Tuesday, August 19, 2014

Việt Nam: Trang phục và tính dân tộc

      Tôi không biết tại sao người Việt hay dùng chữ "ăn" ghép với nhiều chữ khác trong ngôn ngữ thường ngày, ví dụ: "ăn mặc", "ăn nói", "ăn nằm"...
       Về "ăn mặc", trang phục truyền thống của phụ nữ VN đã có áo dài, rất thuyết phục vì đơn giản, mềm mại, đẹp và hợp với phụ nữ nước nhà. Không biết ai là người đưa ra mẫu áo truyền thống này đầu tiên từ những "cách tân" dựa vào các mẫu khác? (như áo "bà ba" của phụ nữ Nam bộ phát nguồn từ Trương Vĩnh Ký/Pétrus Ký cách tân từ kiểu áo của phụ nữ Malay). Nhưng trang phục truyền thống của nam giới thì không ổn chút nào với mớ "áo thụng-khăn đóng" nhìn rất "hủ lậu" ngô nghê, chẳng ra chó cũng chẳng phải mèo... rất rởm đời.
      Châu Âu thật quy củ, chững chạc với vest, sơ mi-cà vạt cho nam và rất nhiều mẫu cho nữ thích hợp với từng buổi lễ/hội trang trọng. Ngay cả những dân tộc bé nhỏ như Lào, Thái, Philippines, Indonexia... kề cận ta cũng rất đàng hoàng, chưa cần nói đến những nước khác. Nhưng cho các ông thì Nhật Bản, VN và một số nước khác đang vướng phải vấn đề lễ phục.
      Học ăn, học nói... học cách ăn mặc cho có tư cách của người "thuần Việt" chắc vẫn còn là chuyên mục "để ngỏ" chưa có hồi kết với các quý ông nhà ta. Thế nên các ông chẳng biết làm sao khi phải mặc cho nó ra người Việt, không lẫn với người xứ khác, quả là khó như "gà mắc tóc"... Sao ông Pétrus Ký không cố ra thêm bộ lễ phục cho các ông xứng với bộ của các bà? Có khi cụ đã mãn nguyện với cái mớ "khăn áo" lụng thụng lôi thôi... và thấy như vậy là xứng với nhau rồi chăng, không cần phải cách tân gì nữa. Khổ thật!

Hình dưới đây chụp trong đêm International Night ở 1 trường học Singapore (học sinh VN và học sinh Thái Lan) 

No comments:

Post a Comment