hôm qua, đọc bài báo anh bạn post trên Fb, mới thấy rõ những đặc trưng hai chế độ về dhs
Trước 1975, cả miền nam và bắc đều có sinh viên du học tại nước ngoài.
chế độ cộng sản gọi các sinh viên nầy là lưu học sinh, vì chỉ lưu tại ngoại quốc thởi gian du học
VNCH gọi là du học sinh
sinh viên du học từ miền nam chủ yếu di Úc, Mỹ, Pháp, Canada vì các nước nầy cho học bổng. Sv bắc chủ yếu đi Liên Xô và Hung.
Cả hai loại sinh viên đều bị ràng buộc bởi cam kế học xong cấp 1 là về VN. Học không được, bị rớt hay trường loại, cũng phải về. Hiếm khi chính phủ cho phép học tiếp Thạc sĩ hay cao hơn. Muốn học cao hơn, phải về rồi xin đi lại
Sự khác biệt hai chế độ là các khía cạnh thuộc quyền cá nhân của sinh viên
VNCH chỉ yêu cầu học thành công. Học thầnh công thì mỗi năm được ở lại học tiếp. Ngoài ra sinh viên được TỰ DO sinh hoạt trong cuộc sống của mình: ăn mặc, phong cách, giải trí, tình cảm, lập gia đình, học thêm ngoài ngành, v.v. Sinh viên có học bổng không phải đi làm hè. Vả tự do đi chơi hay làm gì thì làm
Hẩu hết các sv có học bổng đều giỏi. Học giỏi. Gồm đủ́ mọi thành phần. Sv từ nhửng gia ̣đình nghèo rất nhiều, vì học giỏi, nên được học bổng. Hiếm có các sinh viên bị rớt, bị loại ra khòi trường. Học bổng do nhân viên nước ngoài chọn, nên sv trình độ cao hơn trung bình. Ngay cả con ông cháu cha cũng học giỏi.
Chế độ CS thì cấm tuyệt đối các sinh viên có những hành động "khía cạnh tư bản", hay quan hệ tình cảm trong khi học. Nhẹ thì cảnh cáo, kiểm điểm. Nặng, như có con với dân bản xứ, thì ngay lập tức sinh viên bị điều về VN.
Sv miền bắc không được mặc jean, không được xem phim tư bản, phim loại X. , không được để tóc dài, không được yêu thương, v.v., và hè phải tham gia vào các sinh hoạt tập thể, v.v.
Cấm thì cấm, nhưng sv vẫn lén lúc làm chuyện mình muốn. Đi chơi với người yêu, xem phim X, kết bạn với các cô bản xứ, v.v.
Nhưng nếu là C5, con của các cụ cả. thì tự do. Nhân viên lãnh sự quán không làm gì cả. Anh LM có bộ tóc hippy nổi tiếng tại Hung, và vài mối tình không sản phẩm, mà vẫn bình an ở lại học. Con gái Lê Duẫn, có người tình là giáo sư Nga.
Nhưng nếu không thuộc thành phần C5, và chỉ là̀ con nhà có gia đình theo cách mạng, thì khi vi phạm, bị kỷ luật ngay. Nổi tiếng nhất là sinh viên Hung, có con với cô gái Hung, nên bị điều về VN. Và khi về VN, anh ta không được học bất cứ ở đâu, phải lao động để sống. Trường hợp nầy nổi tiếng vì 2 việc: cô gái Hung gặp được TT Phạm văn Đồng công du tại Hung, và xin thủ tướng, cô ta nói tiếng việt, cho người yêu xum họp với cô ta. Và chuyện tình cô ta được lên màn ảnh Hung. Cái kết là cô ta lấy chồng Hung, và chính phủ VN cấm anh sinh viên liên lạc cô ta.
Chuyện cô gái con Lê Duẫn thì "ầm ỉ" ở cấp độ cao hơn, đỉnh, TW. Nhưng cặp đôi nầy quá nặng ký, nên không ai bị gì cả. Cha cô gái có sức mạnh khủng khiếp về chính trị. Và người yêu cô ta nổi tiếng và nặng ký tại ĐH. Cái kết rất bi thương, cô ta bị băng huyết khi sinh con.
Chuyện tình cô ta có cái hay là sau đó, chuyện tình cảm giữa sinh viên miền bắc và người bản xứ được sứ quán cộng sản "làm lơ"
Sv miền nam gồm đủ thành phần, không những có nghèo và giàu, mà còn có cả những sv thiên cộng. Họ lập tổ chức hoạt động chính thức chống chính phủ VNCH, Hội Việt Kiều yêu nước, mà chính quyền miền Nam không làm gì được. Ngay cả gia đình các sv nầy cũng không bị khủng bố bởi công an miền Nam.
Trong lúc đó, nếu sv miền bắc nào vi phạm cấm kỵ, thì bị điều về xứ, và bị kỷ luật nặng, tương lai tiêu ngay.
Trước 1975, không hề có mafia việt tại Canada, Mỹ, Úc , Pháp, v.v.
Ngược lại, tại Ukraina, Nga, đông âu, có mầm móng Mafia do các du sinh vừa học, vừa buôn. Nổi tiếng nhất là chàng chủ tập đoàn lớn hiện nay tại VN. Cứ đọc Wiki thì biết
Và ngày nay, mafia việt lan tràn các xứ. Mafia Canada hầ̀u hết xuất xứ từ HP, làm đủ nghề, bảo kê quán, trồng cỏ, rửa tiền, v.v.
Sv miền nam, học xong cấp 1 ĐH là về. Phải về VN. Và phải đi quân dịch. Đi quân dịch thời đó là đi lính vỉnh viễn. Anh bạn tôi về VN, là ba tháng sau đi Thủ Đức,được đào tạo chỉ và̀i tháng là đi hành quân ngay, và tại nơi có ổ VC khét tiếng, Bến Tre. Anh ta là con của hiệu trưởng một trường THPT có tiếng
Phần lớn các sv miền bắc tôi quen, biết, không nghe kể anh nào đi trận cả
Đấy
hai chế độ, hai cách hành xử
thấy rõ là miền man tôn trọng quyền cá nhân hơn. Và đối xử tương đối công bằng mọi giai cấp, ngay cả chống đối.
Nguyen Q Quy
Nhiều chuyện vừa buồn vừa tội. Cả những chuyện chẳng ra gì, của 1 thời chống Mỹ oanh liệt, nhưng ko đáng tự hào vì những con người thật ko được giáo dục đầy đủ, vì thiếu thốn và bị tuyên truyền quá nhiều.
ReplyDeleteHồi đó LHS đi nhiều nước XHCN. Nhiều nhất là LX, còn lại là các nước khác (kể cả Mông Cổ và Cuba). Hungary là nơi có câu chuyện mà anh đọc của Nghia Doan post.
ReplyDeleteHầu hết, các tệ nạn của người VN phát sinh đều xảy ra khi có chương trình Hợp tác lao động (những năm 80s). Cả sinh viên cũng tham gia buôn bán kiếm tiền. Ở Bulgaria, ai đi từ Sài Gòn có thể lập "cầu hàng" buôn thuốc tây, từ HÀ NỘi thì vải vóc... Nếu có tiền, công nhân đi lao động hay tụ tập gái gú và đánh bạc ăn tiền là 2 hoạt động chủ yếu. Có nơi, do mâu thuẫn xảy ra giết người. Rất phức tạp. Thời ấy, tôi đã ko tin vào tầng lớp có tiền này.
ReplyDeleteDân HP đã nổi tiếng lâu rồi. Ngay từ trong trường học tiếng (công nhân HTLĐ Bulgaria) do ghen tức, đã có 1 anh bạn (tp.HCM) bị 1 đám HP xúm lại đánh dã man phải nhập viện cấp cứu (may mà sống).
ReplyDeleteMâu thuẫn này chủ yếu phát sinh từ thiện cảm của các thầy cô giáo ở đây khen những người đi từ tp.HCM có tư cách đàng hoàng hơn từ HN và các tỉnh miền Bắc.
Phạm Nhật Vượng hình như đi lên từ "mì gói"? Cái này cho lợi nhuận rất cao thời đó.
ReplyDeleteNguyen Q Quy: đúng vậy, nhờ ông vua mì gói Việt Nam lúc đó, anh Bi, bán lại dây chuyền cũ
Deletenhưng trước thời đó, anh ta làm vc khác
Sao a Nguyen Q Quy biết ?
DeleteNguyen Q Quy: quen anh Bi
DeleteQuy Phuong Nguyen: Bài viết cơ bản là đúng về phía các sinh viên miên Bắc đi học thời đó, còn phía miền Nam thì tôi không rõ nhưng tôi tin rằng có nhiều du học sinh miền Nam đi học do gia đình chu cấp còn ở miền Bắc thì hoàn toàn không. Từ chỗ khác nhau này sẽ ra các sự khác nhau khác
ReplyDeleteChính xác đấy anh Quy Phuong Nguyen. Nhưng số đi du học có học bổng cũng nhiều.
Delete