Tuesday, June 17, 2025

Sự đời: Tuổi 70

Sống sao cho khỏe (7)

Giấc ngủ (3)

(tiếp theo & hết)

Phương pháp ngủ thì có thể tùy từng người để áp dụng. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp để có giấc ngủ ngon.

1. Ngồi xếp bằng trước khi ngủ

Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp chảy nước mắt là đã đạt hiệu quả tốt nhất, lúc đó chỉ cần ngả lưng xuống liền có thể ngủ.

2. Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm giác hơi thở như gió xuân

Xoa bóp ngón chân cái rồi lần lượt xoa bóp các ngón chân khác cho đến khi thấy nóng (hòa tan), xoa bóp lên bắp chân, đùi. Nếu hết một lượt mà vẫn còn tình táo thì quay lại xoa bóp các lượt tiếp theo, làm cho đến lúc thấy buồn ngủ.

3) Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải để chìm vào giấc ngủ nhanh

Lóng bàn tay phải là hỏa, tai phải là nước, thế nằm như trên sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức tế (thủy hỏa tiếp xúc nhau). Khi đó trên cơ thể hình thành cơ chế tâm thận tương giao. Thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Nhất định phải đi ngủ sớm. Mùa đông không ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu cần phải tranh thủ ngủ sâu trong 5 tiếng.

Cơ thể người trong cung giờ Dần (3h-5h sáng) là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh, đó cũng là thời điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để dương khí khi đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao đổi chất, loại bỏ được hết trọc khí (khí xấu) làm cho phổi được thanh lọc. Có như vậy thì hỗ trợ và dưỡng phổi thuận theo dương khí từ sự vận động của mặt trời, làm cho cơ thể bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn. Nếu không cơ thể sẽ mất cơ hội tốt và sẽ rất khó phát động dương khí, dương khí sẽ xuống hạ bộ thân thể, và không thể được sinh ra từ dưới mệnh môn. Như vậy sẽ tạo thành sự mất cân bằng về khí, làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của bạn.

Thời điểm từ 5h-7h sáng là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải được bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu bạn không thể dậy nổi giường vào lúc này thì đại trạng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt công năng trục xuất khí chất thải. Như thế sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng lục phủ ngũ tạng khác.

Từ 7h-9h sáng là lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất (nhất vượng)

Từ 9h-11h sáng là lúc kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi giường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày, cơ thể tại thời điểm hấp thu tốt nhất lại không được tiếp nhận dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, việc tích tụ dịch ở dạ dày sẽ gây ra bệnh tật và không thể tiêu hóa tốt, trung khí (khí trong dạ dày) sẽ rối loạn.

Nhất định không được nằm ỳ! Ngủ nướng sẽ khiến bạn bị váng đầu, cảm giác mỏi mệt không chịu nổi, luôn có cảm giác ngủ không đủ. Bạn hãy ứng đúng thời điểm để rời giường. Trong lịch sử có rất nhiều vĩ nhân đều có thói quen dậy từ 3h-4h sáng ví dụ như Washington (Hoa Thịnh Đốn), Cầm Phá Luân, Khang Hi Hoàng đế… Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày công”. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Bạn cũng không nên ra ngoài luyện tập lúc quá sớm, bởi vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng khí xấu (trọc khí) tích tụ trên đường bắt đầu bốc lên. Những khí này có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.

Dưỡng thân thể có 3 việc lớn: một là giấc ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Còn lại, để bắt đầu cuộc sống hàng ngày thì trang phục và các thứ khác chỉ là phụ trợ. Trong 3 việc lớn đó, thì giấc ngủ là đệ nhất. Đối với người mà việc ăn uống vào dạ dày (ẩm thực) không đúng thì buổi tối giấc ngủ không yên, lúc đó hãy cố gắng tập trung vào việc thứ hai đó là bài tiết. Ăn uống mà không bài tiết thì bụng làm việc quá độ, dạ dày tất nhiên bị tổn thương, hấp thu dinh dưỡng ngày càng giảm. Ngủ phải lấy tinh thần làm chủ, tinh thần phải lấy an tâm làm chủ, tùy theo tuổi tác, người tráng niên ngủ nhiều nhất là 7-8 tiếng, ngủ nhiều thì váng đầu chóng mặt, mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Trẻ nhỏ có thể ngủ 8-9 tiếng đồng hồ mà không ngại nhưng người già hoặc người bệnh thì ngủ 6 tiếng là đủ.

Giấc ngủ thực sự rất trọng yếu! Vì nó không chỉ làm cho thân thể khỏe mạnh mà còn làm cho tinh thần trở nên phấn chấn. Hãy khởi đầu ngày mới tốt đẹp bằng cách đi ngủ sớm một chút nhé!

Hình ảnh chọn từ net

Theo cmoney.tw

1 comment:

  1. "Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của sức khỏe thể chất, nhận thức và cảm xúc cũng như sự khỏe mạnh của chúng ta. Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến tất cả các hệ thống cơ quan của chúng ta", Shantha Gowda - Tiến sĩ Tâm lý học sức khỏe lâm sàng, giảng viên tại Trường Y khoa Stanford, Mỹ nhận định. Chuyên gia cho biết chất lượng và tần suất ngủ điều độ có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

    Alka Patel - chuyên gia về lĩnh vực tuổi thọ - cho biết giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như tối ưu hóa tuổi thọ: "Giấc ngủ đầy đủ rất quan trọng để duy trì sự ổn định của bộ gen, giảm căng thẳng oxy hóa và tăng cường độ dài telomere, tất cả đều là những dấu hiệu đặc trưng liên quan đến lão hóa".

    Bà cũng giải thích thêm rằng ngủ đủ giấc còn là yếu tố rất cần thiết cho sức khỏe nhận thức và củng cố trí nhớ. Ngoài ra, giấc ngủ giúp điều chỉnh các hormone chịu trách nhiệm cho sự thèm ăn, do đó đóng vai trò trong việc duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa.

    Bác sĩ Alka với chuyên môn nhiều năm trong việc trẻ hóa cơ thể cho biết một nghiên cứu từ Đại học California về mối quan hệ giữa giấc ngủ sâu và bệnh Alzheimer phát hiện rằng những người có thời gian ngủ sâu nhiều hơn sẽ có chức năng trí nhớ tốt hơn nhóm những người ngủ ít. Nghiên cứu cũng cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe chuyển hóa, đặc biệt tập trung vào việc thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.

    Chuyên gia Shantha Gowda cho biết National Sleep Foundation khuyến nghị ngủ trung bình từ 7-9 giờ ngủ mỗi đêm cho người lớn từ 18-64 tuổi. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề được bác sĩ nhấn mạnh nằm ở việc tránh thức khuya cũng như không nên dậy quá muộn và phải tạo ra sự nhất quán: "Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để giúp điều chỉnh nhịp sinh học, có thể giúp duy trì sự nhất quán hơn về thời gian ngủ và thức dậy".

    Chuyên gia khuyên nên tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng sớm khi thức dậy: "Nó giúp chúng ta vượt qua tình trạng uể oải buổi sáng để cảm thấy tỉnh táo hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp đồng bộ hóa đồng hồ sinh học của cơ thể". Cô khuyến khích nên dành 15-60 phút trước khi ngủ cho các hoạt động có tính chất thư giãn như thiền định, giãn cơ, tập trung hít thở... để củng cố chất lượng giấc ngủ.

    ReplyDelete