Là người Cha tinh thần đã khai sinh ra chế độ này, vậy Cụ có thể có những liên đới trách nhiệm gì với thực trạng đáng buồn hiện nay?
Đánh giá vai trò của một học thuyết hay một vĩ nhân cần dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể. Lịch sử không đứng yên, mà luôn luôn vận động, biến đổi. Chủ nghĩa tư bản ở thời kỳ hoang dã, đi xâm chiếm thuộc địa, thì từ đầu đến chân nó đều thấm bùn và máu; khác với chủ nghĩa tư bản hiện đại, biết phát huy sức mạnh của văn hóa, khoa học-công nghệ, dân chủ, pháp quyền,…để dần dần lột xác, trở thành văn minh. Cũng như vậy, chủ nghĩa cộng sản đầu thế kỷ XX và Quốc Tế 3 thời Lênin cũng khác với chủ nghĩa cộng sản đã bị Stalin hóa, Mao-ít hóa sau này.
Thêm nữa, cũng cần phân biệt điều mà Hồ Chí Minh tự giác, chủ động lựa chọn với điều mà tình thế bắt buộc ông phải chấp nhận (khi không còn con đường nào khác), lại càng khác xa với những điều người khác nhân danh Hồ Chí Minh đã làm!
Vai trò của vĩ nhân là ở chỗ có biết nắm bắt thời cơ và tận dụng được thời cơ do thời cuộc mang lại để thành đạt mục tiêu độc lập, thống nhất hay không; còn cá nhân một lãnh tụ, dù lỗi lạc đến đâu – nhất là lãnh tụ của một nước thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu như nước ta – làm sao có thể vượt qua được vị thế yếu kém của mình, để tác động vào thời đại, nhằm thực hiện thắng lợi lý tưởng, hoài bão mà mình theo đuổi?
1. Ai là người đầu tiên đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam?
Ở Việt Nam, cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, với hoài bão của mình, cái khó của Hồ Chí Minh là cái khó của người đi trước thời đại: Sau những thất bại của lớp chí sĩ cha anh, Nguyễn Tất Thành đã một mình đơn độc rời nước ra đi tìm một con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Chính lúc ấy, ông đã tìm thấy ở Luận cương của Lênin một CHỖ DỰA, một hướng đi mới, nên đã ngả theo Quốc tế 3, gia nhập hàng ngũ cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Nhưng Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa cộng sản không phải với động cơ của một người đi tìm chủ thuyết, như một bộ phận trí thức cấp tiến phương Tây thời bấy giờ, chán ghét bất công của chế độ tư bản, họ đã tìm thấy ở chủ nghĩa cộng sản một viễn cảnh đầy hy vọng về một “mùa xuân mới của nhân loại”. Còn Nguyễn Ái Quốc đến với Quốc Tế 3 từ một nhu cầu cấp bách của dân tộc là đi tìm một phương sách, một con đường cứu nước mới, sau khi các phong trào Đông du và Duy tân đã hoàn toàn thất bại, chứ không phải ông đến với Quốc Tế 3 từ sự giác ngộ sâu sắc về lý tưởng cộng sản.
Vì quyền lợi của một nước VN độc lập, trong những kỳ đại hội của QTCS và các tổ chức trực thuộc, các bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc tại các diễn đàn này nói chung đều không đề cập đến những vấn đề đang đặt ra trong phong trào cộng sản bấy giờ, mà chỉ tập trung vào một chủ đề duy nhất: “Tôi đến đây để không ngừng thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”! Điều này đã gây cho Staline ấn tượng không mấy thiện cảm về Nguyễn Ái Quốc, coi ông “không phải một người cộng sản chân chính mà là một người còn mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa ít có”.
Về những vấn đề cần chú trọng ở VN, Nguyễn Ái Quốc chủ trương: cách mệnh muốn thành công phải có đảng cách mệnh, đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, phải đoàn kết, lấy công nông làm gốc, vì họ là số đông nhất và bị áp bức nặng nề hơn cả; muốn làm tròn nhiệm vụ cách mệnh, người cách mệnh phải có đạo đức cách mệnh, phải bền gan, phải hy sinh,…
Năm 1927, cuộc khởi nghĩa Quảng Châu thất bại, Nguyễn Áí Quốc phải theo phái bộ Borodine trở về Moscow, sau đó cả phái bộ đều bị Staline cách chức, rồi lần lượt bị thanh trừng. Nguyễn Ái Quốc bị bỏ rơi, phải tự tìm đường về Xiêm để hoạt động. Năm 1928, Đại hội QTCS lần thứ VI khai mạc, Nguyễn Ái Quốc không được triệu tập về dự.
(còn nữa)
No comments:
Post a Comment