Wednesday, January 6, 2016

Về "Bộ Tứ" của Huy Đức

6-1-2016
Trước tiên, tôi biết về ông Huy Đức qua cuốn “Bên Thắng Cuộc” do ông là tác giả. Cũng gửi lời cảm ơn ông vì cuốn sách đó giúp tôi có thêm nhiều thông tin để viết báo và tranh đấu dân chủ
Xét trên góc độ thông tin, thì cuốn sách do ông viết đã đóng tốt vai trò của nó, làm cho nhiều quần chúng có thêm nhiều thông tin về quá khứ chính trị của đất nước.
Xét về hiệu quả chính trị đóng góp cho tranh đấu dân chủ, cuốn sách đó cũng chỉ có chức năng kể chuyện, nó không đạt đến tầm chính luận khai sáng cho quần chúng như những cuốn cùng loại là Đêm Giữa Ban Ngày hay Thép Đen…(ý kiến cá nhân tôi).
Xét về góc độ đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi nghĩ nó không làm đảng e ngại, vì chỉ nói lại những cái mà nhiều người biết, tuy nhiên nói tốt hơn vì được hệ thống hóa. Nếu tôi là các lãnh đạo đảng đương nhiệm (thời điểm cuốn sách ra đời) tôi còn cảm ơn Bên Thắng Cuộc, vì nhờ nó mà đảng hiện nay có chỗ để đổ lỗi. Các lãnh đạo đảng hiện nay có cớ (dùng Bên Thắng Cuộc) như 1 tài liệu để ngầm nói rằng đảng có sai là do các lãnh đạo quá khứ sai, chứ đảng hiện nay đã tốt lên.
Những chuyện này tôi không muốn viết ra, vì nó cũng “nhỏ” thôi. Nhưng dạo này gần đây đọc một số bài viết trên facebook của ông (được bạn bè chia sẻ cho xem) tôi có vài lời tâm sự.
Tư cách công dân và tư cách nhà báo
Trước tiên, chúng ta là người viết báo, ông là nhà báo, nhưng tôi chỉ là người viết báo. Tôi ít viết và không có nhiều danh vị trong làng báo như ông. Tuy nhiên tôi xin lưu ý với ông, trước khi là nhà gì, chúng ta vẫn là 1 công dân của Việt Nam.
Có một bài viết ngày 16/11/2015 trên facebook của ông có nội dung về chính trị Campuchia hiện nay. Bài viết nói rằng Hunsen đã “xử ép” Sam Rainsy, và mập mờ nói ông Hunsen “chơi không đẹp”, không biết thoái vị (là để nhường ngôi cho Sam Rainsy chăng, thưa ông Huy Đức).
Chắc quần chúng không lạ gì các hành vi chống phá dân tộc và tổ quốc Việt Nam của ông Sam Rainsy, liệu nếu ông Hunsen “biết khôn, chơi đẹp” mà nhường ngôi cho Sam Rainsy như “mong muốn” của ông Huy Đức qua bài viết đó, thì Việt Nam sẽ thiệt hại như thế nào?
Là một người viết báo, tôi hiểu chúng ta có quyền đưa ra quan điểm chính trị, nhưng trước tiên chúng ta là một công dân, và chúng ta đòi hỏi dân chủ. Nếu chưa có cách nào để biết được một cách trung thực là cuộc bầu cử ở Campuchia vừa qua có gian lận hay không thì việc ông Huy Đức viết rằng Hun Sen nên rút lui và “nhường” cho Sam Rainsy lãnh đạo cho thấy ông Huy Đức vừa không có đủ tư duy dân dân chủ, vừa mang ý nghĩa phản bội lại VN…
Với việc viết bài chê bai một chính khách có chủ trương đối ngoại quốc phòng có lợi cho VN (ông Hunsen)… và ngầm ủng hộ một chính khách có chủ trương lệ thuộc, tương nhượng chủ quyền đất nước của ông ta cho Trung Quốc, có quá nhiều hành vi chống phá Việt Nam lên cầm quyền (ông Sam Rainsy) thì liệu anh Huy Đức có làm tròn vai trò công dân yêu nước?
Tư cách dân chủ
Thời gian qua, việc anh viết nhiều bài mang chủ đề “chống tham nhũng” trong đó nói về chuyện các tướng tá, quan chức ngân hàng tham ô thì có nhiều ý kiến gán ghép cho anh phe này phái nọ thì tôi không quan tâm vì suy cho cùng anh cũng góp tay vào việc chống tham nhũng, là tốt. Tuy nhiên bài viết mới đây nhất trên facebook của anh. Bài “Bộ Tứ” viết ngày 6/1/2016 thì tôi muốn góp ý.
Lẽ ra tôi không phản biện về bài viết này của anh, nhưng do phần kết anh nêu ra một số ý để “định hướng” quần chúng về dân chủ. Cũng như anh, tôi là người viết báo và là người dân chủ nên tôi tranh luận
Anh viết rằng “”Bộ Tứ” sẽ chính thức được quyết định vào đầu tuần tới. Xin chưa đề cập đến các vị trí khác. Chỉ mong các bạn đừng quá thất vọng nếu ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi.”
Tôi xin phép “võ đoán” là có lẽ anh viết mở đề như thế này để dọn đường cho ông Nguyễn Phú Trọng đỡ bị quần chúng chỉ trích khi ông ta tái cử chăng?
Trích: “Ông Trọng đã làm mỏi mệt chúng ta bởi những tuyên bố rất lỗi thời. Nhưng, cũng như các tổng bí thư khác, người đứng đầu đảng cộng sản làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nghe giọng văn giống như anh “minh định” thay cho ông Trọng. Thế nếu chúng ta “thông cảm” cho ông Trọng, tại sao chúng ta không thể “thông cảm” cho ông Dũng. Giống anh, tôi nói “vì là nhân vật cộng sản số 2 sau ông Trọng, nên ông Dũng cũng làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng XHCN”.
Trích: “Nhưng ông (Trọng) vẫn đưa “quốc doanh chủ đạo” vào Hiến pháp và không đa sở hữu hóa đất đai”.
Anh Huy Đức có biết chính vì cái “quốc doanh chủ đạo” này đã tạo tiền đề đẻ ra biết bao vấn nạn về doanh nghiệp nhà nước mà các chuyên gia kinh tế như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan đã phản biện và phê phán không? Anh có biết vì sao đảng cần “quốc doanh chủ đạo” không? Hay anh biết mà anh giả lơ không viết các tai hại của nó.
Rồi anh có biết cái chủ trương không đa sỡ hữu đất đai mà là “đất đai sỡ hữu toàn dân” nó gây ra bao nhiêu thảm cảnh dân oan trên khắp mọi miền đất nước, có thể đưa đất nước vào loạn lạc hay không? Trách nhiệm do ai? Sao anh không viết?
Trích: “Còn các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, không có phe thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ tin là chính sách ngoại giao sẽ vẫn như thế bất luận ai lên, ai xuống”.
Anh viết như thế nó giống kiểu nói chung chung của đảng CSVN quá. Nếu vậy tôi cũng nói được. Tôi xin nói “Có nhiều nhà ngoại giao mà tôi (Nguyễn An Dân) tiếp xúc họ nói rằng có phe thân Mỹ và thân Tàu trong đảng CSVN, chỉ khác nhau là 1 phe thân Mỹ để giữ đảng và 1 phe thân Tàu để giữ đảng. Chính vì 2 phe chơi với 2 cường quốc là đối đầu nhau, nên hai phe chưa có phe nào thua phe nào”.
Tôi nói thế anh có phản đối gì không? Hay anh yêu cầu tôi chỉ ra đó là những nhà ngoại giao nào, tên gì, ở đâu?
Trích: “Tôi phải nói với các bạn “thích Mỹ” rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì… khó xử”
Cũng chả có gì khó xử cả, nếu Hà Nội quay lưng với Bắc Kinh, thực hiện dân chủ hóa đất nước, hình thành cơ chế đồng minh lâu dài với Mỹ như Israel và Mỹ thì chả có ông Tàu nào dám đụng Việt Nam cả. Một Israel quan hệ sâu xa với Mỹ, lập quốc và giữ được độc lập trong 1 khối A-rập thù địch, hà cớ gì Việt Nam không học theo được mà áp dụng với vị trí sát nách Trung Quốc. Đó là tôi còn chưa nói về chính sách xoay trục sang Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ sẽ còn làm Việt Nam “hưởng ké” nhiều thứ.
Cũng vậy, làm sao mà anh Huy Đức biết Obama cuống lên vì khó xử mà không phải cuống lên vì… mừng rỡ là chính sách xoay trục bắt đầu đơm hoa kết trái ở Việt Nam?
Hay vì đảng CSVN có thói quen “đại diện” cho nhân dân nên anh Huy Đức cũng tự cho phép mình “đại diện” cho ông Obama luôn chăng?
Trích: “Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng.”
Đầu tiên, xin hỏi đó là những kết luận và nguyên tắc ứng xử gì, anh Huy Đức cho biết nội dung được không? “Rất rõ ràng” sao không công bố cho dân biết???
Tôi còn nhớ sau khi giàn khoan 981 vào Biển Đông, Ba tuần sau đó, ông Dũng có chuyến thăm Philippine và ông đã rất xuất sắc khi đưa ra khái niệm “không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông”. Còn ông Trọng im ru một thời gian dài (hơn cả ông Dũng) và sau đó xuất hiện với phát biểu… chống tham nhũng, không hề có 1 chữ nhắc đến Trung Quốc, dù lúc đó đã có ngư dân và tàu cá Việt Nam chìm ở khu vực giàn khoan. Anh Huy Đức quên chăng?
Trích: “Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động “cường quyền” đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả”
Tại sao ông Dũng phải đáp trả, nữ quân nhân này hỏi với tư cách nhà báo, hay chính khách tham gia phản biện, hay với tư cách cá nhân? Xin lỗi ông Huy Đức, trong ngoại giao, nếu không thật cần thiết phải trả lời, thì im lặng cũng là 1 cách trả lời, và để tránh làm bẽ mặt nhau ở những nơi nhạy cảm như họp báo hay hội nghị quốc tế. Chứ ai mà không biết những hành vi “cường quyền” đó đến từ Trung Quốc.
Trích: “Trong tất cả các đời thủ tướng của chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều quyền lực nhất. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia”.
Ở Việt Nam, với cơ chế đảng lãnh đạo, thì tổng bí thư quyền mạnh hơn thủ tướng, ông Dũng dù có thế nào cũng chẳng bằng ông Tổng Bí Thư, nếu nói ông Dũng đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia, vậy ông Tổng Bí Thư có tận tâm không?
Nếu ông Tổng Bí Thư tận tâm, đảng có nát bét và đất nước hết sạch tiền như bây giờ không? Quốc gia yếu kém thì trách nhiệm của vua là cao nhất, sau đó mới đến tể tướng, anh Huy Đức lại đánh tráo chủ thể chăng?
Với cơ chế vua tập thể như ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc Hội, đã nói, thì ông Nguyễn Tấn Dũng không thể làm gì được một mình. Nếu tập thể làm xấu thì một cá nhân lãnh đạo muốn làm ngược lại cũng không phải dễ. Việc đảng xử lý ông Trần Xuân Bách khi ông này công khai hô hào cải cách, hay giam lỏng ông Võ Văn Kiệt sau khi ông Kiệt về hưu là những ví dụ.
Anh Huy Đức ơi, đã viết chính luận thì phải viết đa chiều để quần chúng cân đong đo đếm, chứ không thể đánh lận con đen và đánh tráo chủ thể-khái niệm được đâu anh ạ.
Đoạn cuối anh viết về dân chủ thì tôi không bàn, nhưng tôi muốn góp ý với anh, hãy là một công dân yêu nước đã, rồi đến làm một nhà báo tốt, viết chính luận khách quan, trung thực, rồi bàn đến việc góp ý cho phong trào dân chủ.
___
Tư liệu dùng trong bài viết
1/ Bài viết của Huy Đức về chính trị Campuchia trên FB Trương Huy San ngày 16/11/2015
HUN SEN vs SAM RAINSY
Sam Rainsy tuyên bố sẽ về lại Phnom Penh tối nay, 16-11-2015 lúc 22:20, (sau chuyến công du Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc) cho dù ông vừa bị Quốc hội tước quyền miễn trừ và Bộ Nội vụ đã lập Ủy ban thi hành việc bắt giữ. Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy kêu gọi dân chúng không biểu tình. Năm 2013, khi ông trở về CPC sau một thời gian lưu vong, hàng trăm nghìn người dân ủng hộ đã đổ ra đường đón ông từ sân bay về trung tâm thành phố.
Lý do để Hun Sen lại giở trò bắt Sam Rainsy là, như năm 2011, vẫn vì một nhận xét của Sam Rainsy về Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong hồi 2008. Cũng như năm 2011, Hun Sen lại đánh đối lập dưới thắt lưng hòng mong tránh được thất bại thảm hại trong mùa bầu cử 2018. Một mùa bầu cử mà nếu Hun Sen muốn thắng, rất có thể lại phải gian lận thêm lần nữa.
Đa đảng, tự do chính trị, mới chỉ là một điều kiện (cần nhưng chưa đủ) của dân chủ. Một khi đa đảng chưa đi cùng với nhà nước pháp quyền; một khi công an, quân đội, tòa án vẫn ở trong tay đảng cầm quyền… thì con đường đi tới dân chủ vẫn còn đầy trắc trở.
Hun Sen làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thủ tướng CPC liên tục từ năm 1985. Suốt 30 năm qua, Hun Sen chứng minh ông là một trong vài người quyền biến nhất trong lịch sử hiện đại của Đông Nam Á. Nhưng Hun Sen đã không thể trở thành một chính khách lớn.
Cho dù về chính trị CPC đã đi trước VN khá xa, nhưng tham quyền cố vị của Hun Sen, dẫn đến dung túng tham nhũng, đang là một nguyên nhân khiến cho đất nước này chưa thể thoát ra nghèo đói. Nếu Hun Sen không tìm cho mình một con đường để chuyển giao quyền lực trong hòa bình, về chung cuộc ông sẽ là người thất bại.
Nguyễn An Dân (Đôi lời với ông Huy Đức)

47 comments:

  1. Tưởng Ngẫn: bài Bộ Tứ của ông Huy Đức lờ đi ông Sang ông Hùng. ông Hùng quá tuổi nhiều rồi lờ đi cũng dễ hiểu. nhưng tiếc là bài của ông An Dân lại không nhận ra bài ông Huy Đức thiếu ông Sang.

    ReplyDelete
  2. Ali Baba: Ô Huy Đức ( tức Trương Huy San) là đệ ruột của ô. Sang nên cố tình không nêu tên ô. Sang để tỏ ra khách quan. Thực ra ván bài là khi ô. Trọng làm TBT thì ô. Sang làm TT

    ReplyDelete
  3. Nguyen Ai Viet: Huy Đức ngày càng ẹ

    ReplyDelete
  4. Đinh Bá Anh: Bài bình luận ngắn về Hunsen và Sam Rainsy của Huy Đức hoàn toàn ổn, không hiểu sao Nguyễn An Dân lại suy diễn theo hướng như vậy. Đối ngoại Việt Nam với Campuchia đang rất có vấn đề, vì Việt Nam hoàn toàn đặt cược vào Hunsen và chế độ mafia của ông ta, điều này không ích gì, vì nó chỉ gây ra sự căng thẳng và giận giữ trong lòng các lực lượng đối lập Campuchia. Chính sách này sớm muộn chỉ rước lấy tai họa, vì Hunsen không thể trụ được mãi.

    ReplyDelete
  5. Củ Su Hào: Ông Nguyễn An Dân sai ngay từ việc nhận định Ông Huy Đức định hướng quần chúng dân chủ. Thực ra bây giờ chẳng ông nào viết đủ khả năng định hướng dư luận. Ví như mấy ông hay nói dân trí mình thấp, dễ bị định hướng hay áp đặt gì đó là sai hoàn toàn. Ông Nam Cao từng viết, Chí chử cả làng Vũ Đại ngoại trừ hắn ra. Hunsen hay Sam ở Campuchia cũng đều chơi trò "lá mặt lá trái". Chính sách của Cam đánh đu để nhận được càng nhiều viện trợ từ VN và TQ càng tốt. Còn việc thắng thua của các phe phái chẳng có ý nghĩa gì nếu nhân dân lại thất bại. Rất tiếc tôi không đồng ý với GS về góc nhìn vấn đề này !

    ReplyDelete
  6. Nguyen Xuan Huy: Chính trị thì chỗ nào cũng bẩn. Mỗi cá nhân hãy làm tốt vai trò của mình trong xã hội thế là góp phần vào làm xã hội ổn định

    ReplyDelete
  7. Đinh Bá Anh: Tôi thấy bài của Huy Đức chả có gì lợn cợn cả, dù nhận định thì có thể đúng hoặc sai. Huy Đức đặt chúng ta vào tình huống lựa chọn giữa một kẻ Lú Lẫn và một kẻ Tham Tàn, rồi nói rằng kẻ Lú Lẫn, tuy lú lẫn, nhưng không lú lẫn hẳn, còn kẻ tham tàn thì rõ là tham tàn. Rồi anh nói rằng, thực ra thì chúng ta cũng có lựa chọn nào đâu, cùng lắm thì cũng chỉ là các anh hùng bàn phím mà thôi. Riêng đối với Huy Đức thì tôi hiểu rằng, với những bài viết loại này anh phải đánh cược sinh mạng chính trị của mình khá lớn, bởi nếu gió đổi chiều thì anh biết rõ hơn ai hết những hệ lụy của nó.

    ReplyDelete
  8. Petrus Thach: Đây là bài phản biện giá trị cho những bài viết mà Osin viết gần đây. Nhiều người đọc bài của anh Đức mà chưa thấy hết đc những ẩn ý định hướng thì bài này đã mổ sẻ ra. Anh chị em đừng vì cái danh tiếng từ Bên Thắng Cuộc của anh Dức mà không cạn đục khơi trong khi theo dõi anh ấy. :)

    ReplyDelete
  9. Phạm Mạnh Nhu: Mấy ông chống lại việc lợi dụng chính sách để cướp đất của Nóm Lợi Ích thì đều vào hòm hết mẹ rồi...ô Trong mà đéo giả Lú thì cũng thế nốt, lúc ấy BĐS, CK...thị trường nó chưa suy thoái các Soái mới ở Nga về nó hung tợn lắm ạ, Quân Tử thì cũng phải đợi thời...chứ vác cái mõm không ra đòi giật Lợi Ích thì chết chắc.

    ReplyDelete
  10. Hoa Nguyen (VNSA): Cảm giác của tôi là Huy Đức lúc này lý luận không còn như những năm trước, có lẽ vì anh sa vào vòng xoáy chính trị, phải biện minh cho phía mình ủng hộ, và đả kích phía bên kia bằng mọi lý lẽ để giành phần thắng, hơn là tôn trọng sự thật. Cũng có lẽ vì bây giờ anh không còn là nhà báo, mà là người viết Facebook.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phạm Thị Thảo (VNSA): Huy Đức vẫn như xưa. Chỉ vì ngày xưa anh ấy nói ra những điều bác thích nghe. Còn ngày nay những lời anh ấy nói không hợp với tai bác.

      Delete
    2. Hoa Nguyen (VNSA): Hãy đọc bài trên, để thấy người khác nghĩ gì về Huy Đức, thấy anh thay đổi thế nào.

      Delete
    3. Pham Quang Tuan (VNSA): Chẳng thay đổi gì cả, vẫn là 1 người biết suy nghĩ độc lập và nói thẳng ý kiến của mình.

      Delete
  11. Toan Dam (VNSA): Bác í quyết rồi, cãi với bọn cùn và bẩn thì cũng phải dùng các chiêu...giống chúng. Vả, bác ấy đã nhận là Osin (oshin) từ xưa rồi mà, bác Hoà ơi. (-:

    ReplyDelete
  12. Phuong Vo (VNSA): Tôi đồng ý với nhận xét của bác Hoa Nguyen "...kích phía bên kia bằng mọi lý lẽ để giành phần thắng, hơn là tôn trọng sự thật" . Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những chỉ trích về sự thay đổi trong cái nhìn "nhân sinh quan" cũng như lập luận và lý lẽ " công bằng" và tôn trọng "sự thật" mà bác Osin đã có được từ cuốn BTC.

    ReplyDelete
  13. Đỗ Minh Tuấn (VNSA): Cuốn BTC có hay không? Tôi có tải về hai tập, nhưng mới xem vài chục trang đầu. Sau bận quá chưa quay lại xem nốt.Nghe nói cuốn này đứng đắn và có chững cứ hơn Đèn cù. Không rõ thế nào.

    ReplyDelete
  14. Hoa Nguyen (VNSA): Thì mỗi người nhìn thấy vật gì cũng có thể khác nhau.Tôi đọc HĐ trước khi có "Bên Thắng cuộc", lúc bấy giờ nghĩ anh là nhà báo tôn trọng sự trung thực, và người đọc. Bây giờ thấy anh có cách nói lấy được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phạm Thị Thảo (VNSA): Và bác đã nhìn và nghĩ sai. Cũng không đáng ngạc nhiên.

      Delete
    2. Hoa Nguyen (VNSA): Với Thảo thì tôi không cần nói thêm.

      Delete
  15. Tuan Hoang (VNSA): Gọi nói chơi với mấy thằng bạn trong BCT thì có mấy tin sau đây. Ngô Xuân Lịch lên bộ trưởng quốc phòng. Đại tướng tổng tham mưu trưởng Tỵ không được đề cử vô BCT nên sẽ sang làm phó chủ tích quốc hội cho chị Ngân. Phạm Bình Minh sẽ bị bay, thay bằng đc từ ngoài vào, kiểu Phạm Gia Khiêm trước kia.

    ReplyDelete
  16. Đỗ Minh Tuấn (VNSA): Tôi là con thú hoang không có người chăn, thích cái lá nào thì ăn thôi, sao có thể chọi nhau với thú trong chuồng có chủ. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao xưa nay tôi vẫn rất tự do, nói theo suy nghĩ của mình mà đám Dân chủ vẫn cứ gằm ghè, bôi xấu! Nếu tôi có chọn 3X chứ không chọn lú trong cá cược đua ngựa, thì đó là nhận định của tôi, thắng thua tôi chịu, liên quan gì đến họ. Toi không tin Osin phò lú. Tôi tưởng Huy Đức và cánh dân chủ cánh hẩu ở ta là quân của Trương Tấn Sang? Vì phò một chủ nên tôi nói ý khác, vẫn bị các nhà dân chủ kỳ thị. Dân chủ gì mà khác ý là chửi bới,.

    ReplyDelete
  17. Nguyen Ai Viet: Bản chất cỡ như HĐ khó thay đổi Có điều khi nào thì ló đuôi ra mà thôi Cái gì cũng phải đợi chung cuộc mới biết Giả bộ dân chủ đâu có khó gì

    ReplyDelete
  18. Hoa Nguyen (VNSA): Với bác Phạm Quang Tuấn. Ngay ở vài dẫn chứng của người viết bài này, tôi thấy Huy Đức dùng kiểu nói như "thánh phán"(không chứng cớ, lý lẽ) , và không ngại chơi "đòn bẩn", chưa kể rất nhiều cách nhìn phiến diện, một chiều. Nếu là như thế, không phải là nhà báo chân chính, độc lập hay thẳng thắn gì , mà là người viết FB, hay DLV, một cái loa tuyên truyền.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phạm Thị Thảo (VNSA): Rõ ràng Huy Đức là DLV. Trường hợp này đồng tình với bác Hoa Nguyen

      Delete
  19. Phuong Vo (VNSA): Bác Hoa Nguyen ! Bác có thể có nhận xét riêng về v/d gì đó nhưng không nên rút ra kết luận HD là ai qua nhận xét chủ quan đầy càm tính...Being fair to others, pls!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoa Nguyen (VNSA): Tôi nói về nội dung bài viết, rất cụ thể. Về những câu viết như "thánh phán" của Huy Đức tôi thấy là :
      (Trích)
      _ “Còn các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, không có phe thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ tin là chính sách ngoại giao sẽ vẫn như thế bất luận ai lên, ai xuống”.
      _“Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng"

      Hay HĐ dùng mọi phương tiện để đánh đối thủ, kể cả dùng từ khiếm nhã với nguyên thủ quốc gia :
      (Trích) "Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động “cường quyền” đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả”.

      Về điểm sau, tôi có ý kiến là các nhà lãnh đạo VN hiện nay đều không có khả năng trả lời thông suốt trước báo chí quốc tế, nhất là khi bị cố ý "quay" (ở đây là một cán bộ truyền thông TQ). Ngay bộ trưởng ngoại giao PBM, cũng không trong buổi họp báo nào có câu nói ấn tượng (toàn là cách nói theo lối mòn). Nhưng trong trường hợp đó không thể tiếp tay với người ngoài mà chê thủ tướng trong nước là dở ngôn ngữ đối đáp, "Đực ra" là thế nào trong tiếng Việt, nhất là ở người viết truyền thông. Có phải nói thế là "thẳng thắn" không ?
      Mấy hôm nay, Huy Đức đã đưa lên mạng 3, hay 4 bài báo, đại loại như trên, tôi không có thời gian trích dẫn, bác Vo Phuong tìm đọc thêm.

      Delete
  20. Hoa Nguyen (VNSA): Những câu trích trên là lấy từ bài "Bộ Tứ" Huy Đức mới đưa lên vài hôm. Đoạn kết bài viết đó cho thấy tính "giả hình" của tác giả về dân chủ. Vì không thể nhân danh dân chủ mà mạ lỵ người, nói điều vô bằng cớ, đó là mạo danh:
    "Mưu cầu dân chủ không chỉ là công việc của những nhà đấu tranh, những người anh hùng, mà còn là của chúng ta, bằng chính những nỗ lực hàng ngày: tẩy chay cái ác, cái xấu; đồng cảm, lên tiếng khi có thể để bảo vệ những người lương thiện.
    Dân chủ không phải là thứ được ban phát bởi những tên bạo chúa đã vơ vét cho đến khi thừa mứa. Dân chủ đòi hỏi chúng ta, trước hết, phải bước ra khỏi sự sợ hãi; dũng cảm nhưng không nên liều lĩnh, vội vàng." (Bộ Tứ, HĐ)
    Dân chủ trước hết là xóa bỏ thể chế độc đoán mà quyền hành tập trung trong tay một ít người thường dễ làm nảy sinh ra tham nhũng do thiếu giám sát; và sau đó nhờ tiếng nói của đông đảo người dân (qua truyền thông) mà làm giảm nạn tham nhũng. Trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay, quyền hạn về lý thuyết ông Dũng đứng sau các ông Trọng, Sang, Hùng. Nhưng có phải các chế độ dân chủ không có tham nhũng ? Ngay ở Do Thái (nước nhỏ, người ít nhưng dân trí cao), một cựu quan chức vừa bị đưa ra tòa vì tham nhũng trước đây. Hàn, Nhật, Mỹ đều có loại quan chức như vậy (nhân viên tòa sứ Mỹ ở Sài gòn).
    Viết thế không phải bênh ông Dũng khi nhiều người tố cáo ông là tham nhũng, nhưng để làm rõ hai thứ dân chủ và tham nhũng mà Huy Đức muốn nhập nhằng.

    ReplyDelete
  21. Pham Quang Tuan (VNSA): Những nhận xét của bác Hòa không thuyết phục tôi rằng HĐ phán như thánh, chơi đòn bẩn hay giả hình dân chủ. Nếu đọc báo tiếng Anh thường xuyên thì đó là lối viết của 30% commentators trên báo các nước dân chủ Tây phương (70% kia viết còn mạnh hơn nhiều).

    ReplyDelete
  22. Hoa Nguyen (VNSA): Đành nhận là bác Tuấn Phạm đọc và nhận định khác tôi. Trên chỉ tôi chỉ trích dẫn 1 bài viết (Bộ Tứ) của Huy Đức. Và tôi không muốn viết thêm vì có nhiều chuyện đáng viết hơn là cứ lằng nhằng về Huy Đức .

    ReplyDelete
  23. Nguyen Ai Viet: Kết luận rõ như ban ngày here, giả dân chủ và lú là cùng một chi bộ. Vấn đề không phải dân chủ hay không mà là dối trá hay không.

    ReplyDelete
  24. Hoa Nguyen (VNSA): Tôi không viết về HĐ nữa, nhưng tình cờ thấy cmt này của người khác trên FB về Bộ Tứ, nên giới thiệu:
    BỘ TỨ

    Thấy đây là một bài đầy kỹ thuật ru hồn, đầu tiên đưa một thông tin hé lộ kết quả từ trong ra, nhằm lái người đọc vào sự tin tưởng, sau đó 2 điểm nâng ông Trọng, 2 điểm chê ông Dũng và kết lại bằng vấn đề Dân chủ cái ai cũng mong. Với kết cấu bài viết như vậy HĐ dể dàng thuyết phục được người đọc dầu chuyện khen ông Trọng và chê ông Dũng không hoàn toàn thuyết phục.

    Chúng ta thử phân tích kỹ thuật này !

    Thông tin hé lộ (khung màu dương):

    – Nội dung chính: “ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi.”
    – Kỹ thuật viết: đưa một thông tin dạng hé lộ từ trong ra, nhằm lôi cuốn và kích thích trí tò mò. Từ đó tê liệt trí phân tích, suy xét.

    Thông tin ông Trọng tốt (khung màu đỏ):

    Nội dung chính:

    – “khôn ngoan đối ngoại”
    – “Xử lý tốt vụ giàn khoan HD981”

    Kỹ thuật viết: xen lẫn vài cái chê nhỏ cho khách quan. Nhưng làm tê liệt sự phân tích của mọi người để không thấy:

    – Ông Trọng nói câu nào Lú câu ấy thì lấy gì khôn ngoan.
    – Vụ HD981 ông Trọng nằm im khi gọi đường dây nóng cho Tập không được, xin gặp không được … chờ đến lúc HD981 xong việc rút về.

    Thông tin ông Dũng xấu (khung màu lục):

    Nội dung chính:
    – “Bỏ tờ giấy ra không biết nói gì”
    – “Không nên để Đất nước vào độc tài cá nhân”.

    Kỹ thuật viết: chen lẫn vài ý khen phát biểu cho nó khách quan. Nhưng làm tê liệt sự phân tích của mọi người rằng:

    – Ông Trọng hay ông nào bỏ giấy ra đều không biết nói gì.
    – Đất nước hiện giờ là độc tài đảng trị tệ hơn độc tài cá nhân.

    Thông tin Dân chủ (khung màu vàng)

    Nội dung chính:

    – “Trên con đường đi tới dân chủ đó, thay vì sợ hãi, thỏa hiệp với những tên bạo chúa, độc tài, chúng ta phải góp phần để loại bỏ độc tài, bạo chúa.”
    – “Dân chủ đòi hỏi chúng ta, trước hết, phải bước ra khỏi sự sợ hãi; dũng cảm nhưng không nên liều lĩnh, vội vàng.”

    Kỹ thuật:

    – Nói chung chung kích động lòng yêu Dân chủ là loại bỏ độc tài bạo chúa. Còn chuyện ông Trọng cùng đảng độc tài thì chấp nhận.
    – Nói chung chung đòi hỏi mọi người bước qua sự sợ hãi. Nhưng chỉ bước ra chống ông Dũng độc tài chứ không chống ông Trọng và đảng độc tài.

    Tóm lại với một kỹ thuật viết hoàn hảo, HĐ đã ru không ít người khát khao Dân chủ, quan tâm tới chính trị Đất nước bằng những luận điệu yếu kém và phi lý một cách dể dàng.

    (FB NGUYEN TAN THANH)

    ReplyDelete
  25. Hưng Kokichi: Em thấy không đứng về một phe mà trung dung thì khi viết động chạm ai đó lấy ai bảo kê cho ơ kìa. Phải thông cảm cho bác ý chứ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoa Nguyen (VNSA): Tôi hiểu ý anh Hưng Kokichi, không thể viết mà không có chỗ dựa. Có lẽ tôi viết về HĐ với lời khá nặng, nhưng đó là kết quả của những phản biện qua lại giữa tôi với nhiều người. Ở một điểm, tôi viết Huy Đức đã thay đổi, và vài người không đồng ý như thế. Sau đây là bài viết trên FB của người tên Hung Dang có cái nhìn giống tôi ở điểm đó, và thêm về chuyện ông Dũng có (quyền) bắt nhiều người hay không . Xin giới thiệu bài FB này (chỉ trích một phần):
      NHÀ BÁO HUY ĐỨC VÀ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG.
      Khác với hầu hết nhiều người biết tới Huy Đức qua cuốn sách ‘’Bên thắng cuộc’’ vào năm 2012, tôi biết Huy Đức qua bài viết ‘’Chị hai thủ tướng’’ từ năm 2009. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả qua bài viết này, rồi sau đó tôi rất thích những bài viết chống đối ông Nguyễn Tấn Dũng do anh ấy viết và tôi cũng trở nên ghét thủ tướng khủng khiếp từ đó ! Tôi may mắn được bắt tay với anh tại quán cafe Chiêu tại Sài gòn cách nay khoảng một năm. Tôi vẫn like và ủng hộ anh cho đến hết bài viết ‘’Bao giờ bằng được Camphuchia’’ ngày 21/10/2015.
      Tuy nhiên, sau bài đó thì liên tiếp anh tung ra thêm nhiều bài nữa tập trung đánh phá vào một mình cá nhân ông Dũng một cách rất bài bản.
      Đầu tiên là bài viết lúc 28/12/2015 anh viết: ‘’Trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã mở toang cửa cho Trung quốc vào khai thác bô xít ở Tây nguyên? Đưa công nghệ luyện thép lò đứng đã bị truy đuổi ở Trung quốc vào Vũng Áng?’’
      Nông Đức Mạnh đã ký kết với Giang Trạch Dân nên Cp của Nguyễn Tấn Dũng phải đưa Trung Quốc vào khai thác bauxite Tây Nguyên. Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm Đào nên Cp của Nguyễn Tấn Dũng phải đưa Trung Quốc vào Vũng Áng. Rõ ràng ông Dũng chỉ là người thực thi nghị quyết của bộ chính trị do hai vị TBT kia đã ký với Trung cộng, những chủ trương lớn như thế này nếu có trách là trách cả bộ chính trị chứ tại sao anh lại quy chụp tội cho một mình thủ tướng? Mà đây là chủ trương lớn của đảng nên trách nhiệm chính trước hết thuộc về đảng, trách nhiệm của chính phủ nhẹ hơn vì chỉ là cơ quan thực thi.
      Rõ ràng việc ông Nguyễn Sinh Hùng sang TQ và viếng lăng Mao Trạch Đông trong thời điểm hiện nay là quá nhạy cảm mà anh cũng viết bài vào ngày 29/12/2015 để quy chụp mọi tội lỗi lên đầu thủ tướng nhưng chả có bằng chứng cụ thể nào, bài viết đó anh lại bao biện cho Nguyễn Sinh Hùng có chủ ý? Tôi bắt đầu nghi ngờ động cơ của anh từ đây.
      Đặc biệt nhất là trong bài ‘’Bộ tứ’’ anh đã quá suy diễn và quy chụp cho ông Nguyễn Tấn Dũng mà không hề có căn cứ và dẫn chứng nào rõ ràng:
      (Dẫn thông tin không được kiểm chứng về NPT)
      Theo những bài viết trước đây, anh thường cáo buộc rằng ông Dũng đứng đằng sau những vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến cho nên anh bảo ông ta là loại độc tài, bạo chúa?
      Xin thưa luôn với anh rằng, chuyện bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến ông Dũng chả có quyền gì, việc đó là của các cơ quan sau:
      1.Bộ công an đứng đầu là UVBCT đại tướng Trần Đại Quang
      2.Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ trực thuộc bộ chính trị được thành lập vào ngày 1/1/2015, đứng đầu là Trưởng ban tổ chức trung ương- UVBCT Tô Huy Rứa.
      3.Ban Bí Thư gồm 11 người mà không có ông Dũng và chả có một đồng chí công an nào. Đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo công việc hàng ngày là ông Trương Tấn Sang.
      4.Bộ chính trị, đứng đầu là ông TBT Nguyễn Phú Trọng.
      Trích: ‘’Nhưng, những người quan sát trực tiếp biết rõ, khi rời những tờ giấy viết sẵn, Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức trở lại với trình độ của mình.’’
      Rõ ràng anh đang chê bai miệt thị cá nhân ông Dũng bởi như chúng ta đều biết lãnh đạo cộng sản thì xưa nay ai cũng vậy, nói chuyện bao giờ cũng có giấy tờ do bộ chính trị viết sẵn, đó là quy định của đảng. Anh cũng đã từng viết trong ‘’Bên thắng cuộc’’ chuyện ông Khải cầm giấy đọc tại Hoa Kỳ rồi mà.
      Trích : Cũng tại Shangri-La, khi được một học giả Philippine đặt câu hỏi, Việt Nam có cùng Philippine kiện Trung Quốc ra tòa không, ông Dũng cũng chỉ trả lời ấp úng.
      Anh thừa biết rõ kiện hay không là do bộ chính trị quyết định mà khi chưa có nghị quyết của BCT thì làm sao trả lời đây?

      Delete
  26. Tuan A. Phung (VNSA): Bất biết bên nào "thắng cuộc" - nhưng "nói chung là " dạo này bác Hoa Nguyen ngày càng suy nghĩ phân tích theo hướng critical thinkings hơn, thay vì kiểu yêu ghét trong Nam ngoai Bắc, phe này phe kia như hồi trước, kudos bác Hoà - way to go!

    ReplyDelete
  27. Nguyen Ai Viet: HĐ tự sát một cách xấu xí bằng cách phò phạch phe Lú.

    ReplyDelete
  28. Tuan Hoang (VNSA): cũng có thể HĐ đang vì 1 đại cục nào đó mà hy sinh hình ảnh của mình thì sao. 2 phe đang chơi bài: sự thật là cái con cặc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ha Doan (VNSA): Hhahha, sao bác nói bậy thế, bậy lắm ý, eo kinh!!

      Delete
    2. Tuan Hoang (VNSA): Mượn lời đc trung tá công an ta thôi mà.

      Delete
  29. Trịnh Hữu Tuệ: công nhận so với các bạn mỹ thì việt nam mình chửi nhau quá hiền và nhã nhặn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tran Hong Quang: Thế phải thế nào mới đỡ nhã? :)

      Delete
    2. Tran Hong Quang: Nhớ câu chuyện ở ban công trong lúc hút thuốc bàn về văn hoá tranh luận xưa và nay! smile :) cụ Trịnh Tuấn vẫn chiều và nhường con trai ghê gớm! Rất ngưỡng mộ cụ (và cả món cocktail của con trai cụ) :)

      Delete
    3. Trần Thanh Tùng: do sợ đó anh, nếu mà cho chửi nhau thoải mái, chửi xong rồi thôi thì em sẵn sàng moi tới tận óc các ý tưởng để chửi cho đã mồm, nhưng do sợ bị hệ lụy khác nên thôi "dĩ hòa vi quý" mà!!!^^

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Thực ra ở đây nể mặt GS nên ăn nói tử tế. Chứ mấy thằng hoạt đầu chính trị giả danh thì ..... :)

      Delete
  30. Nguyễn Trần Nam: Tôi cũng ủng hộ quan điểm của Ông Nguyễn An Dân dù ko biết là ai, riêng về Nhà Báo Huy Đức những bài viết gần đây của Ông, tôi có cảm nhận ông ấy là công cụ của phe nhóm

    ReplyDelete
  31. Vo Huy Thong: Té ra Huy San cũng chỉ là DLV cấp cao thôi.

    ReplyDelete
  32. Hoang Hai Nguyen: Tôi đồng ý với điểm chính của anh Truơng Huy San về nguy cơ phụ thuộc vào một độc tài cá nhân của Việtnam, ma trường hợp này là một nhà độc nham hiểm độc ác, yếu kém về khả năng quản lý kinh tê, nhưng lại giỏi về thu vén cá nhân và trừng phạt những tiếng nói phê phán ôn hoà.
    độc tài cá nhân, độc tài cá nhân thường đi kèm căn bệnh vĩ cuồng, và trùng phạt rất nặng nề nhưng ai có y đinh chống đối, nếu có chuyên họ ra đi , thì chắc chăn phải đổi bằng hàng trăm ngàn mạng người. Họ Kim ở Bắc Hàn, Gadafi o Lybi, Assad o Syria, là nhũng ví dụ nhãn tiền. Dân bắc triều tiên còn chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm để thoát khỏi Họ Kim, ho hé một tý la bị giết hoặc doạ giết rồi. Tôi tin là câu chuyện anh Truơng Huy San bị đe doạ là có thật, và nhũng câu chuyện như thế sẽ la bình thường nếu 3X tiếp tục ở đỉnh cao quyền lực và tiền bạc.
    Ngay tại Việtnam, ở ngai tổng bí thứ từ năm 1956, tới 1969, Lê Duẩn có đủ khả năng đe doạ bất cứ ai ho hé nói trái ý ông ta. Trong vòng 11 năm từ 1975 =>1986, dân Việtnam bị đói theo đúng nghĩa đen, mà cũng không có ai dám đề xuất j với Lê Duẩn, phải chờ đến khi ông ta chết mới có đổi mới, có khoán 10, nhờ đó mà co gao ăn+ xuất khẩu. Mời mọi người đọc thêm trích đoạn về Lê Duẩn trong Tran Duc Thao - Nhung Loi Trang Troi http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx...

    ReplyDelete
  33. Trịnh Hữu Tuệ: đọc bài "bộ tứ" của huy đức tôi thấy rằng bài này tuy có vẻ bênh ông nguyễn phú trọng nhưng thực ra là không phải. huy đức khuyên chúng ta "đừng quá thất vọng" nếu ông trọng ở lại, nhưng ngay sau đó lại liệt kê một loạt những điểm khá dở hơi về ông trọng: ông "làm chúng ta mỏi mệt vì những tuyên bố rất lỗi thời," ông "đã buông lá cờ cải cách," ông "đưa quốc doanh chủ đạo vào hiến pháp,"... huy đức nói ông trọng "rất khôn ngoan trong đối ngoại," nhưng đọc tiếp thì ta cũng không tìm được ví dụ cụ thể để cho thấy ông "khôn ngoan" ở chỗ nào. về ông dũng, ít ra còn có một ví dụ cụ thể mang tính tích cực: tuyên bố về "tình hữu nghị viển vông" của ông tại philippine. tôi cho rằng những nhược điểm của ông dũng mà huy đức liệt kê ra trong bài, đối với một người trung lập, không đủ để cho thấy rằng ông trọng là một lựa chọn tốt hơn. tất nhiên, bài viết vẫn cho tôi ấn tượng rất rõ là cá nhân huy đức thích ông trọng và ghét ông dũng, hay đúng hơn là thích ông trọng vì ghét ông dũng. câu hỏi, dĩ nhiên, là tại sao. và câu trả lời, theo tôi, không liên quan đến "dân chủ," đơn giản vì huy đức đủ thông minh để biết rằng ông trọng không yêu dân chủ hơn ông dũng. nhưng cũng có thể là tôi đã nhầm.

    ReplyDelete