Công trình này do Chủ tịch Viện Hàn Lâm Lạc Dũng Tường chủ biên và 2000 nhà khoa học Trung Quốc tham gia. Có 3 ấn tượng nổi bật:
1. Bức tranh toàn cảnh về Khoa học Công nghệ, toàn diện nhưng rất táo bạo. Trái với ở ta, một chương trình lớn của ta bao giờ cũng bị công thức và mờ nhạt. Một chương trình tham vọng và bứt phá bao giờ cũng què quặt, không đủ cộng lực, thiếu đồng bộ. Tôi nghĩ điều này phản ánh tầm suy nghĩ và kiến thức phiến diện của các nhà khoa học Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh dũng khí và tính quả cảm của họ.
2. Dũng cảm khi đánh giá quá khứ và giá trị truyền thống. Trong khi nhiều người Việt Nam luôn thần bí hóa khoa học công nghệ truyền thống Trung Quốc, coi đó là đường tắt đi tới tương lai. Lộ trình KHCN thẳng cánh bài bác những ảo tưởng mù quáng, tự thỏa mãn, tự ru ngủ về tri thức khoa học Trung Hoa, đóng cửa tự ca ngợi những thời minh quân như Khang Hy, Càn Long. Tôi nghĩ Việt Nam cũng có nói sơ sơ nhưng không dám nói đến nơi đến chốn, do đó có những quan niệm phổ biến rất buồn cười về khoa học thậm chí ở những trí thức hàng đầu như kiểu khoa học dựa trên kinh Dịch, không gian nhiều chiều trong đạo Phật, Lão Giáo, Mật tông và entropy, làm rối trí lớp trẻ. Không biết mình là ai và không biết khoa học là gì thì làm sao khá.
3. Hướng vào các vấn đề thực tế như hiện đại hóa nền sản xuất, đối phó với tương lai năng lượng, môi trường, an ninh và tính cạnh tranh quốc gia, vấn đề thực phẩm, nhưng sâu rộng tới các vấn đề như thông tin lượng tử, không gian, biển, vật chất tối,... Đặc biệt vật lý đóng một vai trò rất trung tâm. Điều này ngược với ở ta Vật lý đang là một ngành chết mòn, do không kết nối được với các vấn đề xã hội. Điều này một phần nào tầm nhìn của xã hội Việt Nam không đủ xa, nhưng cho thấy các nhà khoa học của ta thiếu tư duy bứt phá, và khá ích kỷ không dám bước xa khỏi đề tài hẹp của minh.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment