Quân không phải đông là tốt. Tất nhiên ít quá thì không làm nên việc.
Viên Thiệu đem quân vài chục vạn đến Quan Độ, thế lực gấp 10 Tào Tháo.
Một ngọn lửa đốt lương ở Ô Sào làm Thiệu tan vỡ. Có người nói do Thiệu
dùng dằng không công phá. Thực ra đem quân vào sâu đất địch, quân đông
quá cũng bất lợi. Trước tiên là vấn đề vận lương. Quân ít vào đất địch
còn xin hay cướp của dân mà tự tiếp tế được. Hàng chục vạn quân lấy đâu ra.
Ví dụ khác là trận Phì Thủy Phù Kiên đem quân trăm vạn bị dính đòn
phủ đầu của hơn năm vạn quân Tấn, nghe tiếng gió thổi hạc kêu giày xéo
lên nhau mà chết. Khi quân vỡ như đất lở, ngói tan là như thế. Càng đông
càng khó ngăn. Không thể như Trương Liêu cầm kiếm ra trước trại chém
mấy tướng náo động của mình là yên. Hay như Trần Khánh Dư thu thập lại
tàn quân đánh trận hai thắng Trương Văn Hổ. Chỉ có quân ít mà tinh mới
không tan như đất lở.
Tiên Chủ đánh Ngô, thua ở Hào Đình cũng
như thế, quân đóng trại liên tiếp, chỉ một mồi lửa là nhốn nháo, chưa
đánh đã tự tàn sát nhau tìm đường chạy. Tào Tháo tập trung quân đánh Mã
Siêu ở Vị Thủy, muôn phần bất lợi. Nhờ Từ Hoảng đem chia quân vượt sông
mà thắng. Quan Vũ tập trung binh Kinh Châu ở Tương Phàn sức mạnh bạt vía
thiên hạ, bắt Vu Cấm, chém Bằng Đức, chỉ cần Lã Mông áo trắng qua đò,
tan vỡ đến nỗi khi cha con bị chém chỉ còn 50 kỵ mã.
Đám đông hò reo khí thế rất lớn. Nhưng khi xỉu đi theo nhau cũng rất nhanh, hầu như chưa đánh đã vỡ vậy.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Minh Chiet: Bài này trong giáo trình cảnh sát chống biểu tình. Cho bọn mặc thường phục uýnh mấy tay to mồm vài cú vô bụng rồi hô hoán lên rằng bọn biểu tình uýnh nhau làm mất trật tư. Khi đo bọn mặc cảnh phục vào uýnh tiếp. Độ 3 tay hộc máu mồm thì 1000 ng tự giải tán.
ReplyDelete