Sunday, August 3, 2014

Dịch phải trung thành từng chữ

Một trong những tật xấu của dịch giả Việt Nam là hay dịch bịa, suy luận theo chủ quan, thêm bớt chữ nghĩa. Bốn ngàn năm học tiếng Tàu vẫn máy móc dịch "ngưu" là "trâu", "dương" là "dê", "mão" là "mèo". Rồi là tâng bốc nhau là sáng tạo, dịch thoát. Tôi đồng ý với quan điểm của Thái Bá Tân cho rằng khi một câu dịch sang tiếng Việt, thấy lạ tai, thì đó không phải là nguyên nhân để thay đổi, bóp méo, điều chỉnh.
   Tôi cho rằng chỉ nên điều chỉnh nếu như câu dịch có thể gây ra hiểu lầm. Còn nếu chỉ "lạ tai" thì càng tốt, để học hỏi thêm ý tưởng mới. Ý tưởng có mới thì mới lạ, có lạ thì mới phải dịch. Hôm nay dịch lại một câu của Quỷ Cốc Tử, thấy người Việt dịch ẩu, hèn gì bốn ngàn năm học bách gia chư tử Tàu, không sinh ra được một tác gia nào ra hồn. Mời các bạn đọc chơi cho vui. Đây là chữ Tàu, nhưng chữ Hung, Anh, Pháp gì cũng như thế.
Xem bài ở đây

1 comment:

  1. Mạn phép AV chuyển label từ "vegyes" sang "ngôn ngữ" (vì sẽ nằm trong lĩnh vực "Nhạc của một thời")

    ReplyDelete