mỗi ao ước vào đội tuyển, đi du học, sau đó không biết làm gì. So sánh với sinh viên Mỹ rõ ràng không bằng ở tính chủ động sáng tạo và thấy được mission của của mình.
Tôi nghĩ nhân tài thì khó đào tạo bằng quốc sách, vì người giỏi tự đào tạo lấy mình là chính. Tuy nhiên cũng cần có thầy hướng dẫn, không phải nhồi sọ mà chỉ đường. 
Có lẽ nên chọn một số em từ cấp 2 (lớp 6-7), đào tạo theo cách khác. Mỗi thầy chừng 5-7 em. Sao cho đến lớp 12, không cần thi Olympics mà tài năng đa dạng được thể hiện bằng công trình, sản phẩm, ý tưởng. Chứ ông nào cũng hùng hục có mỗi trò giải toán khó, chán chết. Có khi lại thực tế bằng mấy thi Olympics, nếu như năm 14 tuổi có các công trình đầu tiên. Nếu ra được các Essay để đời như Discourse à la Method để đẻ ra một thế hệ hùng mạnh mới tiến lên được. Chứ những người giỏi lẻ tẻ đơn độc, hành động như Don Quichotte đánh nhau với cối xay gió, hay húc đầu vào đá ăn thua gì. Lý luận một hồi lại thấy không bằng bọn làm chính trị và đi buôn.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

19 comments:

  1. Cũng phải có mỏ mới đào được. Nhưng xưa nay, 1 chỉ vì thành tích, 2 chỉ vì đói mà xoay. Chẳng mấy khi muốn thành phú cường/vượt trội. Nếu có muốn, cũng chỉ vài ba cái chuyện cải tiến chứ không phải là sánh tạo/phát minh khiến ai nấy đều sửng sốt, bàng hoàng vì những thành tựu/ứng dụng mang lại trong thực tế.

    ReplyDelete
  2. Ca Vu Thanh: Tôi thì lại nghĩ là không nên chọn, mà cái quan trọng là thay đổi cơ chế để người tài thực sự được dùng. Chỉ có cách đó thì mới khuyến khích được tư duy sáng tạo.
    Về đào tạo trường chuyên thì tôi đồng ý với bác, nhưng tôi nghĩ không nên thay kiểu trường chuyên này bằng kiểu trường chuyên khác

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trường chuyên lớp chọn là môi trường riêng/chọn lựa của nhân tài (có thể là trường công), còn lại, bỏ thành tích lấy thực chất đào tạo phổ cập như Phần Lan là tiến bộ nhất. Chất lượng giáo viên hàng đầu, đó là linh hồn của 1 ngôi trường đúng nghĩa.

      Delete
  3. Nguyen Van Bao: Càng nhiều hình thức đào tạo càng tốt anh Aiviet Nguyen. Nhiều lựa chọn mà

    ReplyDelete
  4. Nguyen Ai Viet: Tôi đang muốn chọn thử 5 em, mỗi tuần gặp 1 lần. Mục tiêu đến cuối trung học có công trình hoặc sáng chế tầm cỡ quốc tế. Yêu cầu: không tham gia luyện thi vớ vẩn. Tất nhiên tiện thì cũng đi thi lấy giải cho vui. Nhưng chắc chắn vào trường lớn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nam Nguyen: chỉ sợ điều kiện chọn của bác lại khó quá...!

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Dễ thôi. Có khi chưa bị nhồi sọ lại dễ dạy hơn

      Delete
    3. Nguyễn Ngọc Tuấn: Em sợ là lực lượng hồng vệ binh lại đến hỏi thăm vì thầy tổ chức dạy học thêm tại nhà miễn phí ko xin phép ạ :)

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Không lấy tiền Dạy miễn phí

      Delete
    5. Nam Nguyen: bác AV ơi, 10 tuổi được chưa hay hơi bé ạ?

      Delete
  5. Do Xuan Phuong: Nếu tổ chức chu đáo, có cơ sở ổn định như một ngôi trường thì thật quý.

    ReplyDelete
  6. Đào Trương Bích: Tớ muốn hỏi cậu một việc khá tế nhị . Tớ có thằng cháu học không giỏi nhưng lắp ráp ô tô , xếp hình và vẽ tương đối tốt nhưng khó hướng nghiệp cho cháu quá cậu có lời khuyên gì không ???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Nên học về Thiết kế. Ở Stanford có Design School, không biết ta có chỗ nào đào tạo tương tự.

      Delete
    2. Đào Trương Bích: Khó quá tớ tìm rồi ...

      Delete
  7. Boristo Nguyen: Có 2 cách mà thiên hạ hay làm, liệu có thể cải thiện chất lượng đào tạo được chút nào cho gd VN?
    1) Các trường đại học xuống các trường phổ thông, tài trợ, mở lớp/ câu lạc bộ để cuốn hút học sinh. Cách này các trường đại học ở Nga hay làm
    2) Tổ chức những sân chơi giao lưu về khoa học, kĩ thuật mang tính khám phá, sáng tạo, kiểu như hackathons, vd:
    https://hackthenorth.com/#about

    Hack the North
    Hack the North is the biggest Canadian hackathon being held on September 16-18 at University of Waterloo
    HACKTHENORTH.COM

    ReplyDelete
  8. Nguyen Ai Viet: Ở VN ở các trường khó vào vì các thầy muốn giữ thị trường.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Boristo Nguyen: Số người ở lại không ít. Ví dụ như Sergey Ruksin, nhà toán học và nhà sư phạm, người đã đào tạo cậu bé Perelman tại câu lạc bộ của mình. Ruksin là nhà giáo nổi tiếng thế giới. Ngoài Perelman, học trò của ông còn là Stanislav Smirnov - người cũng được huy chương Fields, Alexander Khalifman – nhà vô địch cờ vua thế giới và hơn 80 người đoạt huy chương Olimpic toán học quốc tế (trong số đó có hơn 40 huy chương vàng),…
      https://www.facebook.com/notes/boristo-nguyen/k%E1%BA%BB-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i-v%C3%A0-k%E1%BA%BB-si%C3%AAu-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i/325265110923057

      Delete
  9. Nguyen Ai Viet: Để thêm 1-2 cháu anh phỏng vấn Bố mẹ phải có cam kết theo đuổi

    ReplyDelete