Wednesday, June 25, 2014

Hoàng Tử Bé: Bao Báp, Gạo và Cẩm Quỳ

Trong Hoàng Tử Bé có tên một loài cây quan trọng, trong bản tiếng Hung là "majomkenyér fa" dịch nghĩa đen là "cây bánh mì khỉ". Đó là lý do bản dịch của kiệt tác đã hoàn thành năm 1978 không được ra mắt bạn đọc miền Bắc. Miền Nam có bản dịch của Bùi Giáng, phóng khoáng và du dương nhưng không phù hợp với đa số độc giả, nhất là độc giả miền bắc.

Sau này, sang Mỹ tôi mới gặp cây Bao Báp, đặc biệt có lần đến chơi cả một ngày dưới tán lá của một cây Bao Báp khổng lồ ở New York. Sau đây là một số thông tin về cây Bao Báp và Cẩm Quỳ tôi tìm được trên Wikipedia. Bao Báp thuộc phân họ Gạo. (Đúng là cây Gạo chúng ta biết được). Nếu không thích từ Bao Báp ta có thể dùng từ Gạo Phi (như kiểu Rô Phi). Gạo có tên chữ Hán là Mộc Miên.
Chắc Bùi Giáng cũng đã mất thì giờ hỏi một chuyên gia nào đó về tên cây này. Nhầm lẫn nhưng cũng có lý do. Gần đây các nghiên cứu về gien (không có trong bài trên Wikipedia về Bao Báp) đã xếp Gạo thành phân họ của họ Cẩm Quỳ, thuộc bộ Cẩm Quỳ. Tuy vậy, theo như ảnh dưới đây các cây Cẩm Quỳ chẳng có gì giống Bao Báp và Gạo.

Bao Báp

Gạo


Cẩm Quỳ
Bộ Cẩm Quỳ

Bao Báp (Wikipedia)
Bao báp là một chi của 8 loài cây thân gỗ có kích thước từ vừa đến lớn, trước đây được coi là thuộc họ Gạo (Bombacaceae), hiện nay được coi là thuộc phân họ Gạo(Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi (Madagascar với 6 loài, thảo nguyên nhiệt đới Đông Phi 1 loài và Australia 1 loài). Các loài cây này có chiều cao 5-25 mét (ngoại lệ tới 30 mét), đường kính gốc cây 7-11 mét (hay chu vi gốc cây là 22-35 mét, ngoại lệ có cây lên tới 50 m). Chúng được chú ý vì có khả năng lưu trữ nước bên trong thân cây to phình ra, với dung tích lưu trữ tới 120.000 lít nước để đảm bảo tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao cụ thể trong từng khu vực. Tất cả chúng đều có thể có mặt trong các khu vực khô hạn theo mùa. Là các loại cây sớm rụng lá, chúng rụng lá trong mùa khô. Một số cây được coi là đã sống hàng ngàn năm, tuy nhiên do gỗ của chúng không sinh ra các vòng tăng trưởng hàng năm nên không thể kiểm chứng điều này và chỉ có một số ít các nhà thực vật học tin vào điều này.
Lá của chúng được dùng một loại rau ăn trong khu vực phân bổ tại châu Phi đại lục, bao gồm Malawi, Zimbabwe  Sahel. Nó được dùng dưới cả hai dạng là rau tươi và bột khô. Tại Nigeria,người dân địa phương gọi lá của nó là kuka và dùng nó để nấu món xúp kuka. Cùi thịt khô của quả, sau khi tách khỏi các hạt và sợi, được ăn ngay hoặc trộn lẫn với cháo yến mạch hay sữa. Hạt được dùng chủ yếu như chất làm đặc cho các món xúp, nhưng cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng để ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ để chiết dầu thực vật. Thân cây còn là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và dùng làm củi.
Bao báp Australia (tiếng Anh: boab) được thổ dân dùng làm nguồn cung cấp nước và thực phẩm còn lá được dùng làm thuốc. Họ cũng tô vẽ và chạm khắc phần bên ngoài của quả và đeo chúng như là đồ trang sức. Một cây bao báp lớn, rỗng thân ở miền nam Derby, tây Australia đã được sử dụng trong thập niên 1890 như là nơi giam giữ các tù nhân là thổ dân trên đường đưa họ tới Derby để tử hình. Cây bao báp này hiện vẫn còn và hiện nay nó là nơi thu hút khách du lịch.
Bao báp là cây quốc gia của Madagascar. Trong chuyện Hoàng tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry, Hoàng tử Bé đã rất lo lắng là các cây bao báp (được miêu tả như là "các cây to như những con bò") có thể mọc trên tiểu hành tinh rất nhỏ của mình, chiếm hết toàn bộ không gian và thậm chí tách nó ra thành nhiều mảnh. Rafiki, nhân vật trong The Lion King (Vua Sư tử), làm nhà của mình trên cây bao báp.
Tại Việt Nam cũng có một số cây bao báp. Theo Báo Tiền phong thì tại đây có 6 cây, trong đó 1 tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, 1 tại Huế và 4 tại thành phố Hồ Chí MinhHiện nay ở TP. Vinh - Nghệ An cũng có một cây Báo Báp trong quán Cafe mang tên "Báo Báp" gần ĐH Vinh.
SO SÁNH GẠO VÀ BAO BÁP
     Gạo và Bao báp khá giống nhau ở phần cành và ngọn. Đặc biệt Gạo cổ thụ. Bao báp châu Phi và trên thế giới có những loài thân rất lớn. Tuy vậy Bao báp ở Việt Nam thân cũng nhỏ và rất giống gạo. Tôi nghĩ Bao Báp chính là Gạo, do người dịch không biết nên đành lấy chữ của châu Phi. Hoa Bao Báp màu trắng, Hoa Gạo đỏ. Nhưng tôi cũng đã tìm thấy Hoa Gạo trắng. Ở Việt Nam người ta rất quý Hoa Gạo trắng, nhựa đỏ để làm thuốc
http://duocminhanh.com.vn/mua-cay-gao-hoa-trang-tam-ngung-mua-45-ngay-3532658.html
Bao báp




Bao báp Việt Nam

Gạo





Hoa Bao báp


Gạo Trắng


11 comments:

  1. Làm việc theo cách của AV mình thích đấy. Rất nghiêm túc!

    ReplyDelete
  2. Hay là còn loại cây khác, cũng có tên là "cây gạo", to lớn, có hoa màu đỏ. Mọc ở nhiều vùng thuộc miền Bắc. Cẩm quỳ có dính dáng đến loại cây này chăng?

    ReplyDelete
  3. Cây gạo trong hình vẽ chính là nó đấy. Mộc miên hoa đỏ. Hồi xưa mình hay lấy gỗ gạo để gọt đủ thứ vì nó rất mềm. Cây bao báp thấy nói gỗ cũng mềm. Hình dáng khá giống nhau vì cao lớn hùng vĩ. Hay mình cứ dịch là Cây Gạo hay Mộc Miên đi

    ReplyDelete
  4. Sẽ hết sức cân nhắc vụ chữ nghĩa này. Làm như cách của AV là đúng với cách thức của 1 nhà nghiên cứu khoa học chân chính đấy :)

    ReplyDelete
  5. Theo mình, cố gắng suy luận (ko phải suy diễn nha!) 1 cách lô-gích, thì Saint-Exupéry viết truyện HTB từ những kiến thức liên quan nhiều đến châu Phi và sa mạc Sahara. Do đó, có sự liên tưởng nhiều đến cây cối của vùng này (ông khó lòng mà biết đến cây gạo của chúng ta vì thuộc những vùng đất xa lạ với tác giả khi đó). Châu Phi thời đó là vùng đất vô cùng lôi cuốn, mới lạ và đầy hấp dẫn với những nhà thám hiểm và nghiên cứu châu Âu. Thêm nữa, hình vẽ của tác giả rõ ràng là vẽ cây bao báp khổng lồ, nó mới là loại cây "kinh khủng" theo như mô tả của tác giả.

    ReplyDelete
  6. Mình bổ sung thêm phần so sánh Gạo với Bao Báp. Có lẽ Bao Báp chính là Gạo Trắng. Chắc các nhà chuyên môn đặt tên Bao Báp là do chưa biết đến cây Gạo Trắng. Về hình dáng thì ở châu Phi các cây Bao Báp có hình dạng khác nhau, thân to, nhưng nhìn chung cành, ngọn và hoa đều giống Gạo. Hoa Bao Báp cũng có bông như Gạo

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu chắc chắn 2 tên gọi đều của 1 cây thì vấn đề chỉ còn là nên chọn tên nào mà thôi. Còn ở bản dịch của nhà văn-dịch giả Nguyễn Thành Long thì gọi là gì?

      Delete
  7. Mình không tìm được bản của Nguyễn Thành Long, nhưng có bản của Vĩnh Lạc, dịch là bao báb. Gần đây có thêm bản của Nguyễn Tiến Đại. Mình sẽ để là cây gạo

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy là tụi mình phải giải quyết thật ổn vụ này, tìm được từ chuẩn xác. Nếu dịch là "cây gạo" có sợ bị "Việt hóa" ko?

      Delete
  8. Không sao. Gạo hoa trắng hay hoa đỏ thì cũng là gạo. Đã xác định được Bao báb thuộc chi họ "gạo", và gạo có thể có hoa trắng thì có thể gọi là "gạo" không sợ sai. Có thể coi đây là phát hiện cho từ điển nước nhà :-)

    ReplyDelete
  9. Công nhận cây bao báp châu Phi nhìn "ma quỷ" thật!

    ReplyDelete