Sunday, September 25, 2016

TU TẬP VÀ SUY NGHĨ

Nhân đọc và bàn luận với Do Xuan Phuong mà thấy được "các nhà Đông Phương học" chủ trương "chủ biệt" và "chủ toàn" sai lầm ở chỗ nào.
Thực ra họ nhầm lẫn (những người theo họ thì đa số là cố tình đánh tráo khái niệm) giữa suy nghĩ (thinking) và tu tập (meditation).
Suy nghĩ có mục tiêu tạo ra giá trị tinh thần mới thúc đẩy xã hội tiến lên. Tu tập làm tinh thần và thể chất khỏe mạnh cho cá nhân mỗi người. Tinh thần và thể chất khỏe thì giúp cho suy nghĩ tốt, nhưng vẫn không phải là suy nghĩ.
Những thứ gọi là holistic thinking thực ra là một lối suy nghĩ ấu trĩ không liên quan gì đến thống nhất chủ thể người quan sát và thực tại khách quan của cơ lượng tử hay không thời gian của thuyết tương đối.
Có lẽ về phát triển năng lực tinh thần và thể chất cá nhân, Phương Tây không bằng Phương Đông. Tuy vậy rèn luyện chạy nhanh, cơ bắp khỏe, sức bật tốt chưa phải là đá bóng, có mục tiêu khác.
Meditation không bao giờ có được khoa học công nghệ, điện khí hóa, Kinh Dịch không phải là logic. Đừng hô hào dùng logic để thiền hay thiền để phát hiện ra cơ lượng tử. Có thể đến lúc nào hai quá trình này thống nhất, nhưng chắc phải đi qua một nền văn minh nhân văn và phát triển hơn. Đó là phương Tây. Người Hungari, dân tộc có số lượng giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, đã từng quyết tâm thay đổi văn hóa để Âu Hóa. Mặc dù có những khúc quanh của lịch sử và có khi cả dân tộc phải hô vang khẩu hiệu "Hãy ở lại châu Âu".


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

26 comments:

  1. Bxchung Vuong: Phương đông hướng đến sự minh triết (Các triết lý đúng phát triển của con người), Phương Tây hướng đến sự văn minh (Khoa học và văn minh). Do đó không thể lấy kinh dịch để giả quyết các vấn đề khoa học Vật lý. Theo thiển ý của em, Kinh dịch nhằm giải thích quy luật biến đổi của hành ví cá nhân và đám đông, có thể thấy trong bài viết về đại số 6 và kinh dịch và các quy luật phi tinh. Còn Vật lý là vật chất, khong phải tinh thần. Do đó kết nối hai nội dung đó có thể là suy lý có tính ý chí duy tâm. GS Vật lý Hoàng phương đã viết 1 cuốn khi cụ rời Viện Vật lý em đã có đọc, trong đó có đề cập đến 2 vấn đề lớn là trường soắn và tập mờ để giải thích cho quy luật phát triển và sử dụng toán tập mờ để giả quyết bài toán linh hồn. Bình luận đúng sai nội dung này quả là khó vì chưa đủ dữ liệu, với kiến thức trong quản lý bọn em cúng cũng dùng nhiều về tập mờ trong phân tích sự lựa chọn đánh đổi giữa các nguồn lực thông qua mô hình giá bóng, em nghĩ cách tiếp cận của GS Phương có lẽ là một gợi ý cần xem xét tiếp. Còn về trường soắn một số người cho rằng đó là quan điểm của GS phương về mối liên hệ giữa hai thế giới và được ghi nhận gần đúng với bản đồ DNA thì em nghĩ là một sự liên tưởng nhiều hơn. Trong kinh tế bọn em cũng có những mô hình tính toán chu kỳ chết, chu kỳ khủng hoảng,... cũng đi theo logic quy nạp loại trừ (Tiến hóa) của trường soắn. Xin góp tý vốn với cả nhà, mong các nah bình luận thêm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Bác Hoàng Phương có giải thích được bản chất và nguyên lý lập thành của Bát Quái đâu mà. :)

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Bát quái thức ra là phương pháp phân tích 360 độ, nhưng có xét thêm yếu tố tạo ra sự chuyển đổi gọi là thời. Trong đại số 6 và hình trống đồng đại diện các sao và vị trí chính là các vi phân theo tọa độ cầu. Cách giáo sư Hoàng Phương đặt tập mờ chính là phần còn lại của 180% trong tọa độ cầu.

      Delete
    3. Do Xuan Phuong: He he, thế Hậu Thiên Bát Quái thì giải thích thế nào?

      Delete
    4. Bxchung Vuong: Hậu thiên tiên bát quái bản chất Văn Vương hiệu chỉnh lại để phù hợp với thực tế phân tích của mô hình kinh dịch từ hoán đổi vị trí hai quẻ của phục hy. Nếu ai đọc tử vi sẽ thấy khi tính một số sao có tính chất thổ hoặc tứ mộ sẽ thấy có 2 trường phái mộc ở thiên và ngược lại. EM nghĩ là việc hiệu chỉnh lại quy ước là chuyên phát triển của mô hình phân tích cũng hợp lý thay vì các lý do huyền bí kiểu Mai rùa là có tính suy lý và áp đặt.

      Delete
    5. Bxchung Vuong: Một phần nữa cái kho của kinh dịch là ở chữ thời là cơ sở cho sự biến đổi và phân tích động.

      Delete
    6. Do Xuan Phuong: Văn Vương hoán đổi 2 quẻ nào nhể?

      Delete
  2. Do Xuan Phuong: Đức Phật từng dạy rằng "Hãy theo ngón tay của ta chỉ trăng để thấy được mặt trăng, nhưng hãy nhớ ngón tay ta không phải là mặt trăng". Các nhà Đông Phương học mắc cái lỗi lấy "ngón tay" làm "trăng" nên đẻ ra nhiều cái rác rưởi.

    Học toán, lý thì những "huyền bí" của phương Đông lại rất minh bạch, sáng sủa. Em đã hiểu Chúa, hiểu Dịch nhờ kiến thức khoa học chứ không đi theo đống sách rặt chữ là chữ của các vị ấy. :D

    ReplyDelete
  3. Đỗ Minh Tuấn: Anh lấy nơm úp chim rồi! Anh quy đổi tất cả về văn minh duy lý, vật lý giống như công an phường phán xét khách ngoại quốc bằng tiêu chuẩn của phường (không đi họp, không dọn vệ sinh đường phố, không tập thể dục cùng Hội phụ lão.v.v) . Xem cách anh diễn giải, dè bỉu Thiền, Kinh Dịch, đối lập tuyệt đối những cai đó với văn minh vật chất duy lý phương Tây thấy anh không hiểu cả Kinh Dịch và Thiền. . Jung đã dựa theo Kinh Dịch để phát minh tầng tièm thức thứ bảy, Dương Chân Ninh nhà vật lý học Mỹ gốc TQ cũng dựa vào Kinh Dịch để đưa ra thuyết Bất đối xứng ( No Ben 1957).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Dương Chấn Ninh đưa ra thuyết bất đối xứng dựa vào Kinh Dịch như thế nào hả bác? :D

      Delete
    2. Đỗ Minh Tuấn: Tôi chụp lại thông tin từ sách đây

      Delete
    3. Do Xuan Phuong: Chỉ một trang sách "vơ vào" thế thôi mà bác cũng tin sao? Em cá với bác là tác giả sách này chả biết Bát Quái, 64 quẻ kép có ý nghĩa gì! :)

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Đỗ Minh Tuấn, Bác đừng tin thứ mấy thứ nhảm nhí chẳng ai ghi nhận. Trên trang blog của Dam Thanh Son vừa trích trang Web của một postdoc TQ kể lại Yang áp dụng Kinh Dịch thế nào: Sau khi công bố công trình ông dùng đồng tiền để gieo quẻ xem đúng sai thế nào :-) Sau cùng, chắc chắn ông không phát hiện ra cái gì nếu không dùng phương trình (tất nhiên là dựa trên tư duy nhị nguyên). Tôi đố bác "nghĩ" mà không phân tích.

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Tôi không dè bỉu kinh Dịch và Thiền, nhưng tôi dè bỉu những người cho Kinh Dịch và Thiền là phương pháp suy nghĩ. Tôi cá với anh Jung không dùng Kinh Dịch để phát minh ra bất cứ cái gì.

      Delete
    6. Nguyen Ai Viet: Kerson Huang viết thế này nhé: "Strangely enough, the I Ching had never come up in our conversations until that morning. Yet, by the mere fact that we shared a certain Chinese cultural background, it was taken for granted that we both knew about the I Ching. Neither of us believed that the I Ching could predict the future, in the sense that physics predicts the future in certain systems" Rõ ràng là cả bọn họ chẳng ai tin Kinh DỊch liên quan gì đến Vật Lý. Bói chơi cho vui thôi, coi là trò giải trí văn hóa TQ.

      Delete
  4. Nguyen Ai Viet: Kinh Dịch thực ra chỉ là một mô hình đơn giản để nói là nếu đi từ Hà Nội vào TPHCM bằng con đường ngắn nhất thì phải qua Huế. Tức là các vạch phải lần lượt biến đổi. Giống như định lý Newton, một hàm số giữa giá trị âm và giá trị dương phải có giá trị bằng 0. Về logic thì chỉ có thế thôi. Còn những lời Hào Từ, đều là vấn đề tâm lý của người xem và người gieo quẻ, không có gì gọi là suy nghĩ, suy luận.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Kinh Dịch khai thác một dạng biểu diễn gọi là "tượng" cùng với "số". Logic của Dịch, do đó thông qua tượng số chứ không trực tiếp, tường minh như toán học hiện đại.

      Delete
  5. Phan Anh Sơn: Em nghĩ Khoa học và Tâm linh là hai phạm trù độc lập với nhau. Vì vậy không nên dùng các khái niệm Khoa học, logic để đánh giá Tâm linh và ngược lại. Mỗi cái có mục đích và cách tiếp cận khác nhau. Sự thật trong khoa học được khám phá ra và kiểm chứng được. Sự thật Tâm linh do mỗi người tự Ngộ ra và tin tưởng bằng lòng tin.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đúng thế. Tất nhiên có giao thoa. Nhưng hiện tại rất ít, giống như quả táo của Newton mà thôi. Vấn đề này anh phải viết vì có nhiều ngộ nhận. Nhiều người muốn phát minh khoa học bằng đường tắt. Tất nhiên, liên tưởng giữa hai phạm trù thì có thể đưa lại nhiều ý tưởng mới và có thể tốt.

      Delete
  6. Bxchung Vuong: Trong lúc thiếu thông tin thì kiến thức kinh dịch giúp nhà Lãnh đạo ra quyết định thay vì tư duy lập kế hoạch và phương án một lần nữa. Kinh dịch chỉ ra đạo (Quy luật vận động) không chỉ ra một sự việc cụ thể 1+1=2. Do đó nếu xem nhẹ nó cũng không đúng, mà thần bí nó càng sai.

    ReplyDelete
  7. Bxchung Vuong: Xem thêm cách tính đặt các sao chính là kiến thức về phương trình đồng dư kiểu hàn tín điểm bình để tìm phần thông tin còn thiếu. Nếu dừng ở kinh dịch thì cũng chỉ ra được như anh việt nói, nếu nhúng thêm vào các môn như tử vi, phi tinh hoặc tứ trụ sẽ thấy bản chất chính là cách tính phương trình đồng dư để từ thông tin nhỏ đoán chính xác tổng thể (Có thể hiểu cách phát triển của tập mờ) và quy luật theo vòng xoáy kiểu trường soắn sẽ nhìn rõ hơn qua các môn như tử vi, Tứ trụ, Phi tinh, bát môn vì kinh dịch đã coi Bát quái là biến hóa vô cùng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: CNTT ngày nay còn biến hóa vô cùng hơn nữa. Mọi thứ trên không gian ảo đều là chồng hàng tỷ quẻ âm dương lên nhau tạo ra sắc màu tiếng nói, tâm lý gần như thế giới thực. Thế mới là huyền diệu, tán vu vơ sấm sét ăn thua gì.

      Delete
  8. Đỗ Minh Tuấn: Tuyệt!Không ngờ anh chui sâu vào cái hang vật lý như vậy! Cái này không thể
    bàn thêm!

    Vào 00:54 Ngày 26 tháng 09 năm 2016, Facebook <
    update+zrdple=lzphf@facebookmail.com> đã viết:

    --

    Nhà thơ - Đạo diễn NSUT Đỗ Minh Tuấn
    Hội viên Hội nhà văn VN - Hội Điện ảnh VN - Hội nhà văn HN - Giám đốc Hãng
    phim Nhân Đạo - Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam
    Mobi: 0913543228 - Địa chỉ: 14 Ngõ 43 Võng Thị, Q.Tây Hồ, Hà Nội

    ReplyDelete
  9. Bxchung Vuong: Bác nào không tin hôm nào gửi em đầy đủ ngày tháng năm sinh em độn lục cục về sức khỏe và công việc, các Bác sẽ thấy quái là tại sao kinh dịch kỳ diệu vậy. Cái này trong bệnh viện doanh nghiệp của bọn em gọi là chữa bệnh đông y do người khác phụ trách em cũng biết nhương không giỏi bằng Bác ý. Sau này chọn người, đối tác... các Bác sẽ thấy sự suy lý phương đông có những điều huyền diệu không ngờ. Mời các Bác tham khảo: https://lookaside.fbsbx.com/.../Gioi%20thieu%20SP%20Bac...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đó không phải là thinking Đó là suy đoán tâm lý. Thinking là suy luận và phải ra kết quả duy nhất Anh kg phủ định suy đoán tâm lý nhưng không phải là khoa học vì phụ thộc vào chủ quan

      Delete