Tuesday, February 25, 2020

BIẾT ĐỌC, BIẾT VIẾT, BIẾT LÀM TOÁN?

Không có bất cứ tài liệu nào kể lại rằng Phật đã đọc sách hay ghi chép gì cả. Thời ấy, có lẽ văn bản chỉ được dùng cho các khế ước, hoặc khắc vào đá ở các đền thờ, chắc hẳn chỉ có một số rất ít người biết đọc biết viết, khi họ làm nghề gì đó và vì lý do nào đấy.

Mãi bốn thế kỷ sau khi Phật chết, thì kinh Phật mới được ghi lại lần đầu tiên, bằng tiếng Pali, chép lên lá bối đa khô, ở một xứ Phật chưa từng đến bao giờ là Tích Lan (Ceylon, Sri Lanka).

Sinh thời, Phật chỉ nói chứ không viết ra những gì muốn người khác phải hiểu. Người ta nghe, ghi nhớ trong đầu, rồi đi nói lại cho người khác.

Để mọi người không nhớ sai, các bài tạng kinh được đặt ra để dễ học thuộc lòng.

Nhưng có lẽ Phật rất yêu thích những con số: 4 sự thật về cái khổ (tứ diệu đế), 8 con đường đúng (bát chính đạo), 12 duyên khởi (thập nhị nhân duyên), 5 ấm (ngũ uẩn), 6 căn (lục căn),...

Cái gì quan trọng cũng được đánh số để khi kể lại thì người ta có thể kể theo đúng thứ tự. Nếu có quên mất thứ gì đó, thì nhờ có đánh số mà biết còn thiếu ở đâu, và khi đã kể đủ số rồi thì thôi, không được thêm vào điều gì!

Tạm chốt bừa: Phật không biết đọc, không biết viết, nhưng có lẽ biết làm toán số học!

Biết đọc, biết viết, biết làm toán hình như ngày nay là mục tiêu của giáo dục tiểu học... và không chỉ vậy.

Như Hùng

2 comments:

  1. Cái nền tảng của giáo dục nhà trường và xh hiện tại ko còn đặt cái mục đích chỉnh đốn nhân tâm là thiết yếu.
    Xoay quanh những vấn đề: cơm, áo, gạo, tiền... và coi những cái này mới thiết thực hơn nên chà đạp nhau và bon chen như đang thấy khắp nơi mới là đại họa, còn tệ hơn đại dịch, giết hại nhiều vô kể bất kỳ ai nếu sa ngã vì đủ thứ cám dỗ, kể cả bị lừa và tự lừa do huyễn hoặc... lạc lối trong ma trận cuộc đời.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Thanh Đàn: Nguyễn Cao Bình, Đại dịch chỉ tai họa trong một khoảng thời gian ngắn, đại họa giáo dục sẽ kéo dài hàng thế kỷ và nó hủy hoại cả một dân tộc!

      Delete