Thursday, September 29, 2016

Học ngoại ngữ

Tôi không hiểu đánh giá dạy tiếng Anh thất bại dựa trên tiêu chí nào, ai đánh giá. Hầu hết những đứa trẻ mà tôi biết tiếng Anh đều hơn các GS TS thế hệ trước. Rất nhiều trẻ bây giờ nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau 100%, không phải là học sinh chuyên. Loại đọc sách, tin, biết hội thoại, hát hò tiếng Anh cực nhiều Thành thử bố mẹ chúng nhiều người kg học đại học cũng xổ tiếng Anh ầm ầm. Nói thế có nghĩa là có thể học tiếng Anh tốt. Giáo dục đặt được nền móng thế là thành công. Bây giờ đặt thêm tiêu chí "sinh ngữ thứ hai" các văn bản đều bắt buộc có 2 thứ tiếng, công chức viên chức dưới 35 đều phải sử dụng thành thạo tiếng Anh. Là xong. Tôi không biết đã tiêu bao nhiêu cho chương trình tiếng Anh, bao nhiêu cho Toán Văn CNTT.
Ngoài tiếng Anh là sinh ngữ học thêm tiếng khác mới tính là "ngoại ngữ". Thế mới đột phá. Kêu gọi dạy tốt học tốt ăn thua mẹ gì mà phải nghĩ. Nếu chỉ chủ trương có thế thì chẳng cần làm gì mấy. Lại nói cần mới học lại càng vớ vẩn hơn. Đào tạo phổ thông chưa cần theo cần hay không cần. Tiêu chí 1 là dạy kỹ năng và phương pháp. Phải tư duy và rèn luyện trên một đối tượng cụ thể. Không quan trọng là kỹ năng nào và phương pháp áp dụng vào đâu. Tiếng Anh là Ok, tất nhiên không phải là duy nhất. Người quyết định có quyền chọn miễn là kg sai.
Tiêu chí thứ hai là tạo cơ hội phát triển bình đẳng. Trong tiêu chí này tiếng Anh là unique.
Bên cạnh tiếng Anh được học một ngoại ngữ khác là tốt. Nên cho học 2-3 năm, với tư cách ngoại ngữ đến trình độ Intermediate là ok, đủ để trẻ tự học và tự chọn khác khi cần.
Thí điểm rõ ràng là cần, dĩ nhiên ở diện hẹp và được sự đồng ý của cha mẹ cũng như tự nguyện chủa học sinh. Cớ sao lại gọi là "chuột bạch" Có lẽ bây giờ đã bắt đầu cần có các nhà quản lý quả cảm thay cho các nhà chính trị đẽo cày giữa đường


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

20 comments:

  1. Học ngoại ngữ thứ 2 là chuyện bình thường. Nay mới ồn ào là chậm.
    Ngoài tiếng Anh không thể phủ nhận về lợi ích của nó, tại sao chỉ chọn 2 ngoại ngữ Nga và Trung mà không thêm vài ngoại ngữ quan trọng khác (để học sinh tự chọn như chương trình IBDP, chia ra theo trình độ: Language B Standard Level (SL) and Higher Level (HL) ) và thí điểm ở diện hẹp và sau đó mới mở rộng ra toàn quốc?

    ReplyDelete
  2. Ca Vu Thanh: Dạo này bác văng tục kinh quá. Có lẽ phải rà soát lại sinh ngữ của bác tí bác ạ :)

    ReplyDelete
  3. Thu Dao Hong: Tôi thấy anh Việt phê phán đám đông, nhưng hình như anh cũng đang theo "trào lưu" của đám đông, nhất là nói tục, chửi bậy, chửi thề. Hình như trước đây anh không như vậy. :)
    Tôi là dân chuyên ngữ: học chuyên ngữ từ PT, dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ, NC ngôn ngữ và sư phạm, tôi thấy rằng:
    - tiếng Anh mới chỉ là ngoại ngữ ở Việt Nam,
    - sự tiếp nhận và sử dụng TA hiện nay có nhiều tiến bộ từ trẻ em chủ yếu là nhờ các chương trình có yếu tố nước ngoài đc dùng gd ở VN,
    - phổ cập dạy tiếng Nga và Trung (Hán?) cho trẻ từ lớp 3 là ko hợp lý, hợp quy luật tự nhiên (anh là nhà vật lý chắc rất rõ điều này) vì "nhét" vào đầu trẻ còn chưa thông thạo tiếng mẹ đẻ các ngôn ngữ khác chi nhánh thì hậu quả sẽ khó lường.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Chào chị Thu Trong phòng riêng tôi vẫn vậy:-) Khi bức xúc chửi thề tốt cho sức khoẻ và củng cố ý chí:-) Tôi thấy dạy nhiều ngôn ngữ khi nhỏ không có gì không hợp lý như ta tưởng. Tôi có thể gửi chị các bài nghiên cứu về việc này Trên thế giới họ kết luận rồi Ta thí điểm thêm là hợp lý mới kết luận được

      Delete
    2. Thu Dao Hong: Tôi ko phản đối dạy hơn 01 ngoại ngữ cho trẻ, nhưng đó không phải là tiếng Trung và tiếng Nga là những ngôn ngữ khác hệ với tiếng Việt.

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Thu Dao Hong Tôi cũng thấy không cần thiết phải là Trung hay Nga Tôi đã viết đó là "cân bằng chính trị" Nhưng cũng không sao. Sau này sẽ nhiều lựa chọn hơn

      Delete
  4. Nguyen Chuong: Pak tiếp xúc toàn những học sinh định hướng du học thì thấy tiếng Anh tốt chứ trên thực tế hầu hết sunh viên mặc dù được học ít nhất 7 năm tiếng Anh trong trường phổ thông gần như không biết gì ngoài mấy câu how are you, không đọc hiểu được sách ... Điểm thi tốt nghiệp tiếng Anh trung bình chỉ là 3đ và ở HN còn thấp hơn nhiều tỉnh. Đánh giá chung là chất lương dạy và học tiếng Anh ở phổ thông như vậy là quá tệ. Việc bắt buộc học tiếng Anh từ tiểu học và học thật cẩn thận để đến THPT có thể học các môn Toán khoa học tự nhiên kinh tế (môn này cần đưa vào) bă gf tiê gs Anh luôn. Ngoại ngữ khác tự chọn có thể từ THCS tuỳ điều kiện từng trường từng học sinh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Anh thấy nói về chất lượng giáo dục thì nói chung là tệ. Không cứ tiếng Anh. Tiếng Anh chả tệ hơn thứ khác. Anh nhớ anh em mình sang Mỹ tiếng Anh còn chuối thế nào. Bây giờ sinh viên anh đều khá hơn

      Delete
    2. Nguyen Chuong: Thời xưa thf đúng là anh em mình khi sang Mỹ tiếng Anh nghe nói giao tiếp thì kém thật nhưng đọc sách viết tài liệu chuyên môn vẫn tốt và đọc báo xem tiểu thuyết OK mặc dù chỉ là tự học. Bây giờ TV Internet đầy tiếng Anh nên đa phần bọn trẻ nếu hứng thú đều nghe tốt hơn nhưng số đông thì vẫn cực tệ và có vẻ rất sợ học ngoại ngữ nói chung. Có lẽ chương trình SGK và phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông quá tệ

      Delete
  5. Ca Vu Thanh: Tiếng Anh đại học cũng rất tệ ạ. SV tốt nghiệp hầu như ko đọc nổi sách TA, và sinh viên tỉnh nói chung TA kém HN xa ạ.

    ReplyDelete
  6. Nguyen Ai Viet: Học sinh của tôi cách đây 3-4 năm ở ĐH Thái nguyên ở ĐH rất tốt Hơn thời tôi đi Mỹ nhiều. Đừng so sánh với chúng ta ở tuổi 60

    ReplyDelete
  7. Bùi Việt Hà: Trẻ con ở các thành phố lớn hiện nay biết tiếng Anh tốt hơn nhiều so với cha ông của chúng nó. Còn tất nhiên so với Ấn Độ, Philippines hay Sing thì chưa so được.

    ReplyDelete
  8. Toan Dam: Đúng là học sinh và sinh viên bây giờ có tiếng Anh tốt hơn. Nhưng chủ yếu là bởi chúng xem phim Mỹ, vào internet, chatroom, chơi games...etc. Nên nghe chúng nói "bồi" với nhau thì có vẻ như biết tiếng Anh. Nhưng với đại đa số, thứ tiếng Anh đó không thể nghe giảng, không thể đọc được tài liệu, càng không thế họp hành, đàm phán, hay tranh biện được. Vì thế, không thể gọi là "biết tiếng Anh".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Khoan hãy so sánh với Sing, thậm chí Lào. Đòi hỏi biết tiếng Anh để nghe giảng, tranh biện là phi thực tế. Sinh viên CNTT và Vật lý mà tôi biết đều đọc được tiếng Anh, nghe hiểu hội thoại giản đơn. Đó là một bước tiến lớn và không dễ. So với tôi hồi trẻ, vốn là cây tiếng Anh trong thế hệ hồi đó, thì chúng đều vượt. Nhìn nhận cũng phải chính xác thì mới tiến được. Nói là thất bại hoàn toàn, không biết gì, chỉ nói được mấy câu hello là kg đúng. Tôi biết một số em kg phải là học sinh trường chuyên, cũng chẳng có điều kiện du học, đọc truyện tiếng Anh, hát hò, xem phim, hội thoại bình thường Cách đây vài chục năm phải là sinh viên ngoại ngữ may ra mới được như thế. Tôi không hiểu đầu tư bao nhiêu mà mọi người chống đối. Tôi cho rằng nếu chưa có một chương trình đầu tư lớn, không nên quá dị ứng với đầu tư. Với tình trạng như hiện nay đầu tư một chương trình lớn về tiếng Anh và các ngoại ngữ khác là cần thiết. Không sớm vì số lượng người giỏi tiếng Anh đủ mạnh, mặt bằng chung đủ cao để lan toả. Cũng không muộn.

      Delete
    2. Toan Dam: Nói là thất bại thảm hại, 'chỉ nói được mấy câu hello' thì đúng là nói quá. Nhưng không lẽ bác cho là thành công? Các sinh viên mà bác vẫn gặp chỉ là số ít, phần lớn có bố mẹ thuộc tầng lớp elite ở VN. Đánh giá và nhìn nhận phải ở phạm vi cả nước - vì chúng ta đang bàn đến giáo dục quốc gia. Kết quả thi tiếng môn Ngoại ngữ PTTH vừa rồi phản ánh trình độ tiếng Anh của học sinh. Điểm thi trung bình chỉ đạt 3/10 của chuẩn VN. Mà chuẩn tiếng Anh của VN, thì ngay cả thầy cô giáo dạy môn này, cũng chưa thể nghe nói đọc viết bình thường ở môi trường quốc tế.

      Với các học sinh PT có chất lượng hạng 12 thế giới như VN (thi PISA), tại sao lại không thể có trình độ ngoại ngữ tương ứng. Tại sao học tiếng Anh cả chục năm, mà để nghe giảng và tranh biện lại là "đòi hỏi phi thực tế"?Nếu học sinh của chúng ta có thể học tốt các môn Toán Lý Hoá Sinh, thì chúng cũng có thể học tốt ngoại ngữ.

      Tôi cũng đồng ý là phải thúc đẩy việc học ngoại ngữ - tập trung vào tiếng Anh. Giảm bớt thời lượng học các môn kia đi cũng được. Cho phát trên truyền hình các phim kinh điển bằng tiếng Anh có phụ đề trên VTV thay cho các phim Tàu, Hàn, Ấn vớ vẩn. VOV Giao thông cũng chen tiếng Anh vào...chỉ cần 5 năm sau, trình độ của toàn dân sẽ khác.

      Delete
    3. Tôi đồng ý là không thể lấy kết quả từ thiểu số để đánh giá cho thành quả phổ cập ở tầm quốc gia (tuy cùng là so sánh khác biệt của thiểu số xưa và nay).

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Toan Dam Nhầm. Học sinh của tôi rất nhiều con nông dân.

      Delete
    5. Toan Dam: AI Viet, Học sinh con nông dân của bác, cũng chỉ là một thiểu số xuất sắc so với con cái của 70 triệu nông dân khác.

      Delete
    6. Nguyen ai Viet: Toan Dam, Tôi nghĩ như vậy đã là được rồi so với xuất phát điểm. Bác đòi hỏi cao mà không muốn phải tiêu tiền là không hợp lý.

      Delete