Wednesday, January 20, 2016

Bài phỏng vấn của ông Vũ Ngọc Hoàng

Bài phỏng vấn của ông Vũ Ngọc Hoàng được phát nhiều lần trong mấy ngày nay trên mọi phương tiện thông tin đại chúng khẳng định tính dân chủ và quyền của Đại hội, có đoạn này đáng đọc nhất: (Tôi đánh số các mệnh đề để tiện theo dõi)
"1. Thực chất, theo quy định của Quyết định 244, nếu anh là người cũ trong cấp ủy, anh đã trực tiếp tham gia họp bàn để thống nhất quyết nghị giới thiệu nhân sự thì anh nên có trách nhiệm với quyết nghị chung ấy.
2. Nghĩa là quyết định này chỉ áp dụng với những người cũ đã ở trong cấp ủy, còn những người mới được tham gia cấp ủy lần đầu tại Đại hội không vướng gì quy định đó cả.
3. Ngay cả với người cũ được giới thiệu thì quyền quyết định có ở trong danh sách đề cử hay không vẫn thuộc về Đại hội chứ không phải do cấp ủy quyết định.
4. Quy chế bầu cử ở Đại hội XII thì do Đại hội XII quyết định chứ BCH T.Ư Khóa XI không được quyền quy định cho Đại hội phải thế này thế khác.
5. Tất nhiên, theo tôi, thời gian tới, việc này cần phải được tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo quyền của các đảng viên trong việc bảo lưu ý kiến khi ý kiến cá nhân khác ý kiến của tập thể, kể cả trong vấn đề nhân sự liên quan trực tiếp cá nhân mình.
6. Đó là nói trong trường hợp ấy, chứ khi cá nhân đã thống nhất với cấp ủy rồi thì chẳng có vấn đề gì nữa; Tính trung thực, tinh thần trách nhiệm không cho phép đảng viên làm khác cho dù không có chế tài gì."
Bình luận (thiết nghĩ các vấn đề UVTW bàn luận công khai không phải là điều cấm kỵ)
a. Đến một trình độ phát triển nhất định, người ta cần phải hiểu nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số theo cách khác.Trong thực tế có thể chọn một tập hợp, tạo một số luật chơi, chuẩn bị các đòn cân não tâm lý phù hợp để áp dụng máy móc nguyên tắc này ra các kết quả trái ngược. Vì vậy thiểu số ở mức thấp cần được bảo lưu ở mức cao hơn (có thể trở thành đa số) để một tổ chức giữ được tính cấp tiến và phát triển. 
b. Ý 1. mâu thuẫn với ý 5. đã xác định không tôn trọng các tư tưởng cá nhân đột phá hoặc kiệt xuất. Đã gọi là kiệt xuất luôn là ở số ít và phải có quyền bảo lưu ở các vòng xem xét cấp cao hơn. Khi đó số ít có thể giành được sự ủng hộ của đa số ở một tập hợp rộng hơn. Ý 2-4 không đáng chú ý. 
c. Thực sự nếu chấp nhận kiệt xuất, đột phá và khác biệt thì quyền bảo lưu phải gắn liền với quyền phát biểu chương trình hành động khi ứng cử. Nếu không có phát biểu về hành động, thì bầu cử chỉ là cảm tình hoặc phe nhóm, không gắn liền với việc chọn đường phát triển.
d. Nếu rút lui thực sự là tự nguyện, thì không được có quy định, bắt buộc rút. Khi đảm bảo được điều này, chỉ bầu những người tự nguyện ứng cử. Cần khuyến khích tư tưởng muốn gánh vác trách nhiệm, bỏ thói đạo đức giả "tôi theo phân công của Đảng". Thực sự hiện nay rút lui chỉ là hình thức vì bị bắt buộc theo quy định.
e. Đáng chú ý nhất là ý 5."Trong thời gian tới cần nghiên cứu..." hơi buồn cười, khi nói về một vấn đề có tính thời sự cao lại nói về nghiên cứu trong tương lai. Ý thứ 6. lại càng buồn cười hơn, "khi cá nhân đã thống nhất với cấp ủy...tính trung thực, tinh thần trách nhiệm...". Thực sự đem những thứ trừu tượng làm giải pháp cho một vấn đề không thực sự muốn giải quyết.
f. Túm lại, hình như đang có lúng túng chưa nhất quán đến cả nhận thức của từng người trong việc cắt nghĩa luật chơi.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

2 comments:

  1. Nguyen Xuan Hoai: Xet về khía cạnh của ngôn ngữ học, các chế độ Orwenlian luôn phạm tội ác là phá hoại sự trong sáng, làm biến dạng, méo mó ngôn ngữ của dân tộc mình!

    ReplyDelete
  2. Minh Triet: Tay này đi giải thích ý của THR v NPT nên rối. Ko phải ý của ô ấy.

    ReplyDelete