Friday, January 15, 2016

Luận Tam Quốc: Đấu tranh giành quyền lực cuối Đông Hán

Đấu tranh quyền lực là chuyện thường tình đa số là lành mạnh, mặc dù nhiều người muốn che dấu và gán cho nó những động cơ đạo đức giả tạo. Thời Đông Hán chế độ phong kiến đi vào con lắc tuần hoàn phân chia quyền lực giữa bốn thế lực Công thất, Ngoại thích, Hoạn quan và Thanh lưu. Công thất là vua và các anh em dòng bên nội cùng có chính danh làm vua Họ có cùng chung một ý thức hệ tôn phù chính thống Tuy nhiên các bận đế vương nhanh chóng nhận ra đe doạ lớn nhất chính là từ những người có cùng tư cách chính danh như mình. Quả thực sau này đến thời Tấn có loạn Bát Vương hay sự biến cửa Huyền Vũ anh em tàn sát nhau, bảo hoàng giết bảo hoàng. Do đó, nhà vua chỉ còn cách dựa vào Ngoại thích và Hoạn quan để chống lại anh em của chính mình Trước tiên là sự đi lên của Ngoại thích như các Đại tướng quân nắm binh quyền nhưng không có khả năng làm vua như Vệ Thanh, Đậu Vũ, Hà Tiến. Khi thế lực của họ quá lớn nhà vua lại tìm cách thịt họ Đối tác để bày mưu tính kế chính là hoạn quan. Như vậy đã hình thành hai phe tàn sát nhau để giữ ghế cho nhà vua. Đến cuối đời Đông Hán Một thế lực mới hình thành là phái Thanh lưu có học, đỗ đạt thèm khát quyền lực. Trong quá trình ngoi lên phái Thanh Lưu phải nương nhờ vào Ngoại Thích hay Hoạn quan, mặc dù họ vốn nêu chiêu bài phò Công thất Chính vì mâu thuẫn này mà Thanh lưu tự mâu thuẫn và suy thoái về đạo đức rất nhanh và có khi bị tàn sát thê thảm Cuối cùng bế tắc đó dẫn đến cục diện Tam Quốc cùng thế lực thứ 5 là quân phiệt cát cứ địa phương mà đi đầu là tập đoàn Ích châu.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VI72)

No comments:

Post a Comment