Saturday, February 1, 2020

ĂN & NÓI

Người ta hay nói: "Im lặng là vàng" có ý khuyên ko nên nói gì cả là hơn.

Sao lại thế, vậy thì cái mồm chả nhẽ chỉ để ăn và làm chuyện khác thôi chứ đừng có nói kẻo rách việc lắm sao...

Có lẽ thế nên tôi phải lục lại mấy điều này:

Nói năng là 1 phần của ứng xử. Tốt xấu như con dao 2 lưỡi, "Một tàn lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả 1 khu rừng già" (cứ ngẫm lại vụ cháy ở Úc mà xem) ngụ ý cho thấy sự nguy hại do nói năng gây ra.

Do vậy phải "học ăn, học nói" sao cho người khác và chính mình đều nhìn nhận được, từ đó mới có sự hòa hợp, hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề cho những mối quan hệ tốt đẹp hàng ngày.

Dưới đây là những ghi chép để lưu/nói[1]:

1. SUY NGHĨ trước khi nói.
2. Biết nói bằng SỰ IM LẶNG.
3. Cần giữ miệng lưỡi khi trái tim RUNG ĐỘNG.
4. Cố im lặng khi thấy mình QUÁ THÍCH NÓI.
5. NÓI SAU người khác.
6. Đừng bao giờ nói ra điều CHỐNG ĐỐI người khác (tốt hơn là nghe thật kỹ rồi hãy tranh luận).
7. Nên NÓI TỐT về người khác hơn là nói xấu họ.
8. Đừng bao giờ tìm cách TỰ BÀO CHỮA.
9. Lúc nào cũng giữ được sự ĐIỀM ĐẠM, KHIÊM TỐN qua lời nói.
10. Ko bao giờ NÓI SAI SỰ THẬT (có lẽ khó nhất), bằng ko thì im lặng còn hơn...
11. Luôn luôn THẬN TRỌNG từng lời nói.
12. Cầm lòng lại, đừng nói về SAI SÓT của bản thân (biết giới hạn như vậy sẽ tạo được những nguồn hạnh phúc mới mẻ).
13. Hãy kiểm soát GIỌNG NÓI của mình.
14. Đừng ham muốn tin tức (để nói) chỉ vì TÒ MÒ.
15. Đừng bao giờ PHÀN NÀN về những chuyện ko đáng. Đừng CHỈ TRÍCH người khác và THAN TRÁCH hoàn cảnh.
16. Đừng nói nhiều VỀ MÌNH.
17. Ít nói về việc của mình và khó khăn gặp phải, chỉ nên nói với ĐÚNG NGƯỜI, hoặc là người có trách nhiệm hoặc chỉ với bạn thân (ko nên giấu).

Muốn làm được như trên, phải QUẢN LÝ/Self-control bản thân thật tốt, tùy lúc mà vận hành theo nguyên tắc "tùy cơ ứng biến" một cách linh hoạt.

[1]: 17 điều này tôi copy/có sửa lại đôi chút từ 1 cuốn KTNN mà giờ ko biết ở đâu để ghi cho đúng cái số đã phát hành. Sorry!

16 comments:

  1. Tới bây giờ mới thấy, mình chỉ thuộc cấp vỡ lòng, muốn nói cho ra nói cũng chẳng dễ...

    ReplyDelete
  2. Xuan Nguyen: Cứ xem thì biết, tại sao trời cho 2 tai, 2 mắt mà chỉ cho 1 mồm thôi?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khanh Phanvan: Vậy là cái gì có 1 phải sử dụng hạn chế, còn có 2 thì vô tư?

      Delete
    2. Xuan Nguyen đã nói đến nguyên lý thiết kế của ông Trời thì miễn bàn, chỉ có đúng và đủ.
      Này nhé: "Trăm nghe ko bằng mắt thấy" có phải là nghe tới nghe lui rồi cũng phải nhìn tận mắt cho tường tận. Nhiều cái bé tí thì chỉ cần thoáng qua là đủ, chứ cái gì mà to vật vã có khi phải xem tới xem lui, 2 mắt chứ 4 mắt có khi vẫn ít...
      Hoặc ví dụ: chuyện quan trọng như học hành, có 2 cái tai và 2 cái mắt là để vừa nghe vừa nhìn nó mới dễ tiếp thu. Đố đứa nào vừa học mà còn vừa nói hơn cả thầy đấy.
      Đứa nào chỉ có 1 cái mồm mà cứ oang oang suốt ngày, thế nào cũng bị chửi là "đồ lắm mồm" cho mà xem. Có hay ho gì đâu.

      Delete
    3. Xuan Nguyen: Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
      - Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
      - Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
      - Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm là tổn thương người khác.
      - Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
      - Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.(ST)

      Delete
    4. Phan Văn Hải: Khanh Phanvan, Riêng có một cái 1 cũng phải hạn chế theo công thức nhân với 9 đấy!

      Delete
    5. Khanh Phanvan: Phan Văn Hải, tôi cũng ám chỉ cái đó, nhưng Xuân Nguyen bị lạc hướng!

      Delete
    6. Xuan Nguyen đi sâu nhể. Tôi thì cứ theo kiểu nông dân cù lần mà luận thôi. Thêm ví dụ về cái mồm nữa này:
      Chẳng hạn cãi cọ, lý lẽ thế nào ko biết, cứ chày cối to mồm thế nào cái đứa nói ko lại cũng lép vế, người ta bảo đấy là "Cả vú lấp miệng em", nhưng nếu nó cũng chẳng phải dạng vừa thì thế nào cũng bị chửi là "Đồ mồm 5 miệng 10". Đấy, cũng có ra gì đâu!!???

      Delete
    7. Aiviet Nguyen: Khanh Phanvan, Tố Nữ Kinh lại nói ngược lại: Cái 1 sử dụng càng nhiều càng tốt (không theo công thức nhân 9 nha), nhưng cái 2 bên cạnh đó sử dụng càng ít càng tốt. Lý thuyết mới là: cái gì sử dụng có ý thức thì 1 sử dụng ít. Cái gì không có ý thức lại ngược lại.

      Delete
  3. Phan Văn Hải: Quá chuẩn, không cần chỉnh 👍😀👍

    ReplyDelete
  4. Hai LE: Danh ngôn có câu: “ LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA, LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU”.
    Kinh nhà Phật có nhắc tới KHẨU NGHIỆP. Ý nói lờ nói rất hệ trọng nên phải hết sức tỉnh táo, tu chỉnh khi nói ra một lời nói. Lời nói sai có thể dẫn đến chết người. Vì vậy, kinh Phật nói:” Tu được cái miệng là tu được nửa đời người”.
    Không ai cấm nói nhưng nói như thế nào, nói lúc nào, nói ở đâu... là rất quan trọng.
    Ví dụ: Trước bữa ăn hay trong bữa ăn mà nói những lời thị phi thì bữa ăn hết ngon, thậm chí bỏ ăn vì một lời nói.” Trời đánh tránh miếng ăn là vậy”!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng thế anh ạ. Nói năng hay cư xử thế nào cũng phải đúng lúc, đúng chỗ/người và đúng mức.

      Delete
  5. Aiviet Nguyen: Nhìn chung tôi không thích triết lý ít nói lắm. Tôi đồng ý người không có cái gì để nói thì nói ít là tốt (không có nghĩa là nhiều vàng, mà chỉ là ít szar). Nhưng người nói hay, người ta ví với "phun châu nhả ngọc" lời nói như kim cương, chứ không chỉ là vàng. Có câu này cũng hay "ngậm miệng ăn tiền". Người khác súc vật ở chỗ có ngôn ngữ, sao lại sợ phải sử dụng. Nói chung các bộ phận đều nên sử dụng nhiều, sẽ hoạt huyết, tốt cho sức khỏe.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ nên hướng tới cái xh mà ở đó tự do ngôn luận với trật tự nói năng là để thể hiện sự tiến hóa, cái văn minh... và thoải mái.
      Nên chỉ nói chuyện vui, ko nói chuyện buồn ở vào hoàn cảnh nào đấy, thậm chí là khuynh hướng?

      Delete
  6. Tuy nhiên, từ góc cạnh tự nhiên mà nói: có lẽ loài vật sử dụng ngôn ngữ 'kiệm lời' hơn con người, mà nhiều khi quá lạm dụng ngôn ngữ cả trên truyền thông/tuyên truyền & sách vở...
    Và vì sử dụng ngôn từ của chúng rất ít, nên các biểu hiện 'ngôn ngữ cơ thể' hoặc bằng những cách thức đặc biệt khác giúp chúng sống hài hòa với nhau và với thiên nhiên...
    Có lẽ chúng thua loài người trong việc xuất bản sách báo... học hành và sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại và ko biết chơi game. Tuy nhiên, thông tin của chúng và trường lớp đào tạo từ thiên nhiên là rất thiết thực và vô tận, vô cùng bổ ích vì thường xuyên update phù hợp với hoàn cảnh mà ta gọi là "chọn lọc tự nhiên".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Chắc vì không có ngôn ngữ, nên chúng không thể truyền kinh nghiệm cho nhau và tích lũy kiến thức đời này qua đời khác, nên chúng đành chấp nhận làm nô lệ cho loài người.

      Delete