Cảm tưởng từ 1 bài báo cũ về 1 ngày chẳng còn mang ý nghĩa gì nữa...
Trong chuyến thăm VN vào năm 2009, khi cả VN và Singapore đều phải đối diện với cơn bão suy thoái kinh tế, ông Lý Quang Diệu (LQD) đã đưa ra những lời khuyên giúp VN trong cơn khủng hoảng trầm trọng này.
Cất công đến VN để tháo gỡ với trùm "đớp đểu" LTH, ko biết ông LQD để lại những gì tâm đắc với đc ta. Về bài học tiếng Anh: theo cái cách mà bây giờ đang thấy, thì chắc các đc ta đang áp dụng/sáng tạo bằng cách: Để Tàu học Sing xong ta học lại từ ông bạn 4 tốt 16 chữ. Nên bây giờ tôi đang lo vì các đc ta sẽ cải cách thành: học tiếng Tàu thay cho tiếng Anh vì đằng nào chả là thuộc địa của Tàu!!!???
Vì tiếng Anh (đi đôi với giáo dục) ở Singapore là điều quan trọng hàng đầu nên chỉ tạm khoanh vào tiếng Anh thôi, những vấn đề khác cứ thế mà suy là ra tất...
-------------
Ông LQD đến tp.HCM chiều ngày 13.04.2009. Chuyến thăm của cựu thủ tướng Singapore rơi vào giai đoạn VN đang đối phó với suy thoái kinh tế nên những lời khuyên của chiến lược gia này về các giải pháp được nêu ra được đặc biệt chú ý.
Tiếp Bộ trưởng Cố vấn LQD, ông Lê Thanh Hải (LTH), UVBCT - Bí thư Thành ủy tp.HCM, cho biết: "Năm nay, VN nói chung, tp.HCM nói riêng tiếp tục đối mặt với những khó khăn về kinh tế - thương mại. Trong bối cảnh này, những lời khuyên của ông (LQD) là rất hữu ích cho VN".
Những tham vấn của ông LQD cũng là cách mà chính phủ Singapore đang nỗ lực thực hiện bởi họ cũng đang lâm vào đợt suy thoái kinh tế tồi tệ chưa từng có. Năm nay, GDP của Singapore dự báo tăng trưởng âm, xuất khẩu giảm rất mạnh, thất nghiệp tăng cao. Ngoại thương hiện chiếm tỷ trọng tới 30,6% trong nền kinh tế Singapore, vì thế, theo ông LQD, khi kinh tế thế giới khủng hoảng thì Singapore rơi vào suy giảm rất nhanh.
Cựu thủ tướng Singapore phân tích: Khác với Mỹ, kinh tế châu Âu ít có cơ hội phục hồi sớm vì Đức, Pháp và 1 số nước khác trong Liên minh châu Âu (ngoại trừ Anh) ko đưa ra chương trình kích cầu nào, lực lượng lao động ngày càng già đi, người dân chi tiêu dè dặt hơn... Còn TQ và Ấn Độ thì có triển vọng phục hồi sớm hơn nhờ có thị trường nội địa rất lớn. Dù Singapore đã ký hợp tác kinh tế với TQ và Ấn Độ nhưng điều đó ko cứu vã được kinh tế Singapore bởi những mất mát rất lớn của đất nước này tại thị trường châu Âu. Từ thực tế đó, ông LQD đánh giá: "Tôi nghĩ VN và tp.HCM hiện đang ở vị thế tốt hơn Singapore".
Tiếng Anh là chìa khóa
Mỗi lần đến VN, ông LQD đều đưa ra những lời khuyên thú vị, bổ ích.
Trước hết, VN cần tập trung các khoản kích cầu cho các DA hạ tầng. Cách làm này vừa nâng cấp được hạ tầng cơ sở vừa giải quyết được bài toán việc làm, tạo ra thu nhập và thu nhập đó sẽ quay vòng kích thích tiêu dùng. Hiện TQ đang áp dụng giải pháp này bằng cách đẩy mạnh xây dựng hạ tầng ở các vùng phía Tây.
Ngoài ra, ko chỉ đối phó suy thoái, VN cần phải chuẩn bị thật kỹ các phương án đón đầu khi kinh tế phục hồi. Suy thoái là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, thanh lọc các DA FDI. Quan trọng nhất là VN phải tập trung đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để khi kinh tế phục hồi, lực lượng này bắt tay ngay vào việc ở tầm cao mới. Đây là dịp để đào tạo lại lao động thất nghiệp, trang bị cho họ những kỹ năng tốt hơn để chờ khi kinh tế khởi sắc.
Một lời khuyên nữa mà ông LQD đánh giá rất quan trọng, đó là trang bị tiếng Anh cho lực lượng lao động. Với phương châm "nhiều tiếng nói, 1 ngôn ngữ", chính phủ Singapore chi tiền rất mạnh tay để mời các GS giỏi trên thế giới về giảng dạy cho sv-hs trong nước ở các lĩnh vực bằng tiếng Anh. Ông khuyên: "VN đừng chậm chân trong việc này. TQ đã nhận ra điều đó rồi. Họ đang theo Singapore cách làm trên. Theo tôi, VN và tp.HCM có 1 cách đi tắt thế này: Tuyển chọn những cá nhân giỏi gửi đi học các chương trình bằng tiếng Anh, sau đó về truyền thụ lại cho học viên trong nước. Ko có tiếng Anh thì lực lượng lao động ko thể theo kịp tri thức mới, bị tách biệt với thế giới". Chiến lược gia kinh tế 86 tuổi này tái khẳng định tầm quan trọng của tiếng Anh: "Nếu như sau ngàyĐộc lập (1965), chúng tôi chọn tiếng Hoa hay tiếng Mã Lai làm quốc ngữ thì Singapore ko có ngày hôm nay".
Các bạn click vào hình để xem rõ hơn.
Dương Quang (NLĐ-14.04.2009)
Cả bài, có lẽ bài học to nhất là ở những dòng chữ đậm bên dưới ảnh. VN ko chỉ thiếu 'thầy bà' đúng nghĩa, mà còn phải đào tạo lại cả 'những người cầm đầu' 1 thời mang tên "lú" mà vẫn cố "lái".
ReplyDelete