TỪ "BIẾT" ĐẾN "TRẮC ẨN" - HÀNH TRÌNH CỦA SỰ THẤU HIỂU
Thấu hiểu không chỉ là biết người khác đã và đang trải qua điều gì. Nó là một hành trình đi sâu từ tri thức đến sự rung động cảm xúc và cuối cùng là hành động. Sau đây là các cấp độ của sự thấu hiểu, bản đồ cho sự trưởng thành nội tâm của bạn.
1. Biết – điểm khởi đầu của nhận thức
Sự hiểu biết là bước đầu tiên và nó mang tính lý trí. Đây được xem là khả năng tiếp nhận thông tin, phân tích và lý giải vì sao người nào đó hành xử như vậy. Ví dụ: Khi bạn thấy đồng nghiệp căng thẳng, bạn hiểu rằng họ đang lo về deadline, dù bạn không trực tiếp trải qua cảm xúc đó.
Nghiên cứu cho thấy, khả năng nhận thức góc nhìn người khác chính là nền tảng để ra quyết định đạo đức trong môi trường xã hội phức tạp. Tuy nhiên, ở cấp độ này, thấu hiểu vẫn là một quá trình trí tuệ, thiếu sự kết nối cảm xúc.
2. Thấu cảm – Khi lý trí hòa quyện với trái tim
Thấu cảm là bước chuyển mình từ hiểu sang cảm. Khi này, bạn không chỉ biết người khác đang đau buồn, mà còn cảm thấy được một phần nỗi buồn đó trong chính mình.
Thấu cảm là một kỹ năng có thể rèn luyện, không phải một món quà bẩm sinh. Nghiên cứu cho thấy, khi ta thường xuyên đặt mình vào hoàn cảnh người khác, cấu trúc não bộ liên quan đến sự thấu cảm trở nên mạnh mẽ hơn.
3. Biết ơn – Sự thấu hiểu đi kèm trân trọng
Khi đã hiểu được những gì mình nhận được từ người khác, chúng ta phát triển lòng biết ơn. Nó không chỉ là cảm xúc "vui khi được giúp", mà là sự nhận thức sâu sắc rằng mình không cô đơn, rằng họ là người giúp ta phát triển.
Hãy rèn thói quen viết ra ít nhất 3 điều biết ơn mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và giảm triệu chứng trầm cảm. Nói cách khác, biết ơn là bước ngoặt từ nhận đến giữ gìn.
4. Trắc ẩn
Lòng trắc ẩn là giai đoạn mà thấu hiểu không chỉ dừng ở cảm xúc, mà thôi thúc bạn hành động để xoa dịu nỗi đau của người khác. Ví dụ: Bạn không chỉ đau lòng khi thấy một bé mèo bị thương và bạn lập tức bế nó đi bác sĩ và dành thời gian chăm sóc.
Hãy hiểu rằng, trong môi trường lãnh đạo, sự trắc ẩn giúp ta tăng hiệu suất làm việc, giảm xung đột và tạo ra những đội nhóm có kết nối thực sự.
5. Tự trắc ẩn – Hướng thấu hiểu vào chính mình
Đây là một trong những cấp độ cao nhất và khó nhất. Đối xử với chính mình bằng lòng nhân hậu khi mình mắc sai lầm, yếu đuối hay thất bại. Ví dụ, khi bạn làm sai một việc, thay vì tự trách "Mình thật tệ", bạn nói: "Ai cũng có lúc sai. Mình sẽ học từ điều này."
Các nghiên cứu đã chỉ ra, người thực hành lòng tự trắc ẩn có mức độ lo âu và trầm cảm thấp hơn, khả năng hồi phục sau khó khăn cao hơn. Tự thấu hiểu chính là nền tảng để thấu hiểu người khác. Bạn không thể cho đi sự cảm thông mà bạn không dành cho bản thân mình.
Hành trình thấu hiểu bắt đầu bằng lý trí, nhưng chỉ trở nên hoàn thiện khi trái tim dẫn đường. Xã hội có thể phát triển bằng công nghệ, nhưng chỉ phát triển bền vững khi chúng ta nâng cao chỉ số EQ, lòng nhân ái, và biết quay về chăm sóc chính tâm hồn mình. Khi bạn thấu hiểu, bạn không chỉ là người tốt hơn. Bạn giúp thế giới này trở nên đáng sống hơn.
Chúc bạn thành công!
TS. Lê Thẩm Dương
TS. Lê Thẩm Dương
No comments:
Post a Comment