GS-TSKH Trần Văn Đắc đã qua đời lúc 18g36’ ngày 04-04-2017, tức 08-03 năm Đinh Dậu, tại Bệnh viện Hữu Nghị, hưởng thọ 81 tuổi.
GS Trần Văn Đắc sinh ngày 31-03-1936 tại Hà Nam.
Năm 1956 ông được cử sang Hungary học. Sau 2 năm học dự bị đại học, ông vào khoa Máy BME và tốt nghiệp với bằng đỏ. Ông là SV VN ở Hungary đầu tiên được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Năm 1971 ông về nước công tác và từ 1982 đến 1987 quay lại Hungary để hoàn thành luận án TSKH.
Ông đã từng giảng dạy tại ĐH Bách Khoa HN, công tác tại Bộ KHCN và Môi trường trên cương vị Vụ trưởng Vụ Phát triển Công nghệ rồi trợ lý bộ trưởng. Sau đó ông làm hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô.
Năm 1988 ông được cử làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Hữu nghị VN-Hungary, tiền thân của Hội Hữu nghị VN-Hungary. Hai năm sau ông tham gia thành lập Hội và là phó chủ tịch Hội trong 2 nhiệm kỳ, từ 1990 đến 2007.
Ông đã kiên cường và lạc quan chống chọi với bệnh hiểm nghèo trong 3 năm qua. Đáng buồn là đúng hôm kỷ niệm sinh nhật 31-03 ông bị cấp cứu và chỉ chịu đựng đươc 4 ngày.
Chúng tôi ghi nhớ mãi hình ảnh một người thầy, người anh ham học, chăm chỉ, có quyết tâm và nghị lực, sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ mọi người. Ba tuần trước đây, tuy mệt, ông vẫn cố gắng đến dự buổi chiêu đãi nhân dịp quốc lễ Hungary 15-03 và chụp ảnh kỷ niệm với mọi người. Không ngờ đó là những hình ảnh cuối cùng về ông.
Chúng tôi đau lòng gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến GS Trần Văn Đắc.
Tang lễ GS Trần Văn Đắc tổ chức vào thứ bảy ngày 08-04-2017 (tức 12-03 Đinh Dậu) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng. 5, Trần Thánh Tông, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội .
Lễ viếng và truy điệu từ 7g30 đến 9g30.
An táng tại quê nhà: xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tirh Hà Nam.
Vũ Hoài Chương - Hội Hữu nghị Việt-Hung
Vũ Hoài Chương: Anh Trần Văn Đắc là người thầy, người anh, người động viên và giúp đớ tôi rất nhiều. Năm 1966 từ điển đầu tay chưa in mà là năm 1967. Khi học năm thứ 1 đại học, tôi tra từ và ghi ra những tờ giấy. Anh Đắc khuyên tôi xếp lại theo vần ABC, chép lại cẩn thận rồi anh mang bản thảo lên Bộ Văn hóa Giáo dục Hungary đề nghị in. Nếu không có anh Đắc thì các quan chức Hungary không thể nào tin một SV năm thứ 1 đại học như tôi và chắc chắn không cho in. Để giúp tôi thư giãn trong thời gian xếp vần ABC rất đơn điệu, anh Đắc cho mượn máy quay đĩa cùng toàn bộ 9 bản giao hưởng của Beethoven. Nhờ thế tôi nghe quen và bắt đâu yêu thích Beethoven từ đó.
ReplyDeleteHai Le: ĐÓ LÀ SỰ GÓP SỨC CỦA CÁC SINH VIÊN KHOÁ 1965/1971 VÀ DO TS TRẦN ĐẮC VÀ MR CHƯƠNG CHẮP BÚT.
ReplyDeleteVu Hoai Chuong: Anh Hai Le nhầm với bộ Từ điển thứ hai, bìa cứng, NXB Viện Hàn lâm KH in năm 1974, 1665 trang. Trên trang 7 Bản tin của Hội Việt-Hung 2016 đã có bài viết rất rõ, xin trích:
ReplyDelete"Anh Hồ Xuân Thanh tốt nghiệp BME năm 1961 và quay lại Hungary làm NCS năm 1965. Anh có công rất lớn trong việc biên soạn từ điển Hung Việt. Hè năm 1966 anh tập hợp SV khóa 1965 (lúc đó vừa học xong ngoại ngữ, sắp vào năm thứ 1 BME) thảo luận đề cương và phân công nhau tra hai lần từ điển Hung-Nga rồi Nga Việt. Bản thảo xếp đầy mấy va-li, nhưng không thể in vì còn nhiều từ không tra được và các anh chị năm trên đều bận, không ai đảm nhận việc rà soát chỉnh lý. Mãi 8 năm sau từ điển mới được xuất bản. Để ghi nhớ công lao của người mở đường, chúng tôi đã trân trọng ghi trên dòng đầu tiên của trang XI: Tổ chức khởi thảo từ điển: Hồ Xuân Thanh".
Trong từ điển đó cũng ghi đầy đủ tên của hàng chục người đã góp sưc, cụ thể là 34 người tham gia khởi thảo, biên soạn và 16 người chuẩn bị bản in. Trong Lời nói đầu ở trang XV-XVI đã viết: "Đây là công sức 5.000 giờ lao động của 40 học sinh VN trong 5 năm khởi thảo, biên soạn (1966-1971) và 2 năm chỉnh lý (1972-1973)".
Còn từ điển đầu tiên, NXB Sách giáo khoa in năm 1967, sơ sài và đơn giản, bìa mềm, chỉ gồm danh từ khoa học, không cần đến công sức của hàng chục người. Cũng do vậy chỉ ghi là Từ vựng khoa học, không phải từ điển. Hơn nữa, nếu hàng chục người cùng soạn từ điển khoa học thì lấy tài liệu chung nào làm gốc ?
Phạm Trung Dũng: Cảm ơn tất cả các ac, những người đóng góp dù nhiều hay ít biên soạn Từ điển Hung-Việt. Không có những cuốn từ điển ấy, việc học của hàng vạn sinh viên, nghiên cứu sinh, học sinh Việt Nam tại Hung sẽ hết sức khó khăn. Đóng góp của các ac thật to lớn và quý báu, rất đáng được tôn vinh, ghi nhớ.
ReplyDeleteVu Hoai Chuong: Trong từ điển in năm 1974, tất cả những người góp công đều được trân trọng ghi nhận, kể cả người đã qua đời như Đinh Quốc Thắng hay những người chuẩn bị bản thảo (đánh dấu tiếng Việt, cắt dán, tẩy xóa, chép lại...).
ReplyDelete