Tuesday, March 15, 2016

Thể chế - Institutions

Sau một hồi suy nghĩ thấy cần phải dẹp loạn sứ quân trong việc sử dụng thuật ngữ này. Ở Việt Nam, hình như các từ điển cố tránh định nghĩa thể chế một cách rộng rãi và thống nhất. 
Thể chế theo Samuel Huntington trong bài "Phát triển và mục ruỗng chính trị" (1965) [1-2] định nghĩa là "Institutions are stable, valued, recurring patterns of behavior." Tạm dịch: "Thể chế là các hình mẫu về hành vi có tính ổn định, có giá trị và lặp lại định kỳ".
Cũng theo [2] thể chế bao gồm các cấu trúc và các cơ chế của trật tự xã hội, điều chỉnh hành vi của một tập hợp cá thể trong một cộng đồng. 
Theo [3] "thể chế được xác định với một mục tiêu xã hội, siêu việt hóa các cá thể và các ý đồ bằng các truyền tải các quy tắc điều chỉnh hành vi sống". Định nghĩa này tuy phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên, "quy tắc" và "hình mẫu ổn định, có giá trị và lặp lại" cũng như nhau. "Quy tắc điều chỉnh hành vi" và "hình mẫu theo quy luật của hành vi" là do quan điểm, góc nhìn theo mối quan hệ nhân quả. Huntington đứng ở vị trí nhà khoa học, người quan sát xã hội, [2-3] đứng trên quan điểm thực hành, người kiến thiết thay đổi thể chế để phục vụ một mục tiêu xã hội.
Như vậy, so với các định nghĩa cụ thể sẽ có điểm chung. Chẳng hạn thể chế nhà nước (chính trị) [4] cho http://www1.napa.vn/…/phan-biet-the-che-nha-nuoc-the-che-tu…, “Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập kỷ cương xã hội”. Vậy cũng như [2] thể chế bao gồm các cấu trúc, bên cạnh đó là hệ thống quy chế (văn bản pháp luật) (có lẽ nên dùng chữ "chế định" ở đây). Không nhắc tới "cơ chế", nhưng nhấn mạnh quan hệ "nhà nước" với "công dân". Chú ý "nhà nước" được coi như một chủ thể duy nhất và thống nhất (dưới sự lãnh đạo của Đảng).
Điều đó có nghĩa là có một số cơ chế. Tuy nhiên thiếu khá nhiều, không bao gồm nhiều hoạt động kinh tế, xã hội. Thực ra thiếu các tổ chức xã hội như doanh nghiệp, các nhóm lợi ích, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghề nghiệp. Việc phủ nhận tính đa dạng của các tổ chức Nhà nước và không xác lập quan hệ giữa các cơ quan như chính phủ, đảng, quốc hội, đoàn thể,.... cũng làm đơn giản hóa thế chế và gây ra những mập mờ và các vấn đề trong thực tiễn.
Theo một định nghĩa tường minh về thể chế chính trị [5] 
Political institutions are organizations which create, enforce, and apply laws; that mediate conflict; make (governmental) policy on the economy and social systems ... Examples of such political institutions include political parties, trade unions, and the (legal) courts. The term 'Political Institutions' may also refer to the recognized structure of rules and principles within which the above organizations operate, including such concepts as the right to vote, responsible government, and accountability.
Tạm dịch: Thể chế chính trị là các tổ chức tạo ra, thi hành, và ứng dụng luật; truyền tải mâu thuẫn; tạo chính sách về kinh tế và các hệ thống xã hội.... Ví dụ về thể chế chính trị bao gồm các đảng phái, liên minh thương mại, tòa án. Thuật ngữ "thể chế chính trị" cũng có thể chỉ cấu trúc được thừa nhận của các quy tắc và nguyên tắc, mà các tổ chức nói trên hoạt động trong khuôn khổ của chúng, bao gồm cả các khái niệm như là quyền bỏ phiếu, chính phủ có trách nhiệm và sự minh bạch.
Nếu căn cứ vào [5] thì cụm từ "cải cách thế chế" tại VN hiện nay sẽ không bao gồm thể chế chính trị do điều 4 của Hiến pháp vẫn có hiệu lực.
Bổ sung thêm định nghĩa từ điển nữa [6] : 
1.Establishment, foundation, or organization created to pursue a particular type of endeavor, such as banking by a financial institution.
2.Consistent and organized pattern of behavior or activities (established by law or custom) that is self-regulating in accordance with generally accepted norms. For example, political institutions are involved with (and regulate) competition for power; and economic institutions (such as markets) encourage and regulate production and distribution of goods and services.
Bỏ qua nghĩa đầu chỉ có nghĩa là tổ chức. Nghĩa thứ hai tạm dịch như sau: Mẫu hình hành vi hoặc hoạt động phù hợp và có tổ chức (được thiết lập bởi luật hoặc thói quen) tự điều chỉnh theo các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi. Ví dụ, thể chế chính trị bao gồm (và điều tiết) cạnh tranh giành quyền lực; và các thể chế kinh tế (như là thị trường), động viên và điều tiết việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, cải cách thể chế chính trị thay đổi có nghĩa là thay đổi điều 4. Hay nói thể chế chính trị không bao gồm thể chế kinh tế là sai hoàn toàn.
Nói túm lại: Mô hình thể chế của ITI-GAF có thể mô hình bởi 3 thành phần "cơ chế, chế định và thiết chế (bao gồm các định chế = tổ chức và các hoạt động như dự án, chương trình).
Phải rõ như thế, logic mới bắt đầu nói chuyện được.
[1] Huntington S.P. World Politics 77 (1965) 386
[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Institution
[3] "Social Institutions". Stanford Encyclopedia of Philosophy. Retrieved 30 January 2015.
[4] http://www1.napa.vn/…/phan-biet-the-che-nha-nuoc-the-che-tu…
[5] http://africanhistory.about.com/…/def-Political-Institution…
[6] http://www.businessdictionary.com/definiti…/institution.html

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

11 comments:

  1. Bxchung Vuong: Cảm ơn Dr Việt. Nhìn từ giác độ Nhà nước thì đúng rồi. Nhìn từ phần phi nhà nước là các miếng gép khác có hợp lý không? Xin hỏi thêm anh cho đủ 360 độ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Từ từ chứ. Anh cũng đang học thôi :)

      Delete
  2. Bxchung Vuong: Thứ hai cải cách thể chế ở VN sẽ không tập trung vào tổ chức các bộ phân và vai trò lãnh đạo của Đảng mà tập trung tía cơ cấu lại các cơ quan để phát huy hiệu lực quản lý và hoàn thiện hệ thống Luật Pháp. (Ý này anh nhinf thấy một sự liên tục trong các văng kiện các đại hội trước, đến nay thay bằng cụm từ cải cách thể chế. Ví dự Đại hội 6 nêu cải cách kinh tế trước, cải cách chính trị sau,... đến đại hội 12 chính thức hóa bằng cụm từ cải cách thể chế) em nghĩ các Bác ý làm đúng nhưng chuẩn bị và thống nhất chưa cao nên cần một quá trình dài để nhận thức phải làm gì.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Bài học là phải phân tích thật chi tiết. Từ giờ đến đại hội tới còn rất nhiều thời gian mà. Trước hết anh định dịch bài của Huntington để xem cụ phán gì đã.

      Delete
  3. Bxchung Vuong: Từ chức năng cảu Chính Phủ là tạo lập môi trường kinh doanh, giữa gìn an ninh trật tư, thương quyền Quốc gia... thì 30 năm tiến đến cụm từ cải cách thể chế là quá muộn. Vì vẫn giải quyết tiêu đề what to do?

    ReplyDelete
  4. Nguyen Ai Viet: Muốn what to do thì phải căn cứ vào định nghĩa chính xác mà phân tích chi tiết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong Cái đó rất nguy hiểm với Việt Nam vì cơ bản sau what to đo các Bác lại tăng cường, mở rộng, nâng cao, trú trọng, tập trung... rồi lại ra một what to do khác. EM cảm thấy buồn hơn vì theo hiện tượng chu kỳ khoảng 15 năm lặp lại 1 khủng hoảng từ 1986-2016 đúng 2 chu kỳ như vậy các nỗ lực cải cách kinh tế lại về không trong khi bàn hãy làm gì cỏ lẽ không thực tế lắm.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Rất cảm ơn Anh đã trang bị thêm cho em nhóm từ vựng "Thể chế".

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: @[undefined:Bxchung Vuong] Các bác rất giỏi, có nhiều quân sư cũng giỏi, nhưng phần lười phân tích, phần sốt ruột và phần nữa háu ăn :) Những người chống các bác cũng sốt ruột hơn, cũng lười phân tích và không phải là không háu ăn :)

      Delete
    4. Bxchung Vuong: Em that ly luan moi khi dat nuoc lam nguy la con nhan tai hien len la do. Take sao khong dat much tieu làm cho dat nuoc khong lam nguy

      Delete
  5. Do Xuan Phuong: Ồ, cái thuộc tính "stable" rất quan trọng để phân biệt với giai đoạn cách mạng nhỉ. Các vị xưng là Marxist-Leninist hay lập luận rằng Nhà nước chuyên chính "vô sản" (hoặc "cộng sản") là kế thừa thắng lợi của đấu tranh giai cấp và tiếp tục chống lại chủ nghĩa tư bản và đế quốc trên thế giới. Tuy nhiên, tính chất bền vững, ổn định của cấu trúc xã hội sau đó dường như lại mâu thuẫn với chính nguyên lý lập thành Nhà nước ở chỗ: giai cấp là không thể xóa bỏ được. :D

    ReplyDelete