Gần đây thấy nhiều quân sư kinh tế xã hội, ngày càng nghĩ ra lắm quái chiêu. Nào là biến điểm yếu thành điểm mạnh, kiểu như biến vô tổ chức thành sáng tạo, biến ngu dốt thành dễ bảo, biến đại khái thành linh hoạt. Rồi các loại thông minh, thành phố thông minh, thiết bị thông minh, đến mức đột nhiên không hiểu thông minh là gì.
Có điều chưa thấy ai nói về đào mỏ văn hóa. Mình nghĩ ra vấn đề này cách đây hơn 20 năm, khi đọc Giả Bình Ao. Giả viết "Mọi người đều nói Tần Thủy Hoàng là bạo chúa, xấu xa, đốt sách, chôn nho, xây Vạn Lý Trường thành. Tôi cho rằng Tần Thủy Hoàng tốt, ngày nay chúng ta thu tiền du lịch nhờ Vạn Lý Trường thành. Bao nhiêu người cơm no áo ấm nhờ Tần Thủy Hoàng".
Văn hóa là cái cha ông để lại cho ta, mà không hỏi ý ta. Không phải cái gì cũng tốt, thậm chí có những cái làm ta đau khổ, thù hận, đói nghèo, lẩm cẩm. Tuy vậy văn hóa rất mênh mông, cũng có một số thứ có thể đào lên kiếm ăn được. Đó là nguồn lâu dài và vô giá. Lần trước tôi nói về Quy Nhơn, có trận Thị Nại, Tháp Chàm là lịch sử có thể kích thích du lịch, phim ảnh, võ thuật, y học cổ truyền, tâm linh.
Huế có những câu chuyện hoàng gia, như cuộc đời của các vị vua, cung tần, đại thần, quý thích đều hay ho. Có các làng nghề, thú trồng cây, nghề thủ công, đặc sản, thậm chí lăng tẩm, nghĩa địa, thành phố Ma. Đều là những câu chuyện không đâu có, có thể khai thác kiếm ăn. Người Huế vẫn để Huế nghèo là dốt và có tội. Chỉ cần học cách kể chuyện cho hay. Cuộc đời ông Đoàn Trưng hay Hồng Bảo đều rất hay.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment