Saturday, September 10, 2016

DÌM HÀNG

Chúng ta thường tự hào chữ Nôm là sáng tạo của tổ tiên ta, nhằm "thoát trung" hoặc đưa văn hiến Việt lên một tầm cao độc lập với chữ Hán. Chúng ta cũng tự hào rằng kho từ Hán-Việt là sáng tạo của cha ông, không chỉ phát âm khác mà có chỗ còn đảo từ như "phóng thích" người Hoa dùng là "thích phóng", thậm chí có chữ Hán Việt có nghĩa hoàn toàn mới "ngưu" là "trâu", "dương" là "dê", "mão" là "mèo".
Chữ Nôm chế ra để thành văn tự thay chữ Hán thì đáng ra phải đơn giản, không cần học Hán cũng phải học được Nôm. Thực tế chữ Nôm diệu vợi, phải rất giỏi chữ Hán mới biết viết chữ Nôm, mà mỗi ông lại dùng một phách. Thực ra các cụ chỉ tạm dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt. Phải dùng một chữ ghi âm một chữ ghi nghĩa. Hoàn toàn đơn giản, tự nhiên không có gì sáng tạo. Có thể bắt đầu chỉ là ghi tên cu Tý cu Tèo, mẹ hĩm Khoai Sắn nào đó. Sau đó thì ghi lại các bài ca cô đầu. Có nhạc nhiệc gái gú rồi thì làm thơ ca hò vè dương vây với các em. Từ đó tới viết các loại văn thơ giải trí. Có thế thôi.
Chữ Hán-Việt bắt đầu là từ tiếng Hoa bồi. Phát âm sai toét, hiểu nghĩa cũng sai luôn, nhiều khi lại nhớ nhầm cả thứ tự. Thế là sáng tạo bất đắc dĩ. Sáng tạo do dốt, học không bao giờ đúng nguyên bản. Tính này học sinh ngày nay vẫn còn thừa hưởng từ tính cách quốc hồn quốc túy của cha ông.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

13 comments:

  1. Như Hùng: Thú vui giải trí của các cụ lâu lâu thành lệ đố trí trong giới hẹp tự coi là elite chăng? Coi như là games đánh đố các nho sinh chưa rành chữ Hán...

    ReplyDelete
  2. Tung Nguyen: Do lười học ngoại ngữ nên sinh ra Hán Việt :)
    Em thấy 1 điểm nữa là phát âm Hán-Việt từa tựa âm vùng Quảng Đông, ở Hongkong em nghe nhiều âm tiết có thể luận ra được âm Việt, chẳng hạn đếm nhất, nhị, tam, ..thập thì nghe được hết, đọc lái chút "sập" là "thập".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Hai ông nói tiếng bồi, hiểu nhau, là chuyện thường. Nhưng nhiều chữ Hán Việt cũng không giống Quảng Đông.

      Delete
    2. Tung Nguyen: Em nghĩ Hán Việt ở đây chưa hẳn là của Lạc Việt, quá trình Hán (Sở) hóa từ phương Bắc xuống các tộc Việt phía nam Trường Giang, các tộc Việt này có kiểu phát âm giống nhau và đọc chệch ra theo thổ ngữ của mình. Mân Việt, Di Việt, Âu Việt, Ư Việt, Dương Việt, Sơn Việt..đều có những Hán Việt của riêng mình, Lạc Việt cũng không ngoại lệ.

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Nên nhớ rằng các cụ người Kinh (tổ chính) của chúng ta có thể không thuộc về anh nào trong Bách Việt (kể cả Lạc Việt), khi đó còn đang lang thang ở Nam Á (Hạ Lào-Nghệ Tĩnh trở vào kể cả Thái Lan và Mã Lai) và tán tỉnh mấy cô gái đa đảo (Polynesian). Sau khi Bắc Tiến, mới nhận mình là "Việt" và học Hán-Việt từ mấy anh hàng xóm (Cantonese) và mấy anh Hán sang đô hộ.

      Delete
    4. Tung Nguyen: Cái này em chỉ nghe nhưng chưa có tài liệu đọc, anh có nguồn thì gửi em tham khảo với. Lịch sử học từ bé thì nói mình là con Lạc cháu Rồng :)

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Em xem lại mấy stt của anh về nguồn gốc dân tộc Việt có tham chiếu các công trình mới nhất về gene và ngôn ngữ.

      Delete
    6. Tung Nguyen: Nếu đúng, có lẽ đây là lý do quan trọng giải thích vì sao ta không bị đồng hóa sau hơn ngàn năm Bắc thuộc.

      Delete
    7. Nguyen Ai Viet: Anh kg biết, có lẽ cần nghĩ thêm. Nhưng người Lào cũng không bị đồng hoá mặc dù "hiền" hơn ta nhiều

      Delete
  3. Pham Quan: Ý anh Aiviet Nguyen bảo Cụ Nguyễn Du hay các Vua Trần "dốt" tiếng Hán?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Câu nào nói như thế? Tất nhiên mình không dám khẳng định các cụ rất giỏi :)
      Các vua Trần thì mình không biết. Cụ Nguyễn Du rất thạo đi hát xướng họa với cô đầu.

      Delete
  4. Do Xuan Phuong: Dùng chữ Hán để ký âm tiếng Nôm (tiếng địa phương, có thể có nguồn gốc cổ xưa nhưng không có chữ viết hoặc chữ viết đã thất truyền), chuyện này là có thật. "Dìm hàng" cũng đáng, nhưng bên cạnh đó còn phần lĩnh hội "ý tại ngôn ngoại" thì sao ạ? :)

    ReplyDelete