Sunday, June 29, 2014

Bậc thầy của tôi: Picasso

     Nếu các nhà văn, nhà thơ 'khắc họa' một thế giới đa dạng theo "cái tôi" của mình thông qua 'chữ nghĩa', thì các họa sĩ còn cực đoan hơn nữa, cô độc hơn nữa trong từng thế giới riêng biệt khi thể hiện bằng những mảng màu và đường nét trên những bức tranh của họ. Chúng ta đều biết về các danh họa nổi tiếng thế giới và Việt Nam. Cuộc đời của họ, danh phận của họ không giống nhau, nhưng họ đều say mê sáng tác và thể hiện bằng mọi cách những sáng tạo của mình...

     Với họa sĩ Nguyễn Gia Trí, “… v là phi t mình suy nghĩ, t mình đi. C soi vào tâm mình thì không bao gi lc li. Ngh sĩ chân chính thì không bao gi lc li c. Vì khi anh tìm tòi, thì lc vào đâu cũng thú v. Cho dù lc vào đa ngc, cũng là thy được đa ngc. Vì anh luôn luôn đi tìm mt cách vô tư trong sáng. Cái hc nguy him nht là đi theo đuôi người khác, hoc lc vào tin tài danh vng."  Ông nói: "Tranh không phi chỉ có hai chiu, mà còn có chiu sâu na, chiu sâu ca tác gi." 
     Với riêng tôi,  Picasso bao giờ cũng là một danh họa vĩ đại nhất. Tôi đã nói đến ông ở bài viết của Ái Việt về Csontváry Tivadar và cũng vừa đề cập đến ông thêm một lần nữa khi post comment sau comment của Ái Việt về viết lách. Ông là minh chứng cho tài năng và sáng tạo với rất-rất nhiều thể nghiệm thành công qua nhiều thời kỳ với nhiều phong cách/'trường phái' khác nhau. Một trong những thành công nổi tiếng nhất và cũng là một trong những bức tranh đầu tiên của ông làm tôi phải đặc biệt chú ý lẫn khâm phục trong những năm tôi ở Hungary là bức "Guernica" (thời kỳ của chủ nghĩa cổ điển & siêu thực - trường phái Tân cổ điển: neoclassicism). Ông đã tạo ra một giai đoạn mới, những tiền đề của hội họa. "Thi kỳ Van Gogh, Gauguin và Cézanne ... ha sĩ bt chước thiên nhiên mt cách trc tiếp. Còn đến Picasso tr đi, thì làm ngược li. Trước kia khung tranh là mt cái ca s, bên trong là thiên nhiên. Nay thì tranh là tranh. Trước kia to không gian ba chiu trên mt phng, nay ch có hai chiu vì nó tht hơn." (Nguyễn Gia Trí)

     Tác phẩm:      Guernica
     Tác giả:     Pablo Picasso
     Năm:       1937
     Type:      Oil on canvas
     Kích thước:        349 cm × 776 cm 
       Bảo tàng:               Museo Reina Sofia, Madrid, Spain

                                                 Szeretettel barátaimnak
   
                                 
 
 Chúng ta đã đi vòng quanh một đồ vật, một con người để quan sát và tổng hợp các hình ảnh đó lại chưa? Câu hỏi này trước "Lập thể" đã từng xuất hiện. Những mô-típ xuất hiện nhiều trong tranh, tượng của thổ dân châu Phi, Ai Cập và Nam Mỹ đã chứng thực cho cách nhìn này. Cứ cho là được dẫn dắt của bản năng. Nhưng cảm giác bản năng của những người thổ dân đó lại chính là nguồn hứng khởi cho các nghệ sĩ ở thời gian đầu của thế kỷ 20. Họ đã học nó. Họ đã cảm thấy tính đặc biệt của cách nhìn đó. Cách nhìn mang đầy tính chọn lọc. Và như vậy, chủ nghĩa Lập thể đã từng là một chủ nghĩa nghệ thuật tiên phong trong việc phá vỡ cấu trúc không gian. Vì không gian 2 chiều hay 3 chiều chỉ là những định kiến. Không gian có thể là đa chiều. Lập thể đã ra đời như thế. Ban đầu nó xuất hiện trong hội họa sau đó lan rộng ảnh hưởng tới các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc hay văn học... (trong văn học, đó là những sáng tác theo nhiều lớp, các câu chuyện đan chéo lồng vào nhau)
     Ngôn ngữ quan trọng nhất mà chủ nghĩa Lập thể đóng góp chính là quan điểm: trong nghệ thuật Lập thể, cấu trúc của các vật thể bị phá vỡ và tái tổ chức theo một chiều hướng trừu tượng. Nguyên lý chính để nhận biết hình dáng cụ thể của một đồ vật là từ một điểm nhìn. Nhưng họa sĩ đã nhìn nó từ nhiều hướng và thể hiện trên tranh các góc nhìn đó.

     Picasso là họa sĩ có nhiều góc nhìn táo bạo. Ông đập nát toàn bộ tính truyền thống của thị giác. Năm 1907, Picasso cho ra đời tác phẩm "Những cô gái vùng Avignon" (Les Demoiselles d'Avignon) - với ảnh hưởng của những mặt nạ Hy Lạp và sự pha trộn những yếu tố nghệ thuật từ châu Phi.

     Tác giả: Pablo Picasso
     Bảo tàng: Museum of Modern Art
     Thời kỳ: Cubism (Lập thể)
     Sáng tác: 1907
     Media: Oil paint
                                  Szerettetel barátaimnak    
 
  Và từ những khai phá ban đầu, cho tới ngày nay sức cuốn hút của chủ nghĩa Lập thể vẫn tồn tại. Nó vẫn luôn được làm mới, đi sâu vào bản chất của sự vật trong ảo ảnh. Đó chính là những đóng góp lớn nhất của chủ nghĩa Lập thể.
(Viết, tổng hợp & chọn lọc) - Click vào hình để xem rõ hơn

9 comments:

  1. "Không có bức tranh nào gọi là xong cả. Tất cả đều là phác thảo". Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (người bán tranh sơn mài của mình tính giá trị theo diện tích của tranh), đã nói như thế.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Với tôi cũng vậy, không có một thiết kế nào là hoàn chỉnh, cũng không có một bài viết nào gọi là xong... cũng như cuộc đời của mỗi người, cho đến lúc về cuối hỏi có mấy ai mãn nguyện hài lòng. Tôi ước gì được nói như Lê Minh (Debrecen, VIDI69) rằng với anh ấy thì mọi chuyện coi như đã ổn (rendben), không còn gì phải vướng bận nữa...

      Delete
  2. "Cái tôi" của mỗi người (ego) mà từ đó người theo chủ nghĩa vị thân (egoist) là người coi trọng bản thân mình, đặt sự sống của mình và các nguyên tắc đạo đức của mình lên trên. Ở đây, cần phân biệt với khái niệm "ích kỷ" theo nghĩa thông thường mà chúng ta vẫn dùng. (The Fountainhead)

    ReplyDelete
  3. Rất hay và thú vị, Bình ạ. Nếu mày gặp được ông già tao sớm và theo ông ấy, tao nghĩ mày sẽ là được một cái gì đấy. Tao cũng yêu cụ và ảnh hưởng rất nhiều từ cụ, nhưng nhiều đam mê xa xôi quá. Trực giác về màu sắc, đường nét và âm thanh của mình cũng không xuất chúng, chủ yếu vì bị toán học trừu tượng và triết lý lăng nhăng bóp chết. Nhưng tao rất thích sưu tập và đọc về hội họa và âm nhạc. Không biết tao đã có lần nào nói mày đọc The Fountainhead (Suối nguồn) chưa. Mấy chục năm mình mới đọc được một cuốn sách mà thấy say lịm đi như thế. Cuốn này cũng về Kiến trúc nên chắc mày thích. Bỏ "Chủ nghĩa cá nhân" và "ích kỷ" vào một rọ là lý luận ngu ngốc của mấy thằng tuyên huấn. Nếu không vị kỷ làm sao con người hướng tới "chân-thiện-mỹ", chỉ biết gục đầu vào máng lợn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tao hoàn toàn đồng ý với trường phái sáng tác, chính kiến và cách sống (trên nguyên tắc: tư tưởng trên hết) của Ayn Rand. Anh Minh đã giới thiệu cho tao cuốn The Fountainhead, đây là 1 cuốn sách nhờ anh ấy mà tao biết. Tao rất biết ơn anh ấy về việc này. Nếu có ai làm phim thì cũng sẽ xem phim để học hỏi thêm về những gì mình ko hình dung được hết (nếu bộ phim được thực hiện nghiêm túc và tái tạo thành công từ tiểu thuyết).

      Delete
  4. Cao Bình có còn vẽ không? Tao dự định sẽ viết một số cái gì đó, mày vẽ cho tao một số tranh minh họa được không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu những năm ở Hungari thì có vẻ thích hợp đấy. Cũng như viên phi công trong truyện Hoàng tử Bé vậy, nếu để mọi thứ trôi qua thì ko thể lấy lại được. Hồi đó, tao có nhiều ý tưởng và thể hiện cảm xúc qua nét vẽ rất ok. Bây giờ thì vụng về hơn nhiều.
      Tuy nhiên sẽ vẫn muốn thử nghề và sẽ cố gắng cùng làm với nhau cho vui. Tao nghĩ là sẽ thú vị, dù chưa chắc gì mày đã ưng ý. Cứ thử làm đi!

      Delete
  5. Có phim đây
    Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=qCLbwkk9ATQ
    Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=jCc6UG6xFL
    Tao cũng chưa xem.
    Để hôm nào rảnh viết về mấy đoạn đắc ý trong Fountain head

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn nhé. Sẽ xem và tập trung và thưởng thức cùng với cuốn sách bên cạnh.
      Mình cảm thấy nhóm dịch The Fountainhead chuyển tải rất tốt. Ko biết Ái Việt có ý kiến như thế nào về bản dịch so với bản gốc?
      Rất muốn đọc cảm nghĩ của bạn về những đoạn mà bạn cho là hay nhất.

      Delete