Monday, April 4, 2016

Một kiểm chứng về vô thức

Khi học Phân tâm học cổ điển, nhiều bạn cũng nhầm lẫn giữa 2 mô hình của Freud. Cả 2 mô hình không phủ định nhau mà bổ sung và tương quan với nhau.
Ban đầu Freud đưa ra Mô hình Định khu (gồm: Vô thức, Tiềm thức và Ý thức).
Sau đó, Freud nhận thấy mô hình này chưa hoàn thiện nên đã bổ túc thêm Mô hình Cấu trúc (Id - Ego và Superego)

Vô thức (unconscious): nơi đây cũng không tồn tại logic và đường liên hệ về thời gian; nơi chứa đựng các động cơ nguyên thủy của cá nhân, nơi chôn giấu các cảm xúc, các ý tưởng, các ký ức ... gây ra sự lo âu cực độ.
Tiềm thức (subconscious): nằm ngay bên dưới bề mặt, nhưng vẫn bị chôn giấu phần nào trừ khi chúng ta cố tìm kiếm nó. Thông tin chẳng hạn như số điện thoại, một vài ký ức tuổi thơ, hay tên của người bạn thân thời ấu thơ được lưu trong tiềm thức.
Ý thức (conscious): nơi lưu trữ tất cả những thứ chúng ta nhận thức được
Id: Phần ích kỷ, nguyên thủy, có tính trẻ con, phần nhân cách được định hướng bởi khoái lạc, không có khả năng trì hoãn sự đòi hỏi đáp ứng. (Nằm hoàn toàn trong vô thức)
Superego: Phần nhân cách luôn tiếp thu các tiêu chuẩn xã hội và học từ cha mẹ: thế nào là “tốt” và “ xấu” , hành vi “đúng” và “sai”. (một phần nhỏ nằm ở ý thức, phần lớn nằm ở tiềm thức và vô thức)
Ego: Yếu tố đứng giữa tìm cách thỏa hiệp cho id và superego. Nó có thể được xem là "ý nghĩa về thời gian và địa điểm" của chúng ta. (Một phần nhỏ nằm ở vô thức, phần nhiều nằm ở tiềm thức và ý thức).
Các bạn click vào hình dưới để xem rõ hơn.


Các nhà Phân tâm học cho rằng 90% hành động của con người là do vô thức chi phối, 10% còn lại là hành động có suy nghĩ, có tính toán, cân nhắc, nghĩa là hành động có ý thức. Đa phần hành động của con người bị chi phối bởi vô thức quả không sai.
Câu chuyện dưới đây có thể cho chúng ta thấy những gì thường xảy ra trong mối quan hệ nam nữ.
Cứ mỗi lần cô gái tỏ vẻ khó chịu về vấn đề gì đó, dù ko đồng tình nhưng anh chàng người yêu vì sợ đổ vỡ mối quan hệ nên cố gắng kìm nén những cảm xúc tức giận, buồn phiền, ko hài lòng...và vờ thể hiện những hành động làm hài lòng nàng nhằm cứu vãn mối quan hệ. Những xúc cảm bị kìm nén ấy theo thời gian sẽ chìm vào vô thức. Vô thức như một cái "kho vũ khí hạt nhân", sức chứa của nó hữu hạn, một khi quá tải, như giọt nước tràn ly, nó sẽ nổ tan tành mây khói. Lúc đó mọi xúc cảm bị kìm nén lâu ngày sẽ được phơi bày trần trụi dưới ánh sáng. Thế là anh chàng cứ cố gắng kìm nén. Một ngày nọ, cô gái vô tình tạo ra một hoàn cảnh mà giống như trước đây anh chàng lại là người tạo ra hoàn cảnh để cô gái khó chịu. Đây là cơ hội để anh chàng đáp trả, anh ta tỏ vẻ khó chịu ngay lập tức, lặp lại những lời mà cô gái từng nói để làm anh khó chịu. Một hành động đáp trả trong vô thức. Sau lúc đó anh ta hồi tâm: "Tại sao mình lại nói với cô ấy những lời khó nghe như vậy nhỉ? Nếu lặp lại hoàn cảnh ấy chắc mình sẽ cư xử tốt hơn, nhẹ nhàng hơn". Nhưng anh ta đâu biết rằng anh ta chính là nạn nhân của vô thức mà chính mình cũng ko điều khiển được.

Phương Thanh Trần & CLB Tâm lý học

No comments:

Post a Comment