Saturday, April 30, 2016

Nhật ký: Viết ngày 30 tháng Tư

Thảm họa cá chết tanh tưởi và uất ức... kéo dài thêm nỗi buồn của cả nước đến hôm nay, ngày kỷ niệm 41 năm kết thúc chiến tranh, làm cho niềm vui của bên thắng cuộc chẳng còn chút gì mang ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng ngày nào.

Từ những diễn biến xấu kéo dài, những ngày này đang đặt ra cho Việt Nam câu hỏi mà lịch sử đã nhiều lần nhắc lại: phát triển hay diệt vong. Mang trong dòng máu cái mầm sống muôn đời, cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ xâm lược nào. Như những ngọn măng tre tượng trưng cho khí phách và sức sống mạnh mẽ của những con người trên dải đất này, chúng đã giúp họ làm nên bức tranh của dân tộc Việt trong kho tàng lịch sử của nhân loại nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Bức tranh bi tráng, đầy máu lửa và rất hào hùng.


Vì lẽ gì mà một dân tộc là hiện thân của bức tranh được khắc họa bằng những chiến tích chống ngoại xâm và những trận Điện Biên Phủ lẫy lừng mới đây bỗng nhanh chóng trở nên lụn bại, thấp hèn? Điều gì đã xảy ra trong 41 năm qua? Tại sao đất nước này không thể phát triển? Lẽ ra Việt Nam đã thành cọp/hóa rồng với tiềm năng được kỳ vọng/đánh giá cao của nhiều người nước ngoài (từ những năm đầu của thế kỷ 20) nhưng vẫn chỉ là một nơi đầy những mâu thuẫn và thất bại trong việc xây dựng và phát triển sau chiến tranh, đất nước đầy những vết thương của cả giặc "ngoại xâm" "nội xâm", đất nước của những "ngoại lệ" bất thường, vô cùng phi lý...

Để lý giải, phải quay lại với những con cá chết trắng bờ Biển Đông. Để đặt câu hỏi về cái chết của chúng, để trả lời về những cái chết của núi rừng, của những dòng sông, cả những đồng bằng phì nhiêu, những cao nguyên trù phú... chúng từng khoác lên cho đất nước này không chỉ vẻ đẹp tuyệt vời được ban tặng từ thiên nhiên, mà chúng còn hứa hẹn cả một tương lai vô cùng xán lạn... của "biển bạc, rừng vàng", của những đô thị một thời hiền hòa, của một lịch sử bi tráng không chịu vùi dập chỉ muốn cất cánh bay lên...

Không chỉ là những câu hỏi đó mà còn vô số những câu hỏi khác: Làn sóng những người bỏ xứ vượt biên nói lên điều gì? Chủ quyền đất nước trên đất liền và trên biển cùng với những sự kiện chiếm đóng/áp đặt và phản ứng/nhân nhượng đáng ngờ của chính quyền nói lên điều gì? Những cái tên nhơ nhuốc Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc nay đang được nhắc lại để ám chỉ những ai? Vì sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Vì sao người ta hay nói "đấu tranh tránh đâu"? Vì sao bây giờ ra đường người ngay phải sợ kẻ gian?... Cũng từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, xã hội Việt Nam xuất hiện 1 tầng lớp cách mạng 30/4 ở miền Nam, trong tầng lớp này có bao nhiêu kẻ cơ hội lợi dụng thắng lợi của cách mạng để ngoi lên/kiếm chác? Còn ở miền Bắc thì từ trong hàng ngũ lực lượng đảng viên hùng hậu có bao nhiêu kẻ thoái hóa/biến chất?... Cho đến lúc này, chúng ta có thể đếm được có bao nhiêu người là cộng sản chân chính và như vậy thì Cách mạng Việt Nam thực chất là cuộc cách mạng vì cái gì?

Nguyễn Quang Lập đã mô tả về thời bao cấp ở miền Bắc những năm 70, nơi khởi phát của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để giải phóng miền Nam. Đó là xã hội của những con người "đói kém" vì thiếu thốn cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần, đến nỗi những mậu dịch viên cũng có thể trở thành bạo chúa "lạnh lùng khinh khỉnh" và biến những người khác trở nên hèn hạ ngu xuẩn... đến mức lâu ngày rồi cũng phải mang ơn họ và cảm thấy mình có lỗi vì đã làm phiền họ mà không dám tranh cãi với họ vì đó là "điều dại dột nhất trần đời"...

Chúng ta đang kéo dài một cuộc sống mà trong đó sự thật trái ngược với mọi lẽ phải, hoàn toàn trái ngược với những gì vẫn được lặp đi lặp lại hàng ngày một cách nhàm chán về một xã hội tốt đẹp, nhưng thực chất là một xã hội mang trong mình những mầm chết, những hiểm họa khôn lường bất chấp mọi cảnh báo. Từ những cái mầm chết này sinh ra đủ loại biến chất/thoái hóa từ quan đến dân, từ thành thị đến nông thôn, từ trí thức đến nông dân... Mọi nơi mọi lúc, chúng ta đều nhận ra cuộc sống đang bị biến đổi, con người ngày càng tha hóa, đất nước ngày càng suy bại mà không thể biết sẽ đi về đâu. Nhưng chắc chắn sẽ không thể trở nên tốt đẹp và phồn vinh.

Bao giờ thì chúng ta thoát khỏi tình trạng này để có lại niềm tin vào cuộc sống và con người? Con người là nhân tố, là động lực và vốn quý của xã hội, là tác nhân biến đổi tất cả, nhưng nếu họ lại chỉ là những sản phẩm tồi của 1 xã hội suy tàn thì có thể trông đợi từ họ điều gì?
Những gì có thể làm được bây giờ là "thay đổi", thay đổi như thế nào là vấn đề của chúng ta. Chừng nào thay đổi được một cách tích cực và tốt đẹp thì tình trạng hiện nay cũng sẽ thay đổi. Nói cho cùng thì phải tạo được 
niềm tin,
vì chúng ta đã quen với việc sống mà không có niềm tin từ lâu rồi.

Các bạn xem thêm bản edit trên NCTG ở đây

The Voice USA season 10: Make it rain

Ca sĩ của team Adam nói mình chẳng đẹp trai, cũng chẳng phải trẻ nhất. Vậy mà vẫn có mặt ở top 11, nên sẽ hát 1 bài thể loại "đương đại" thay vì những bài kinh điển. Rất đặc biệt!

                                Szeretettel barátaimnak

Ghi chép về chiến tranh Đông Dương (1)

1. Khúc dạo đầu: 
 
- Rousevelt cho rằng Đông Dương không thể trả lại cho Pháp do đã mất nhân tâm và có nhiều tội ác ở đây. Ông gợi ý cho Tưởng Giới Thạch tiếp thu Đông Dương, Tưởng trả lời "Không bao giờ".
- Từ vĩ tuyến 16 trở về Nam, quân Anh giải giáp quân Nhật, phía Bắc, quân Tưởng làm việc đó. Trong khi quân Tưởng thừa nhận chính phủ HCM, quân Anh không làm điều đó mà đưa quân Pháp trở lại tuyên bố khôi phục chế độ thuộc địa từ 23/9. Như vậy, nước VNDCCH chỉ tồn tại 20 ngày với tư cách là chính phủ duy nhất trên lãnh thổ VN.
- Các chính khách, tướng lãnh SG sau này dựa trên thế lực của Pháp mất ngay tư cách chính trị từ đầu.
- Chính phủ VNDCCH ban đầu là một chính quyền đa đảng. Do đấu tranh giành quyền lực, nên dần dần các đảng Việt quốc, Việt cách, Đại Việt đã ly khai.
- Ngày 22/8/1945, Truman phản bội ý chí của Rousevelt bằng cách ký cam kết mật ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương. Ngày này có thể xem như là bắt đầu của cuộc chiến 30 năm.
- Pháp bổ nhiệm Moutet làm bộ trưởng thuộc địa và tướng Leclerc làm tổng chỉ huy quân độ Pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên quyền hành bị chia với Sainteny, do Leclerc kiên trì theo quan điểm hòa bình, muốn tránh cuộc chiến tranh. Ông là một quân nhân kiên cường dũng cảm nhưng có tính nhân văn. Sau khi mất ông được tôn vinh là thống chế.
- D'Argenlieu tới Việt Nam và bắt đầu gây hấn đi ngược lại với quan điểm hòa hoãn của Leclerc. Quân đội Pháp bắt đầu gây hấn giết 6000 dân thường ở Hải Phòng. Tướng Giáp ra lệnh vũ trang nhằm chiếm lại Hải Phòng nhưng bất thành. Tướng Valuy thay tướng Leclerc.
- Tháng 11/1946, Pháp chiếm Hà Nội. HCM và các lực lượng ủng hộ ông phải bỏ Hà Nội chạy lên chiến khu Việt Bắc. Mọi thành tựu ngoại giao giữa hai bên Pháp Việt đã đạt được đều bị hủy bỏ.
2. Thu Đông 1947:
- Tướng Valuy cho quân nhày dù xuống Bắc Kạn với ý định bắt sống HCM và Võ Nguyên Giáp, và phá hủy đầu não khác chiến.
- Cho đến nay, kết quả của chiến dịch Lea này chưa thực sự rõ ràng. Phía Pháp cho rằng họ thắng lợi và giết được 9000 quân Việt Minh. Phía Việt Nam thì cho rằng, đây là thắng lợi đầu tiên của họ vì đã giết được 6000 lính Pháp.
- Tuy nhiên, mục tiêu của chiến dịch rõ ràng không đạt được. Bên cạnh đó, nhiều người hoài nghi về con số thương vong 9000 quân Việt Minh, vì cho rằng với thương vong như vậy quân VM phải mất quá nửa quân số sẽ không gượng dậy được.
3. 1948-1949:
- Pháp chủ yếu tìm giải pháp chính trị chống lại hình ảnh của Việt Minh, thành lập chính phủ Nam Kỳ, rồi chính phủ Bảo Đại.
- Do Bảo Đại khăng khăng đòi, Pháp buộc phải trao cho chính phủ Bảo Đại các điều kiện mà họ đã từ chối trao cho Chính phủ HCM 2 năm trước đó.
- Liên minh kháng chiến chống Pháp giữa Việt Minh và các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Dương tan vỡ, với các cố gắng chính trị của Pháp.
- Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, Tưởng Giới Thạch mất toàn bộ Hoa Lục về tay Mao Trạch Đông
- Hiển nhiên, kiểm soát đường số 4 sẽ có vai trò quyết định trong chiến cuộc. Pháp cố gắng lập một vành đai cách ly các vùng tự do của chính phủ HCM ra khỏi biên giới TQ. Trong khi đó VN, muốn kiểm soát vùng này để tìm được sự ủng hộ của đồng minh mới.
- Năm 1949, tướng Marcel Carpentier được cử thay tướng Valuy là tổng chỉ huy quân đội Viễn chính Đông Dương. Ông tập trung vào xây dựng vành đai biên giới.
- Tương quan lực lượng và vũ khí giữa Pháp và Việt trong giai đoạn này là 10:2. Tướng Giáp chủ trương không đụng độ trực tiếp và tiến hành chiến tranh du kích.
(Còn tiếp)

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Cứ tưởng Việt Nam...

Trước kia mình cứ tưởng Việt Nam là nước đầu tiên kháng chiến chống thực dân. Và cũng nghĩ rằng phải có chính đảng lãnh đạo mới chống thực dân đế quốc được. Té ra bọn Thái làm trước mình, uýnh Pháp cũng ngang ngửa. Mà lại không có đảng lãnh đạo mới láo. Thực ra, huyền thoại, SG trước 75 là hòn ngọc Viễn Đông, Thái Lan, Malaysia, Singapore đều thua là do dân ta tưởng tượng ra. Vào thế kỷ 14, khi Việt Nam đang bị Chiêm Thành đánh cho te tua và sắp bị TQ thôn tính, vua Ashoka của Thái Lan đã gửi sứ thần đặt quan hệ ngoại giao ở các nước châu Âu. (Ở ta mãi đến thế kỷ 18, cụ Nguyễn Trường Tộ mới báo cáo vua về bóng đèn mọc ngược).

Chiến tranh Pháp-Thái (1940-1941)
Tương quan lực lượng:
Pháp: 50K lính, trong đó có 12K lính Pháp và 38K lính thuộc địa. Chia làm 41 trung đoàn. 20 xe tăng nhẹ, 100 máy bay, 1 chiến hạm hạng nhẹ, 4 thông báo hạm.
Thái: 60K. 134 xe tăng, 140 máy bay, 2 tàu phòng vệ, 12 tàu phóng ngư lôi, 4 tàu ngầm.
Thương vong
Pháp: 321 chết và bị thương, 178 mất tích, bị bắt sống 222. 22 máy bay bị phá hủy, 1 chiến hạm nhẹ bị hư hỏng.
Thái: 90 chết, 307 bị thương, 21 bị bắt, 8–13 máy bay bị phá hủy,
2 tàu ngư lôi bị đánh chìm,1 tàu phòng vệ bị phá hủy.
Kết quả: Không phân thắng bại.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Sài Gòn giải phóng tôi


Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “ triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.
Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.
Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
Thằng Minh khoe cái cassete ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassete là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassete của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casete, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!
Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.
Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.
Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.
Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.
Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.
Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Nguyễn Quang Lập

Friday, April 29, 2016

LẠ

1
Hăm tư nghìn tiến sĩ
Không tìm ra nguyên nhân
Của một vụ cá chết.
Đúng là phí tiền dân.


2
Trước ống kính, xúc động,
Các nghệ sĩ lâm ly
Cắn móng tay thương tiếc
Loài tê giác Châu Phi.

Nhưng cá Miền Trung chết,
Chưa thấy ai cắn gì.
Chắc cá Việt không quí
Bằng tê giác Châu Phi.

Và họ, vẫn tiếp tục
Làm trò, bắt mọi người
Thấy cá chết, biển chết,
Không khóc mà phải cười.

4
Một ông quan đầu tỉnh
Lớn tiếng khuyên người dân
Tắm biển và ăn cá.
Nhưng ông thì không ăn.

5
Ông tổng bí thư đảng
Đến thăm Formosa
Đúng lúc dân cả nước
Đang phẫn nộ, xót xa.

Thế mà ông, thật lạ,
Không nói một lời nào
Về biển chết, cá chết.
Đố ai hiểu vì sao.

6
“Hoặc là cá, hoặc thép.
Các ông hãy chọn đi!”
Formosa nói thế.
Vậy chúng ta chọn gì?

Mà sao ta phải chọn
Khi ta là chủ nhà?
Có đúng lạ không nhỉ?
Thật lạ cái nước ta.

Thái Bá Tân

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 009)

Câu chuyện sau đây xảy ra tại một kỳ thi vật lý tại Đại Học Koppenhagen:
- Câu hỏi như sau: “Hãy trình bày cách đo chiều cao của một ngôi nhà cao chọc trời bằng một chiếc phong vũ biểu!”
- Câu trả lời của một sinh viên:
“Bạn lấy một sợi dây dài, buộc vào đầu của phong vũ biểu, sau đó thả phong vũ biểu xuống sao cho nó vừa chạm đất. Tổng chiều dài sợi dây và phong vũ biểu chính là chiều cao của ngôi nhà.”
Nhưng đáp án này có vẻ như đã làm cho người chấm thi nổi giận và do đó bài thi không thành công. Tuy nhiên sinh viên này không chịu vì theo anh ta đáp án hoàn toàn đúng. Và thế là lãnh đạo trường đã chỉ định một giám khảo độc lập, người đã xác nhận là mặc dù đáp án đúng nhưng không chứng tỏ bất kỳ kiến thức vật lý nào. Để giải quyết vấn đề, vị giám khảo này đã gọi sinh viên này đến và cho anhh ta 6 phút để chứng minh bằng lời là nắm được kiến thức vật lý cơ bản.
Anh sinh viên ngồi im không nói gì trong 5 phút, tập trung suy nghĩ căng cả đầu. Giám khảo nhắc nhở là sắp hết thời gian. Lúc này anh sinh viên mới lên tiếng và nói rằng có nhiều đáp án đến nỗi không biết nên trình bày đáp án nào. Trước sự thúc giục của giám khảo, anh sinh viên bắt đầu:
- Vâng, sáng kiến thứ nhất của em là chúng ta cầm phong vũ biểu lên đỉnh tòa nhà và ném xuống đất. Chúng ta đo thời gian phong vũ biểu chạm đất sau đó tính độ cao cần tìm bằng công thức “H = 0,5g x t2”. Tuy nhiên, phương pháp này không thật là hay xét theo góc độ của phong vũ biểu.
- Hoặc là, trong trường hợp trời nắng, chúng ta có thể đo chiếu dài của phong vũ biểu và bóng của nó. Sau đó chúng ta đo chiều dài cái bóng của ngôi nhà, và với sự giúp đỡ của tỷ lệ giữa bóng và vật thể chúng ta cũng có thể tính được chiều cao của ngôi nhà.
- Và nếu rất muốn chứng tỏ mình là nhà khoa học, chúng ta có thể buộc một đoạn dây ngắn vào phong vũ biểu và sử dụng nó như một con lắc. Đo lực hấp dẫn ở trên mặt đất và trên mái nhà, với công thức “T = 2 π x √(1/g) chúng ta có thể tính được chiều cao cần tìm.
- Hoặc trong trường hợp ngôi nhà có thang cứu hỏa, chúng ta có thể đo nó dài gấp bao lần phong vũ biểu, sau đó đo chiều dài của phong vũ biểu và với một phép nhân đơn giản chúng ta có thể nhận được kết quả mong muốn.
- Nhưng nếu Thầy muốn biết một phương pháp quen thuộc, buồn tẻ thì bằng cách đo đo áp suất khí quyển, từ chênh lệch giữa áp suất khí quyển mặt đất và mái nhà, chúng ta có thễ xác định được chiều cao của ngôi nhà. Độ chênh lệch 1 milibarơ tương đương với một phút.
Thưa Thầy, ở trường chúng em luôn được khuyến khích đi tìm những phương pháp giải độc đáo, vì vậy chắc chắn phương pháp tốt nhất để tìm ra chiều cao của ngôi nhà này là chúng ta kẹp phong vũ biểu vào nách, gõ cửa người gác cổng và hỏi: ”Nếu anh nói được ngôi nhà này cao bao nhiêu, tôi sẽ cho anh chiếc phong vũ biểu mới, đẹp tuyệt này!”
(Điểm thú vị của câu chuyện này là anh sinh viên đối kháng này có tên là Niels Bohr, và cho đến nay anh là nhà vật lý Đan Mạch duy nhất được nhận giải Nobel vật lý.)
Az alábbi történet a Koppenhágai Egyetemen esett meg, egy fizika vizsgán:
- A kérdés így hangzott: "Írja le, hogyan mérhető meg egy felhőkarcoló magassága egy barométer segítségével!"
- Az egyik hallgató válasza:
"Fogsz egy hosszú kötelet, rákötöd a barométer tetejére, majd a barométert lelógatod a földig. A kötél hosszúságának és a barométer magasságának összege megegyezik a felhőkarcoló magasságával."
Ez az eredeti magyarázat azonban a vizsgáztatót meglehetősen feldühítette, így a vizsga nem sikerült. A diák azonban nem hagyta magát, mivel szerinte a válasza abszolút helyes volt. Az egyetem vezetősége így kijelölt egy független bírát, aki megállapította, hogy bár a válasz helyes volt, ám semmiféle fizikai ismeretet nem tükrözött. A probléma megoldására behívatta magához a hallgatót, és hat percet adott neki arra, hogy szóban bebizonyítsa, a fizikai alapismeretek birtokában van.
A diák öt percig szótlanul ült, a homlokát ráncolva gondolkodott. A vizsgabiztos figyelmeztette, hogy vészesen fogy az idő. A diák ekkor megszólalt, és megjegyezte, hogy annyiféle magyarázatot tud, hogy nem tudja kiválasztani, melyiket is adja elő. A biztos nógatására aztán belekezdett:
- Nos, az első ötletem az, hogy megfogjuk a barométert, felmegyünk a felhőkarcoló tetejére, és ledobjuk onnan. Mérjük a földet éréséig eltelt időt, majd a kérdéses magasságot kiszámítjuk a "H = 0.5g x t négyzet" képlettel. Viszont ez a módszer nem túl szerencsés a barométer szempontjából.
- Vagy pedig abban az esetben, ha süt a nap, megmérhetjük a barométer magasságát, és az árnyékát. Ezután megmérjük a felhőkarcoló árnyékának hosszát, és aránypárok segítségével kiszámíthatjuk a magasságát is.
- De ha nagyon tudományosak akarunk lenni, akor egy rövid zsinórt kötve a barométerre, ingaként használhatjuk azt. A földön és a tetőn megmérve a gravitációs erőt, a "T = 2 pi * négyzetgyök(1 / g)" képlettel kiszámíthatjuk a kért magasság értékét.
- Vagy, ha esetleg a felhőkarcoló rendelkezik tűzlétrával, akkor megmérhetjük, hogy az a barométer hosszánál hányszor magasabb, majd a barométert megmérve egyszerű szorzással megkapjuk a kívánt eredményt.
- De ha Ön az unalmas, bevett módszerre kíváncsi, akkor a barométert a légnyomás mérésére használva, a földön és a tetőn mérhető nyomás különbözetéből is megállapítható a felhőkarcoló magassága. Egy millibar légnyomás különbség egy láb magasságnak felel meg.
Tudja, itt az egyetemen mindig arra buzdítanak bennünket, hogy próbáljunk eredeti módszereket kidolgozni, ezért kétségtelenül a legjobb módszer a felhőkarcoló magasságának megállapítására az, ha a hónunk alá csapjuk a barométert, bekopogunk a portáshoz, és azt mondjuk neki: "Ha megmondod, milyen magas ez az épület, neked adom ezt a szép új barométert!"
(A történet csattanója, hogy ezt a renitens diákot Niels Bohr-nak hívták, és ő a mai napig az egyetlen fizikai Nobel-díjas dán fizikus.)

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu.

Cô giáo Trần Thị Lam, Hà Tĩnh

Linh tinh... giải trí

Nhiu thi gian rnh nên tôi đc linh tinh đ th . Thy nhng ngưi già dy sm tinh mơ đi tp th dc, hay nhng cô gái sut ngày tp th dc đ gi "eo" tôi mnh dn trích mt đoạn tôi đc đưc t mt cun sách xut bn năm 1976 ( cách đây đúng 40 năm ) đ các bn đc gii trí .

" We Should All Grow Fat and Be Happy
What a miserable lot dieters are ! You can always recognise them
from the sour expression on their faces. They spend most of their time turning their noses up at food. They are forever consulting their
calorie charts ; gazing at themselves in mirror ; and leaping on to
weighing-machines in the bathroom. They spend a lifetime fighting
a losing battle against spreading hips, protruding tummies and double chins. Some wage all-out war on fat. Mere dieting is not enough. They exhaust themselves doing excercises, sweating in sauna baths, being pummeled and massaged by weird machines.
Don't think it's only the middle-aged who go in for these fads either.
Many of these bright young things you see are suffering from chronic malnutrition : they are living on nothing but air and water.
" Wonderfood is a complete food " the advertisement says. " Just dissolve a teaspoonful in water..." A complete food it maybe, but not quite so complete as a juicy steak...
What's all this self-inflicted torture for ? It will be a great day when
all the dieters in the world abandon their slimming courses ; when they hold out plates and demand second helpings ! "


Lê Minh (Debrecen,VIDI69)

Thursday, April 28, 2016

Nàng tiên cá thời nay

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90): Nothing to say!

 Cá ở Vũng Áng sau 2 phút thử nghiệm
P/s PCT tỉnh HT xuống bơi chung cho vui!
 

copy từ FB/Nghia Doan (NamAnh Trann's post)

Wednesday, April 27, 2016

EUREKA!

Giờ đã rõ nguyên nhân cá chết "độc tố hóa học từ hoạt động của con người".
Tin mật hoả tốc từ trung ương: chỉ nay mai cấm dân Hà Tĩnh đi vệ sinh. Tất cả phải dùng bao ni lông do Bộ TNMT chỉ định, sản xuất và phân phối qua các đại lý Formosa tại tỉnh
Bố khỉ, các ông Hà Tĩnh ăn gì mà i@ ra chết cả cá!.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Tiên đoán năm tháng trước giờ áp dụng tốt. Chắc phải đổi nghề.

Đã xong. Hoá ra cụ rùa chết thật. Không phải bọn nào đem rùa đến giả vờ.
Những việc cần làm ngay:
1. Đi học ngành xây dựng đảng, còn nhiều đất dụng võ hơn là kỹ sư, bác sỹ, tài chính, ngân hàng.
2. Học tiếng Hoa, trước sau gì cũng thành ngôn ngữ chính thống
3. Đổi sang trữ nhân dân tệ, dù sao cũng được IMF công nhận rồi.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Việt Nam cần học tập Nga!

Hôm nay chán không đọc báo ta nữa, chỗ nào cũng cá chết, tanh tưởi quá. Tình cờ đọc được bài của TASS "đuợc quyền tuyên bố", truyền thông lại nội dung anh đương kim thủ tướng, cựu tổng thống Medvedev phát biểu về vấn đề "phát triển không cần đi vay nước ngoài".
Tuyên bố ngắn thôi, có thể đọc được tại đây (http://tass.ru/en/economy/871033). Điều làm sốc là anh ấy tiết lộ những năm 90 Nga phải "ngửa tay đi ăn xin" và bây giờ sẽ không chờ sếp IMF đến để bảo phải làm gì mà "chúng ta tự lên kế hoạch được"!.
Điều thú vị là cuối năm 2014 các tổ chức, nước ngoài dự đoán kinh tế Nga giảm khoảng 4%. Các lãnh tụ Nga tuyên bố "không đời nào", giữa năm tuyên bố "kinh tế giảm tới đáy, sẽ tăng trở lại". Giờ thì tự công bố là giảm 3.7%, lạc quan năm sau "huề vốn", "đang trạng thái chờ tăng trưởng".
Khi xưa đi họp ngồi ké nghe một bác thứ trưởng "dữ dằn" lên tiếng khẳng định "Nga là nước phát minh ra điện thoại di động", "công ty XYZ di động của Nga là công ty hàng đầu thế giới", mình chóng mặt, xây xẩm, nhìn quanh thấy quan chức tỉnh bơ, phấn khởi, hồ hởi, ...
Thế mới thấy có nhiều giống không cần đến ADN vẫn di truyền qua đường nước bọt được!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

CHÍNH QUYỀN ỨNG XỬ RẤT "CHUYÊN NGHIỆP"

Chính quyền như gà mắc tóc. Dân đang nóng lòng chờ các ông. Đã hứa họp báo, sao lại bất ngờ hủy? À Luật tiếp cận thông tin còn lâu mới có hiệu lực. Ông Trọng đến úy lạo Formosa lúc tình hình nóng như lửa đốt, đó là điềm báo trước rằng kẻ nào làm trái ý ông (kẻ dám nói thật) sẽ liệu hồn. Và việc hủy họp báo là điều không quá khó hiểu.

Các bạn đọc thêm ở đây

Nguyễn Quang A

Câu chuyện cảm động

copy từ FB/Đoàn Hồng Nghĩa's post

Thông báo

Nhà bếp văn phòng chính phủ, văn phòng quốc hội và văn phòng trung ương đã thông nhất sẽ có tuần lễ cá Hà Tĩnh với các món ăn độc đáo ba miền từ tuần tới. Đặc biệt có thêm mười hai món mắm sơ chế độc đáo chỉ dành cho gia đình nhân sự ba văn phòng, không dành cho cac cán bộ đơn vị không trực thuộc (đề nghị không thư tay, công văn hoặc đơn từ). Cấm mọi hình thức chuyển, trao, giao, gửi cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và dân thường không liên quan.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Tuesday, April 26, 2016

TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề, mà chứng cứ là hàng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng 4/2016 vẫn tiếp tục đến hôm nay, lan từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên - Huế,… đã gây ra sự phẫn nộ chưa từng có trong toàn thể nhân dân Việt Nam.
Đại hoạ thảm khốc trên không chỉ hủy hoại ngư trường của hàng vạn người dân ven biển miền Trung, hủy hoại môi sinh ven bờ, gây ra tình trạng lan tràn thực phẩm độc hại cho các vùng khác, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với các ngành kinh tế khác của Việt Nam như dịch vụ nghề cá, sản xuất muối, nuôi trồng thủy hải sản ven sông biển, du lịch, các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng ven biển…
Tình trạng ô nhiễm biển nặng nề như trên không chỉ gây hậu quả xấu đối với kinh tế biển Việt Nam mà chắc chắn sẽ lan sang một số nước khác trong khu vực.
Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được.
Cho đến hôm nay, mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải.
Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội.
Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản – tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia – đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy.
Không thể không nhắc đến những ưu đãi khác thường mà lãnh đạo Hà Tĩnh và trung ương đã dễ dãi cấp cho Formosa Hà Tĩnh, từ thời hạn sử dụng dài hết mức (70 năm) đối với một diện tích đất đai rộng lớn tại một vị trí xung yếu về quốc phòng, đến những lỏng lẻo trong quản lý, như về lao động (với số lượng lớn lao động đơn giản China Đại lục không có giấy phép lao động), về thuế, về kiểm soát nước thải (hoàn toàn lệ thuộc công ty). Những người có quyền quản trị quốc gia đã cho phép Formosa Hà Tĩnh được hoạt động như một đặc khu, các cơ quan chức năng của Việt Nam không dễ gì được vào để kiểm tra kiểm soát về an toàn môi trường cũng như mọi hoạt động của nó, như thực tế đã cho thấy trong vụ cá chết vừa qua.
Trước đại nạn biển miền Trung nhiễm độc và những hệ lụy của nó, chúng tôi, những người tha thiết với vận mệnh đất nước, yêu cầu nhà cầm quyền:
1/ Thi hành mọi biện pháp hỗ trợ người dân ven biển miền Trung nạn nhân vụ biển bị nhiễm độc khôi phục sự sống cả trước mắt và lâu dài. Tạm đình chỉ ngay việc sử dụng đường ống xả thải này trước khi các cơ quan chức năng bảo đảm được công tác kiểm tra an toàn nước thải do nó xả ra biển.
2/ Sử dụng mọi quyền lực nhà nước và biện pháp cần thiết, huy động mọi lực lượng xã hội như giới khoa học kỹ thuật, luật gia, nhà báo độc lập, nếu cần thì mời cả chuyên gia quốc tế, để nhanh chóng đưa thủ phạm vụ đầu độc biển miền Trung ra trước pháp luật; trừng trị nghiêm khắc, đích đáng, bắt chúng bồi thường mọi thiệt hại về người và của cho người dân bị liên lụy, cho những tác hại môi sinh của nước nhà.
3/ Gấp rút điều tra để trả lời câu hỏi: Vì sao Formosa, một công ty sản xuất thép với công nghệ lạc hậu và những thành tích bất hảo phá hoại môi sinh ở nhiều nước, như gần đây đã bộc lộ, lại được hưởng những ưu đãi chưa từng có, vi phạm chủ quyền quốc gia như thế?
4/ Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không để Formosa thi hành việc xả thải gây ô nhiễm từ từ thay vì gây độc cấp tính như vừa qua, làm công luận phẫn uất. Hậu quả của biện pháp đối phó này sẽ là cá, người và biển chết từ từ.
5/ Sẵn sàng xoá bỏ dự án Formosa, nếu những nguy hiểm tiềm tàng mà dự án gây ra không thể triệt tiêu được.
6/ Kỷ luật các quan chức trung ương và địa phương vô trách nhiệm và có thể có tham nhũng, tiêu cực trong việc xử lý vụ đầu độc biển miền Trung.
Đây là giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai hoạ do các dự án từ khai khoáng (như bauxite Tây Nguyên) đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan khắp đất nước bất chấp những cảnh báo tâm huyết của trí thức và nhân dân. Đã đến lúc nhà cầm quyền phải nghiêm túc rà soát, điều chỉnh, nếu cần thì hủy bỏ các dự án bất lợi cho sự phát triển bền vững, cho an ninh quốc phòng, nhất là các dự án của China, không để tiếp tục xảy ra những tai hoạ về môi sinh cũng như về các mặt khác.
Người dân Việt Nam quyết không chọn con đường tăng trưởng kinh tế với cái giá hi sinh môi sinh của đất nước, hi sinh quyền lợi của dân nghèo, hi sinh chủ quyền quốc gia;
Người dân Việt Nam quyết không chấp nhận những kẻ cầm quyền ngu dốt, tham lam, bán rẻ dân tộc vì lợi lộc, tham vọng cá nhân và phe đảng;
Người dân Việt Nam quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở Biển Đông!

DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM
1. Nguyễn Quang A, TS Khoa học Điện tử viễn thông, nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển IDS, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Hà Nội
2. Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá - Văn nghệ báo Lao Động, TPHCM
3. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
4. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
5. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng
6. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
7. Phan Hoàng Oanh, TS Hoá, TPHCM
8. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý nông nghiệp II, TPHCM
9. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
10. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán-Nôm, Hà Nội
11. Vũ Ngọc Tiến, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
12. Đào Tiến Thi, Thạc sĩ Ngữ văn, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
13. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
14. J.B. Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, nhà báo tự do, Hà Nội
15. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TPHCM
16. Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
17. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège Bỉ, TPHCM
18. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo, TPHCM
19. Phạm Toàn, nhà văn, nhà giáo dục, người sáng lập nhóm giáo dục Cánh Buồm, Hà Nội
20. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
21. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM
22. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TPHCM
23. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, TPHCM
24. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
25. Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
26. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
27. Trần Đức Quế, chuyên viên Bộ Giao thông Vận tải hưu trí, Hà Nội
28. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Đà Lạt
29. Nguyễn Ngọc Giao, giảng viên Đại học về hưu, Pháp
30. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Pháp
31. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TPHCM
32. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
33. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
34. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
35. Tô Hải, nhạc sĩ, Sài Gòn
36. Lâm Thị Ái, Nội trợ, Sài Gòn
37. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn
38. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TPHCM
39. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội
40. Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội
41. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), TS Sinh học, Đà Lạt
42. Nguyễn Tường Thụy, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hà Nội
43. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
44. André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp
45. Vũ Linh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội
46. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Hà Nội
47. Nguyễn Thị Mười, TPHCM
48. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM
49. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
50. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS Văn học, Hà Nội
51. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
52. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TPHCM
53. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa chất, Hà Nội
54. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
55. Trần Thị Tuyết, thành viên Cánh Buồm, nhân viên Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội
56. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội
57. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Trưởng khoa Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hà Nội
58. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
59. Dương Thuấn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
60. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
61. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà nội
62. Lê Mai Đậu, chuyên viên Địa chất Công trình (hưu trí), Hà Nội
63. Nguyễn Duy, nhà thơ, TPHCM
64. Từ Quốc Hoài, nhà thơ, TPHCM
65. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
66. Nguyễn Hoàng Anh Thư, giáo viên, Huế
67. Trần Kiêm Đoàn, TS Tâm lý học, GS, nhà văn, Hoa Kỳ
68. Thụy Khuê, nhà nghiên cứu văn học - lịch sử, Pháp
69. Lê Hiền Đức, Hà Nội
70. Nguyễn Thái Nguyên, TS Kinh tế Nông nghiệp, Hà Nội
71. Lê Tuấn Khanh, Sài Gòn
72. Nguyễn Huy Chương, San Jose, Hoa Kỳ
73. Lê Thanh Bình, kỹ sư Xây dựng, Cử nhân Kinh tế, Huế
74. Phan Thành Vinh, Bình Định
75. Manh Phu Nguyen, Philadelphia, PA, USA
76. Nguyễn Văn Nhân, Thạc sĩ Kinh tế, Khánh Hòa
77. Nguyễn Minh Tâm (Lộc Sơn Hải), giáo viên, Krông Buk, Đắc Lắc
78. Nguyễn Thanh Tâm, cựu Phó Chủ tịch Nội vụ Ban Chấp hành Cộng đồng Việt Nam Oregon, Portland, Oregon, Hoa Kỳ
79. Nguyễn Hùng Cường, nhân viên văn phòng, Hà Nội
80. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TPHCM
81. Hà Văn Thùy, nhà văn, TPHCM
82. Chien Tran, Nürnberg, Đức
83. Nguyễn Anh Tuấn, Tester - Coder Web & Application, Sài Gòn
84. Văn Thị Nghĩa, giáo viên về hưu, Phan Thiết, Bình Thuận
85. Trịnh Quốc Hậu, thương nhân, TP Ninh Bình, Ninh Bình
86. Đinh Đức Long, TS, bác sĩ Y khoa, TPHCM
87. Đặng Công Thiệu, kinh doanh, Nha Trang, Khánh Hòa
88. Ngô Hoàng Hưng, kinh doanh, Sài Gòn
89. Tăng Bá Hùng, giáo viên cấp 2, Hải Dương
90. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
91. Antôn Phan Trọng Khánh, Nghệ An
92. Trần Song Hào (Sao Hồng), hưu trí, TP Nha Trang, Khánh Hoà
93. Nguyễn Trọng Thành, công dân Việt Nam, Vilnius, Lithuania
94. Thành Đoàn, kỹ sư phần mềm, Thạc sĩ, London, Vương quốc Anh
95. Nguyễn Anh Tuấn, kỹ sư, Hà Nội
96. Phạm Thanh Nghiên, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, cựu Tù nhân Lương tâm, Hải Phòng
97. Huỳnh Anh Tú, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, Sài Gòn
98. Vũ Chí Cương, giáo viên, Hải Dương
99. Trần Tuấn Lộc, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, kế toán trưởng, TPHCM
100. Nguyễn Văn Hải, kỹ sư, Tân Bình, TPHCM
101. Nguyễn Thanh Nhàn, thương binh, giáo viên nghỉ hưu, Hà Đông, Hà Nội
102. Đào Hiếu, nhà văn, TPHCM
103. Le Thanh Hong, TPHCM
104. Lê Vương, giáo viên, Thanh Hóa
105. Nguyễn Thị Hoàng Ý, sinh viên, điều tra viên tự do, TPHCM
106. Nguyễn Hoàng Khôi, TPHCM
107. Hoàng Quân, sinh viên, Tampa, Hoa Kỳ
108. Tiết Hùng Thái (Hiếu Tân), dịch giả, Vũng Tàu
109. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn độc lập (Kinh tế Đối ngoại), Hà Nội
110. Ly Hoàng Ly, nghệ sĩ thị giác, TPHCM
111. Đoàn Thanh Liêm, luật sư đã nghỉ hưu, Califonia, Hoa Kỳ
112. Nguyễn Đình Nguyên, TS, bác sĩ, Australia
113. Trần Trung Chính, nhà báo, Hà Nội
114. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM

Xin mời quý ông/bà/anh/chị/em ký tên vào Tuyên bố này với tên họ, nghề nghiệp/ chức danh (nếu có), nơi cư trú, và gửi về địa chỉ: tuyenboformosa@gmail.com

Diễn đàn Xã hội Dân sự

ĐÃ TÌM RA CHẤT ĐỘC TẠI VŨNG ÁNG VÀ CÁC BỜ BIỂN MIỀN TRUNG.



Mẩu nước biển nầy được lấy từ Vũng Áng để đưa về Âu Châu thử nghiệm, cho thấy mức độc hại ở nước biển miền Trung VN báo động đỏ. 
 
Các hóa chất nằm trong mẩu nước biển tại Vũng Áng được lấy ngày 24/4/2016 và đưa về Âu Châu thử nghiệm ngày 26/4/2016 bao gồm 5 hóa chất độc hại chính và Cyanide.
(1) Lead, Chì: Ngộ độc có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.
(2) Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng, độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.
(3) Mercury, Thủy Ngân: Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.
(4) Metalloid arsenic,Polychlorinated biphenyls (PCBs): (PCB) là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen.
PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc DA CAM dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.
(5) Polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs).: Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chuyển hóa PAH nhất định sẽ tương tác với DNA và trở thành genotoxic, gây ra khối u ác tính và tổn thương gen di truyền ở người. Ở người, tiếp xúc với các hỗn hợp của PAHs gây nguy cơ đáng kể của phổi, da, và nguyên nhân ung thư bàng quang.
(*) CẢNH BÁO: Tránh tắm biển và ăn hải sản trong thời gian nầy!
Ghi chú: Tôi là người trực tiếp thử nghiệm mẫu nước nầy. Bạn có thể đưa kết quả nầy cho các khoa học gia Việt Nam sẽ thấy chung đáp án. Có thể các tiến sĩ tại Việt Nam đã biết nhưng chưa thông báo.
- Gửi Các Khoa Học Gia Việt Nam: Mẫu nước tương tự đang được gửi về Mỹ để phân chất độ chính xác về Ppm trong nước. Khi nào có kết quả Thùy Trang sẽ cho biết. Email về thuytrangnguyen@gmail.com.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Trang, Tiến sĩ Sinh Vật/Hóa học.

copy từ FB/Thuy Trang Nguyen's post

Monday, April 25, 2016

Vật chất tối và tương tác mạnh

Vật chất tối chắc chắn không tương tác điện từ vì nó tối, không phát sáng, tức là không bức xạ photon.
Do tương tác yếu và tương tác điện từ có thể thống nhất, có lẽ vật chất tối không tương tác yếu, vì nếu tương tác yếu thì sẽ bức xạ W,Z và các hạt này sẽ có thể rã thành photon. Tôi nói "có lẽ" là vì có thể có một cơ chế đặc biệt nào đó cho phép có tương tác yếu và cấm bức xạ photon về mặt năng lượng.
Có lẽ không có lý do ngăn cản vật chất tối tương tác mạnh. Nếu không có tương tác mạnh, các quần thể vật chất tối sẽ chỉ đươc giữ bên cạnh nhau nhờ tương tác hấp dẫn.
Tuy nhiên, hấp dẫn là lực hút, tương tác mạnh cũng là lực hút ở tầm xa và tiệm cận tự do ở khoảng cách nhỏ, có lẽ phải có một lực đẩy để tạo ra cân bằng ở khoảng cách nhỏ, nếu không thì toàn bộ vật chất tối sẽ rơi vào lỗ đen.
Có ai có ý tưởng gì về chuyện tương tác nào cân bằng sức hút của tương tác mạnh và hấp dẫn của vật chất tối không?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Tiến sĩ vậy mới là tiến sĩ

Tiến sĩ vậy mới là tiến sĩ
tiến sĩ giấy Việt Nam như ruồi, chỉ phát âm, phát phiền, phát bực, phát điên, phát chán ..... mà chả có khả năng phát minh. (Nguyễn Q Quý)

 Kết quả nghiên cứu này trị giá rất rất rất nhiều tỷ USD. Pin là vấn đề nhức đầu nhất của mọi loại thiết bị cần năng lượng, từ cái đèn bàn nho nhỏ đến cái oto như Tesla mới đây ầm ĩ cả thế giới và chưa có xe đã thu được các đơn hàng trị giá chừng 15 tỷ USD.
Khoản đầu tư lớn gần đây nhất của Warren Buffet - người giàu thứ nhì thế giới - nếu mình nhớ ko nhầm cũng là vào một công ty pin và acquy Trung Quốc.
Tờ Telegraph ước tính sau phát minh này pin sẽ có độ dài sử dụng gấp 400 lần hiện nay. Quá ghê.
(Nguyen Ba Ngoc)

Các bạn đọc thêm ở đây

ĐÀN BÀ

Cái đàn bà mong muốn
Thực ra cũng không nhiều.
Họ được sinh, đơn giản,
Để yêu và được yêu.

Cuộc đời đầy sóng gió,
Vất vả cuộc mưu sinh,
Đôi khi họ muốn có
Người đàn ông bên mình.

Không phải vì tình dục,
Vì cô đơn, vì tiền.
Đơn giản điều ấy giúp
Họ cảm thấy bình yên.

Cái họ cần ít lắm -
Ấm áp một nụ cười.
Một nụ hôn lướt thoảng.
Một cái chạm vào người.

Một bàn tay nhè nhẹ
Xoa xoa lên eo hông.
Hoặc đơn giản câu nói:
“Em có mệt lắm không?”

Thậm chí ít hơn thế.
Họ cần người đàn ông
Lặng lẽ ôm chặt họ,
Ôm thật chặt vào lòng…

Họ chỉ mong có thể.
Quả thật không quá nhiều.
Họ sinh ra đơn giản
Để yêu và được yêu.

Thái Bá Tân