Thursday, February 13, 2020

Coffee time: Bản sắc và nhãn hiệu *

Tôi mượn hình ảnh 3 ''đặc sản'' của VN: áo dài, nước mắm và hoa sen mà GS Cao Huy Thuần (ĐH Picardie, Pháp) đã phân tích rất sâu sắc trong 1 bài viết trên DNSG Cuối Tuần để nói về chuyện bản sắc trong xây dựng thương hiệu quốc gia.

Một VN truyền thống, có bản sắc, ko thể hòa lẫn/lai tạp với bất cứ thứ văn hóa du nhập nào khác sẽ có khuôn mặt ra sao? Nó phải ntn để vừa hòa nhập vào thời toàn cầu hóa, vừa ko mất đi cái hồn/cốt dân tộc?

Câu hỏi trên vào lúc này ko đơn giản vì nhận thức/xác định đó là gì và gìn giữ ntn trong thời cuộc ngày càng biến đổi nhanh hơn, sống gấp gáp hơn... Nhất là, khi mà các giá trị truyền thống của người Việt đang trong quá trình tan rã từ thời Pháp thuộc và những tác động bởi ảnh hưởng rất mạnh, mọi lúc mọi nơi, của cơn bão toàn cầu hóa hiện nay.

Thương hiệu quốc gia, trong tổng thể, ko chỉ có ''áo dài, nước mắm, hoa sen". Định vị và tạo lập 1 VN có vị thế riêng trên bản đồ thế giới ko chỉ là giới thiệu 1 tà áo hay thông qua 1 loại thức ăn đặc thù/đặc trưng. Song, quá trình xây dựng thương hiệu nhất thiết phải gắn liền với việc tạo dựng hình ảnh quốc gia 1 cách thống nhất, đồng bộ với những gì là đặc trưng/vượt trội theo nghĩa độc đáo, hấp dẫn & cuốn hút, trong đó yếu tố bản sắc truyền thống giữ vai trò đặc biệt quan trọng, dù nó được gắn với ngành DL, ăn uống hay thời trang hoặc 1 thương hiệu sp, thậm chí cả chuỗi giá trị quốc gia.

Các quốc gia thường có xu hướng chọn những đặc trưng hay thế mạnh tiêu biểu của mình để đánh dấu trên bản đồ nhãn hiệu toàn cầu nhằm định vị cho hình ảnh quốc gia 1 vị thế khác biệt/vượt trội trong nhận thức của thế giới. Điểm qua những "anh tài" có thương hiệu quốc gia biết sd ưu thế bản sắc ẩm thực thuộc hàng "nổi danh toàn cầu" có thể kể đến Sri Lanka với chè Ceylon, Nauy với cá hồi, nhắc đến Pháp thì ko quên pho mát Camembert và rượu vang Bordeaux, còn New Zealand thì có thịt bò...Tương tự, ưu thế bản sắc thông qua y phục thì có kimono của đất nước Mặt Trời mọc, phụ nữ Trung Hoa thì vô cùng quyến rũ và ko thể lẫn trong chiếc sườn xám...

Có lẽ nên bắt đầu câu chuyện bản sắc trong thương hiệu quốc gia bằng hình tượng chén nước mắm mặn mòi của người Việt. Sự nổi tiếng của nước mắm được viết nguyên gốc bằng tiếng Việt trong cuốn từ điển danh tiếng Larousse - ko phải bàn cãi, cũng như nem/chả giò, phở. Thức ăn là 1 yếu tố ko thể thiếu của bản sắc, nó là 1 phần của nền văn hóa và lối sống. Vì thế, nó theo chân những di dân trên con đường phiêu bạt và ko thể tách khỏi cuộc sống con người.


Giờ đây, bạn có thể ngửi mùi nước mắm trong 1 quán ăn sang trọng của người Việt giữa Paris mà nhiều du khách từ VN chỉ dăm bữa là chán bơ sữa, pho mát đã nhớ quay quắt.

Đời sống của dân chúng đã khá hơn trước nhiều, người ta có thể bỏ ra 100 USD (hoặc hơn) cho 1 bữa tối 4 người tại KS Sheraton sang trọng, có thể tay dao tay nỉa với khăn ăn trắng muốt trên bàn, nhưng đố người nào ăn hoài cả tuần, dù đủ tiền. Đơn giản vì vị bơ sữa ko thể thay mùi vị của nước mắm.

Thứ nước nâu sậm kết tinh từ những giọt của biển cả, đất trời ấy, có cả vị mồ hôi của lao động đã khiến hiếm người Việt nào cảm thấy bữa ăn đầy đủ ngon lành mà thiếu nó. Chẳng thế mà có người đi Đông đi Tây hưởng đủ vinh hoa phú quý rồi cũng có 1 ngày bỗng dâng lên từ nơi sâu thẳm đáy lòng 1 nỗi nhớ rất khó gọi tên.

Tuy vậy, điều làm người Việt chạnh lòng là thương hiệu nước mắm Phú Quốc của VN từng bị nhái đến nỗi thực khách Âu Mỹ lầm tưởng đây là sp của... Thái Lan! Có người con VN nào ko buồn tủi khi bắt gặp 1 chai nước mắm Phú Quốc "made in Thailand" trong 1 siêu thị bên trời Tây? Có con dân đất Việt nào ko thất vọng tràn trề khi ko thể tìm nổi 1 chai nước mắm chính hiệu VN trong những ngày lang bạt xứ người?

Didier Corlou, vị bếp trưởng người Pháp nặng lòng với ẩm thực Việt, có lần đã tâm sự rằng các bạn nên tự hào vì có nước mắm, được ăn nước mắm từ lúc sinh ra đến lúc chuẩn bị từ giã cõi đời. Nó là thứ "thời trân" vô giá, là hạt ngọc lấp lánh của người Việt Nam. Hơn 10 năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội, Corlou đã dành trọn tâm sức để tìm hiểu  và quảng bá thương hiệu ẩm thực VN, cho nước mắm. Ông đã đến Phú Quốc, đến những làng chài xa xôi hẻo lánh để xem thứ nước tinh chất ấy được làm thế nào.

Ẩm thực có thể là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thế giới biết đến 1 đất nước.

Trong bản sắc của 1 dân tộc, y phục là đời sống, là hơi thở, là văn hóa. Áo dài ko chỉ là trang phục của người Việt, nó chính là nước Việt. Khi những tà áo dài tha thướt vấn vương của Sỹ Hoàng, Minh Hạnh khoe duyên khoe sắc trên sàn catwalk Tokyo hay Rome, đấy là lúc hồn dân tộc vọng về.

Chiếc áo dài đã đi vào tâm tưởng biết bao thế hệ người Việt, đã hãnh diện sánh ngang những đầm, váy, jupe của nước người. Vì thế, cho dù bị biến tấu, cách điệu hay thêm thắt vẽ vời cho hợp mốt, áo dài dứt khoát vẫn là áo dài, vẫn dịu dàng và đằm thắm như thiếu nữ Việt. GS Cao Huy Thuần khẳng định rằng: áo dài cũng như nước mắm, đều là bản sắc Việt, là tính cách và tâm hồn Việt, mà đã là bản sắc thì "không sợ ma nào ám, kẻ cướp nào lấy"!


Quả vậy, trải qua ko hề ít bể dâu, thăng trầm của lịch sử, chưa bao giờ áo dài, nước mắm, hoa sen bị đồng hóa, bị thay đổi hồn cốt, dù chúng mềm mại, mong manh.
Tính trường tồn vĩnh cửu của hoa sen - một biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu "thân ý trong sạch", của thứ nhan sắc "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" tùy thuộc rất nhiều vào cách chúng ta gìn giữ. Cũng như bản sắc, truyền thống, những gì thuộc về hồn dân tộc ko bao giờ mất, ko thể nhạt phai dù gió bão ngả nghiêng.

Hội nhập toàn cầu, những cánh bay mang biểu tượng hoa sen vàng trên nền xanh của Hãng hàng ko quốc gia Vietnam Airlines tung cánh khắp năm châu, chở theo niềm tự hào của đất nước. Đấy là thương hiệu quốc gia, là dân tộc tính.

Vấn đề còn lại là phát huy bản sắc ra sao? Định vị thương hiệu quốc gia "Áo dài, nước mắm, hoa sen" như thế nào đây để thế giới nể phục, để tà áo dài - chén nước mắm - bông hoa sen muôn đời bất diệt? Quả thật, câu hỏi đó ko dễ trả lời.


Ghi lại từ bài viết của Thành Trung (DNSG Cuối Tuần-15.8.2008)

*: Nguyên bản/tựa đề ''Định vị thương hiệu quốc gia''

No comments:

Post a Comment