Monday, August 18, 2014

LEE KUAN YEW

Lý Quang Diệu là người sáng lập và đưa nước Cộng hòa Singapore bé nhỏ, không tài nguyên thành một trong những nước giàu có nhất thế giới với GDP bình quân đầu người trên 50.000 USD/2012, xếp thứ 11 TG, trên cả Mỹ (13).         


Khi Lý Quang Diệu lên cầm quyền, tình trạng của Singapore không hơn gì so với nhiều nước khác ở châu Á, cũng bần cùng, hủ bại và đầy rẫy tham nhũng. Để thực hiện những cải cách mạnh mẽ của mình, ông đã nói là làm và làm được bằng cách đoàn kết được mọi lực lượng xung quanh mình, biến Singapore thành đất nước dùng người theo tài năng, đức độ, không có tham nhũng, các chủng tộc đều có cơ hội phát triển như nhau trên tinh thần:
      "One Hope
       One People
       One Singapore"

Về vấn đề ngôn ngữ của Singapore, dù người Hoa chiếm 78% dân số (còn lại là người Malay, Tamil và người Âu nhập cư) ông đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, các tiếng mẹ đẻ (của các dân tộc ở trên) là ngôn ngữ thứ hai, đều được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Singapore.

Chọn lựa quyết đoán và cứng rắn của ông đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của cộng đồng người Hoa ở Sing mà ông gọi là những "người Hoa theo chủ nghĩa Sô-vanh" (Chinese Chauvinist). Ông cũng phải huy động cả bộ máy an ninh để ngăn ngừa những cuộc biểu tình nghi là có bàn tay của TQ.
Singapore hiện đang là 1 trong những nước sử dụng tiếng Anh tốt nhất thế giới (dù đó là thứ tiếng "Singlish"), vì thế họ thu hút đầu tư và nhanh chóng hòa nhập dễ dàng vào nền kinh tế thế giới.

Về giáo dục thì Singapore là bài học lớn cho Việt Nam. Các trường học đều giảng dạy bằng tiếng Anh, Singapore có rất nhiều trường học (kể cả Đại học) đạt được chất lượng giáo dục với thứ hạng rất cao ở châu Á.
Lý Quang Diệu thân Mỹ, nhưng lại phản đối chế độ lưỡng đảng kiểu Mỹ và dân chủ nghị trường kiểu châu Âu, phản đối đa nguyên, đa đảng, cho rằng đa nguyên không hợp với bối cảnh phương Đông.

Trong thời gian cầm quyền, ông đã đàn áp phe đối lập, giải tán phong trào sinh viên, thâu tóm tổ chức công đoàn, thắt chặt quản lý báo chí. Các nước phương Tây gọi ông là "nhà độc tài", ông đều bỏ ngoài tai.

Khi đấu tranh giành độc lập, ông đã liên hiệp với Mặt trận Xã hội chủ nghĩa do Lâm Thanh Tường lãnh đạo, thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành một nước tự trị vào năm 1959 và trở thành một nước cộng hòa độc lập vào năm 1965. Sau khi giành độc lập, ông đã thanh trừng tất cả các phần tử tả khuynh ra khỏi PAP. Lâm Thanh Tường mãi đến năm 1993 mới được ra tù. Khi ra tù, thấy bộ mặt Singapore đã hoàn toàn đổi khác, Tường cảm khái: "Nếu tôi cầm quyền cũng không sao lập được kỳ tích như vậy!".

 Lý tưởng của Lý Quang Diệu là chủ nghĩa tinh anh (elitism). Ông đã dùng lương cao để thu hút nhân tài (đặc biệt là người Hoa từ Malaysia). Năm 2011, Singapore đồng loạt hạ lương 30% đối với các viên chức cao cấp của chính phủ, nhưng lương tổng thống và thủ tướng vẫn còn 1,67 triệu USD/năm, cao nhất TG (so với lương tổng thống Mỹ là 420.000 USD/năm).

      Ông tự nhận: "Tôi chẳng có tài gì, có chăng chỉ ở chỗ biết sử dụng người tài."

      Note: Các nhà lãnh đạo VN nếu muốn phát triển được đất nước thì cần làm được như ông ở việc "xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch" (Singapore được xếp thứ 3 thế giới năm 2011, chỉ sau New Zealand và Thụy Điển, theo The New York Times). Đây là việc chỉ có người VN làm được vì không có một nước nào giúp nổi.
(Lược đăng từ Kiến Thức Ngày Nay No.865, bài của Lữ Khách với tựa đề "Lý Quang Diệu nhìn ra thế giới")

15 comments:

  1. Tôi đã thêm và sửa lại vài chỗ so với nguyên bản của tác giả.

    ReplyDelete
  2. VN nằm trong khu vực phát triển vào loại mạnh nhất TG nhưng đã nhiều lần để mất cơ hội khi từng được đánh giá có tiềm năng trở thành "rồng" thành "cọp"... của châu Á nên cuối cùng chẳng thành con gì ghê gớm cả mà lại thành 1 con "giun" lớn, cực kỳ lớn!!!

    ReplyDelete
  3. Lý Quang Diệu nói với lãnh đạo mình: "Các ngài cho tôi 10 năm, tôi sẽ biến Việt Nam thành Singapore". Lãnh đạo mình đáp :"Các ngài chỉ cần cho chúng tôi 1 năm, chúng tôi sẽ biến Singapore thành Việt Nam".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chắc Lý Quang Diệu sẽ phải gia hạn nếu được "cấp phép". Chuyện ngược lại thì dễ như trở bàn tay vì Singapore bé như tp HCM, chỉ cần cử đồng chí H và vài cán bộ "nòng cốt" qua Sing triển khai "quyết liệt" vài phương án là xong.

      Delete
  4. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do phương Tây, "quyền lực tuyệt đối ắt dẫn đến hủ bại tuyệt đối". Singapore lại ko theo quy luật này, "nền độc tài sáng suốt" đã trở thành lực đẩy cho 1 nền chính trị trong sạch, 1 nền dân chủ kiểu Singapore từng được dân chúng ủng hộ và đạt được những thành công đáng kể trong nhiều năm qua. (theo KTNN no.865)

    ReplyDelete
  5. Thủ tướng Lý Quang Diệu, cầm quyền từ 1959 đến 1990, đã thấy vị trí quan trọng của Singapore là cửa vào eo biển Malacca - tuyến hàng hải sầm uất nhất thế giới. Ông đã ''khai thác lợi thế này để tạo ra một quốc gia giống như bản thân mình: làm việc cật lực, luôn ở mức tận cùng, không gì mua chuộc được và hiệu quả.''

    ReplyDelete
  6. Dựa trên dữ liệu mới được cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tạp chí về tài chính uy tín Global Finance Magazine vừa đưa ra bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân có mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới trong năm 2016. Xứ đảo vùng Đông Nam Á đứng thứ 3 trong danh sách này, với thu nhập bình quân tính theo PPP đạt gần 85.000 USD trong năm nay, Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm hòn đảo nhỏ bé này đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Trong bảng xếp hạng “Global Financial Centres Index” mới công bố, Singapore lần đầu tiên vượt qua Hong Kong để trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 3 toàn cầu (chỉ sau London và New York).

    Thời báo Tài chính Online (11.6.2017)

    ReplyDelete
  7. Tôi không hề hối hận khi đã làm tất cả những gì có thể và chấp thuận để con trai qua Singapore học chương trình IB ở 1 trường trung học và hiện tiếp tục học tại 1 trường đại học hàng đầu của Singapore; dù tôi rất muốn cho con mình theo học ở Mỹ

    ReplyDelete
  8. Lê Minh
    Em nghe thấy có mâu thuẫn à: " không có tài gì, có chăng biết sử dụng người tài...". Ông ấy thành công vì chọn được con đường, chính sách và sử dụng người tài! Nhưng nếu ngược lại mà ông cấm đa nguyên, đa đảng thì hậu quả thế nào?
    Tuy nhiên ta thấy giải pháp chống tham nhũng " 4 không " của ông ấy hoàn hảo!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lê Minh, với sự khiêm nhường ông ấy nói thế. Nhưng lãnh đạo đúng là phải biết dùng người. Chẳng những thế, nền giáo dục của Singapore đã tạo được rất nhiều nhân tài.
      Với xh và con người chưa có sự chuyển biến đúng với yêu cầu cần đáp ứng nên ông ấy phải hành động sắt đá như thế để đạt mục đích phát triển.
      Singapore nổi tiếng là quốc gia của những hình phạt nghiêm ngặt cũng là sự áp dụng các biện pháp cứng rắn để thiết lập 1 xh quy củ từ xh cũ cũng tệ hại như nhiều nước khác lúc đó.

      Delete
    2. Lê Minh
      Nguyễn Cao Bình, Ông ấy có tầm, có tài, nhưng ngược lại mà độc đoán rất tại hại

      Delete
    3. Lê Minh, anh cũng thích dân chủ như Bắc Âu. Nhưng ở châu Á, Singapore đã chọn con đường đúng vì đã thành công nên ko thể phủ nhận lựa chọn/cách làm của ông ấy cho Singapore (Singapore và Malaysia chọn 2 con đường hoàn toàn khác nhau để tổ chức xh).
      Theo anh, nếu ko thể dân chủ hơn, chính phủ VN có thể làm như Singapore, chỉ sợ ko đủ trong sạch và đủ mạnh thôi.
      Miễn là đem lại đủ 3 thứ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, rồi sẽ càng ngày càng tiến bộ, càng văn minh mới có thể như Bắc Âu được.
      Đến khi đó, có khi Bắc Âu thành thiên đường rồi🙂

      Delete
    4. Lê Minh
      Nguyễn Cao Bình 🙂 mỗi khi độc quyền thường sẽ dẫn đến "Độc lập (trừ) Tự do ( trừ) Hạnh phúc" 🙁

      Delete
    5. Đến Singapore sẽ thấy!
      Riêng anh, cần đồng tình với Lý Quang Diệu ở điểm biến Singapore thành nơi trọng nhân tài, ko có tham nhũng và mọi sắc tộc bình đẳng với nhau, trong khu vực mà tham nhũng là vấn nạn cố hữu.
      Các thể chế lập ra là để giữ cho được những ưu điểm này. Nếu giữ vững, đất nước sẽ tiếp tục tiến bộ. Tất cả sẽ trở nên tốt hơn!
      Quan trọng nhất là hướng đi, tạo nên sự khác biệt.

      Delete
  9. Nguyễn Cao Bình
    Khi viết về sự suy thoái không tránh khỏi của châu Âu, tôi thấy buồn nhiều hơn là muốn chế giễu họ. Tôi không muốn chỉ trích châu Âu. Người châu Âu là những con người rất văn minh. Đúng là trước đây họ là thực dân - người Pháp, Bỉ, Anh, và Tây Ban Nha. Nhưng người Pháp coi sứ mệnh của họ là khai hoá văn minh cho những người châu Phi. Và nói chung, người Anh ra đi nhưng vẫn để lại các thể chế của mình cho các nước thuộc địa trong đó có Singapore. Chúng tôi kế thừa nền pháp quyền, các đạo luật, ngôn ngữ Anh và chúng tôi đã khôn ngoan ko thay đổi bất kỳ điều nào trong số đó. Chúng đã giúp chúng tôi phát triển. Các thiết chế của họ đã hoạt động hiệu quả sẵn. Những gì tôi làm là để đảm bảo rằng: chúng tôi đã không lật đổ những thể chế này mà chỉ gia cố thêm cho chúng.
    (One man's view of the world)

    ReplyDelete