Thursday, June 19, 2014

Hoàng Tử Bé - Kis Herceg (4)

Hosszú időbe tellett, míg megértettem, honnét jött. A kis herceg ugyanis engem elhalmozott kérdésekkel, az enyéimet azonban mintha meg se hallotta volna. Lassanként, véletlenül elejtett szavakból tudtam meg, amit megtudtam. Így mikor először látta meg a repülőmet (nem rajzolom le: repülőgépet rajzolni az én számomra túl fogas föladat volna), azt kérdezte:
    - Hát ez meg mi a szösz?
    - Ez nem szösz. Ez repül. Repülőgép. Az én repülőgépem.
Szinte hetvenkedtem neki azzal, hogy repülök.
    - Hogyan?! - kiáltott föl. - Az égből pottyanttál le?
    - Igen - feleltem szerényen.
    - Hát ez furcsa...
És fölkacagott, gyöngyöző kacagással; ez határozottan bosszantott. Megkívánom, hogy komolyan vegyék a szerencsétlenségeimet.
    - Szóval te is az égből jöttél? - tette hozzá. - Melyik bolygóról való vagy?
Mintha hirtelen fény világította volna meg rejtélyes jelenlétét.
    - Eszerint egy másik bolygóról való vagy? - szegeztem neki a kérdést.
Nem felelt. Csak a fejét csóválta lassan, és a repülőmet nézte.
    - Igaz, ezen nem jöhetsz valami messziről...
És hosszas töprengésbe merült. Aztán elővette zsebéből a bárányomat, és kincse szemlélésébe mélyedt.
Képzelhetni, hogy izgatott ez az elharapott vallomás a „másik bolygóról”. Próbáltam hát többet is megtudni.
    - Honnét jöttél, emberkém? Hol van az az „odahaza”? Hová akarod magaddal vinni a bárányomat?
Tűnődve hallgatott, aztán azt mondta:
    - Az a jó ebben a ládában, amit adtál, hogy éjszakára háznak is megfelel neki.
    - Persze, persze. Ha jó leszel, kötelet is adok, amivel megkötheted. Meg egy karót.
Ajánlatom szemlátomást meghökkentette a kis herceget.
    - Megkötni? Milyen ostoba ötlet!
    - De ha nem kötöd meg, elkószál, elvész...
Kis barátom erre megint fölkacagott.
    - Elkószál? Hová?
    - Mit tudom én. Az orra után...
A kis herceg elkomolyodott.
    - Annyi baj legyen. Hiszen nálam odahaza olyan kicsi minden... - És mintha egy kis szomorúság bujkált volna a hangjában, ahogy hozzátette: - Nem valami sokáig mehet az orra után az ember...

*

Phải sau một thời gian dài tôi mới hiểu rõ cậu bé từ đâu đến. Hoàng tử bé, vốn hay chất lên tôi cả đống câu hỏi, lại dường như chẳng bao giờ nghe thấy những câu hỏi của tôi. Dần dần, từ những lời nói tình cờ buột ra mà tôi biết được phần nào. Chẳng hạn như khi cậu nhìn thấy chiếc máy bay của tôi lần đầu (tôi sẽ không vẽ nó ra đây: vẽ máy bay đối với tôi là một bài tập quá hóc búa), cậu ta hỏi:
     - Đây là cái thớ gì vậy?
     - Cái này không phải là thớ. Cái này bay được. Máy bay. Chiếc máy bay của tôi.
Tôi có phần khoa trương cho cậu biết rằng tôi cũng biết bay.
     -  Sao?! - cậu bé thốt lên - Bạn đã rơi từ trên trời xuống?
     - Vâng - tôi nhũn nhặn đáp.
     - Thế thì kỳ quái thật...
Và cậu bé phá lên cười khanh khách, giọng cười rạng rỡ; điều đó khiến tôi bực mình. Tôi muốn mọi người đều phải cho rằng sự không may của tôi là việc nghiêm trọng.
     - Vậy là bạn cũng đến từ trên trời? - và cậu bé hỏi thêm - Bạn là người từ hành tinh nào?
Giống như chợt có một tia sáng soi vào sự có mặt bí ẩn của cậu bé.
     - Theo như thế thì cậu hẳn là người từ một hành tinh khác? - tôi đột ngột hỏi.
Cậu bé không đáp. Chỉ lắc đầu chầm chậm, và nhìn chiếc máy bay của tôi.
     - Đúng rồi, trên cái này thì bạn khó lòng đến đây từ một nơi xa xôi gì cho lắm...
Và cậu bé tự đắm mình vào suy tưởng hồi lâu. Rồi cậu bé rút từ trong túi ra con cừu của tôi, say sưa ngắm nhìn báu vật của mình.
Có thể hình dung được rằng điều thổ lộ nửa vời về cái "hành tinh khác" nọ làm tôi phấn khích nhường nào. Tôi cố tìm cách để hiểu rõ thêm.
     - Cậu từ đâu tới, cậu bé của tôi? Đâu là cái "chỗ của cậu"? Cậu định mang con cừu của tôi theo cậu đi đâu?
Cậu bé lặng lẽ nghe, rồi nói:
      - Cái thùng của bạn cho tôi có cái hay là ban đêm nó có thể làm nhà cho con cừu.
     - Tất nhiên, tất nhiên. Nếu cậu ngoan, tôi sẽ cho cậu thêm một sợi dây để buộc nó lại. Và còn cho cậu thêm một cái cọc.
Lời đề nghị của tôi rõ ràng đã làm phật lòng hoàng tử bé.
     - Buộc con cừu lại? Ý tưởng gì mà vớ vẩn thế!
     - Nhưng nếu cậu không buộc nó lại, nó sẽ chạy lang thang, lạc mất...
Anh bạn nhỏ của tôi lại phá lên cười.
     - Chạy lang thang ư? Chạy đi đâu?
     - Làm sao tôi biết được. Cứ thẳng tiến về phía trước...
Hoàng tử bé trở nên nghiêm trang.
     - Thôi mặc kệ. Vì ở chỗ của tôi tất cả đều bé xíu...- và dường như trong giọng nói có đượm chút buồn, cậu bé nói thêm: - Con người nào có đi được xa, nếu cứ thẳng tiến về phía trước...

4.
     Így tudtam meg egy másik fontos dolgot: hogy a bolygó, ahonnét jött, alig nagyobb egy háznál.
Ezen nem is kellett különösebben csodálkoznom. Hiszen tudtam, hogy a nagy bolygókon kívül, amilyen a Föld, a Jupiter, a Mars, a Vénusz, s aminek mind megvan a maga neve, van még száz és száz más bolygó is, és köztük egyik-másik olyan parányi, hogy távcsövön is csak alig-alig lehet kivenni. Ha egy csillagász fölfedezi valamelyiket, név helyett egyszerűen számot ad neki. Például elkereszteli „a 3251. kisbolygó”-nak.
                                                                               

Minden okom megvan rá, hogy azt higgyem: a bolygó, ahonnét a kis herceg jött, a B-612-es kisbolygó. Távcsövön ezt a csillagocskát csak egyetlenegyszer észlelték: 1909-ben egy török csillagász. Fölfedezéséről akkor nagy előadást tartott a Nemzetközi Csillagászati Kongresszuson. Öltözéke miatt azonban nem hitt neki senki. Mert ilyenek a fölnőttek.
                                                                                 
   
A B-612-es kisbolygó hírnevének nagy szerencséjére azonban egy török diktátor utóbb halálbüntetés terhe mellett megparancsolta népének, hogy öltözködjék európai módra. A csillagász 1920-ban megismételte előadását, ezúttal fölöttébb elegáns öltönyben. És ezúttal egyet is értett vele mindenki.
                                                                               
   
 Csak a fölnőttek miatt mesélem el ezeket a részleteket a B-612-es kisbolygóról, és a számát is csak miattuk árultam el; a fölnőttek ugyanis szeretik a számokat. Ha egy új barátunkról beszélünk nekik, sosem a lényeges dolgok felől kérdezősködnek. Sosem azt kérdezik: „Milyen a hangja?” "Mik a kedves játékai?” „Szokott-e lepkét gyűjteni?” Ehelyett azt tudakolják: "Hány éves?” "Hány testvére van?” "Hány kiló?” "Mennyi jövedelme van a papájának?” És csak ezek után vélik úgy, hogy ismerik. Ha azt mondjuk a fölnőtteknek: "Láttam egy szép házat, rózsaszínű téglából épült, ablakában muskátli, tetején galambok...” - sehogy sem fogják tudni elképzelni ezt a házat. Azt kell mondani nekik: "Láttam egy százezer frankot érő házat.” Erre aztán fölkiáltanak: "Ó, milyen szép!”
     Ugyanígy, ha azt mondanánk nekik: "Íme a bizonyság arról, hogy a kis herceg létezett: elragadó teremtés volt, és nevetett, és egy bárányt akart; s ha valaki bárányt akar, akkor ez nyilvánvaló bizonyság rá, hogy létezik” - ha ezt mondanánk nekik, vállat vonnának, és gyereknek tartanák az embert. Ha ellenben azt mondjuk nekik: "A bolygó, ahonnét jött, a B-612-es kisbolygó” - ez meggyőzi őket, és békén hagynak a kérdéseikkel. Egyszerűen ilyenek; még csak haragudni sem kell rájuk miatta. A gyerekeknek nagyon elnézőknek kell lenniük a fölnőttek iránt.
     De mi, akik megértjük az életet, mi bizony fütyülünk a számokra! Ezt a történetet is a legszívesebben úgy kezdtem volna, mint egy tündérmesét. Ilyesformán:
     "Hol volt, hol nem volt, volt egyszer egy kis herceg. Ez a kis herceg egy parányi bolygócskán lakott, olyan parányin, hogy a bolygója alig volt nagyobb nála; ezen a bolygón élt, és nagyon szerette volna, ha van egy jó barátja...” Azoknak, akik értik az életet, ez így sokkal igazabbul hangzott volna.
    Mert semmiképp sem szeretném, ha félvállról vennék a könyvemet. Hiszen úgy elfog a bánat, mikor ezeket az emlékeimet elmesélem. Hat esztendeje már, hogy a barátom búcsút vett tőlem a bárányával. Azért próbálom meg leírni itt, nehogy elfelejtsem. Szomorú dolog elfelejteni a barátunkat. Nem mindenkinek van barátja. S ki tudja, még utóbb belőlem is lehet olyan fölnőttforma ember, akit nem érdekelnek, csak a számok. Többek között ezért vásároltam egy doboz festéket meg egy doboz színes ceruzát. Persze nem könnyű dolog ilyen vén fejjel újra nekifogni a rajzolásnak, mikor egyebet sem próbáltam soha, mint hatesztendős koromban egy nyitott meg egy csukott óriáskígyót! De igyekezni fogok, hogy a képeim hasonlítsanak, amennyire csak lehet. Hogy sikerül-e, abban már egyáltalán nem vagyok biztos. Az egyik rajz megjárja, a másik egyáltalán nem. Elvétem olykor egy kicsit a termet arányait is. Emitt a kis herceg túl nagy. Amott túl kicsi. A ruhája színét sem tudom egészen biztosan. Így aztán csak tapogatódzom, hol így, hol úgy; lesz, ahogyan lesz. Végül bizonyos fontosabb részleteket illetőleg is tévedni fogok. Ezt azonban meg kell bocsátanotok nekem. Barátom sosem magyarázkodott; talán azt hitte, én is olyan vagyok, amilyen ő. Nekem azonban, sajnos, nem volt semmiféle tehetségem hozzá, hogy meglássam ládájuk fáján keresztül a bárányokat. Ki tudja, nem vagyok-e egy kicsit magam is olyan, mint a fölnőttek? Alighanem megöregedtem.

*
Như vậy, tôi đã biết được một chuyện quan trọng khác, đó là việc cậu bé là người từ một hành tinh chỉ nhỉnh hơn một căn nhà một chút.
Về điều đó tôi cũng không cần phải ngạc nhiên đặc biệt gì. Tôi biết rõ là ngoài những hành tinh lớn như Trái Đất, sao Thổ, sao Hỏa, sao Kim, đều có tên, còn hàng trăm tiểu hành tinh khác, trong số đó có một vài cái nhỏ đến mức khó lòng thấy được bằng kính viễn vọng. Nếu một nhà thiên văn khám phá được một tiểu hành tinh nào đó, anh ta sẽ gán cho nó một con số thay vì đặt một cái tên. Chẳng hạn anh ta sẽ gọi nó là "tiểu hành tinh 3251".
Tôi có mọi lý do để tin rằng, hành tinh mà hoàng tử bé từ đó đến là tiểu hành tinh B-612. Người ta đã thấy được tiểu hành tinh này chỉ một lần duy nhất qua kính viễn vọng vào năm 1909 bởi một nhà thiên văn người Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ta đã có một bài thuyết trình lớn tại một Hội nghị Thiên văn Quốc tế về khám phá của mình. Nhưng chẳng có ai tin ông ta chỉ vì bộ y phục của ông. Vì người lớn là như vậy.
May cho tên tuổi của tiểu hành tinh B-612, có một nhà độc tài Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành một đạo luật tử hình để bắt toàn dân phải ăn mặc theo kiểu châu Âu. Nhà thiên văn nọ vào năm 1920 đã thuyết trình lại một lần nữa, trong bộ lễ phục hết sức lịch sự. Và lần này mọi người đều tán thành ý kiến của ông.
Chỉ vì người lớn mà tôi phải kể lại những chi tiết này về tiểu hành tinh B-612, cũng vì họ mà tôi đã để lộ ra số của nó; người lớn rất ưa con số. Nếu ta nói chuyện với họ về một người bạn mới của mình, họ chẳng bao giờ hỏi đến điều cốt yếu. Họ chẳng bao giờ hỏi: "Giọng nói của anh ấy thế nào?" "Anh ấy thích trò chơi gì?" "Anh ấy có sưu tập bươm bướm không?" Thay cho những điều này họ lại muốn biết: "Bao nhiêu tuổi?" "Có bao nhiêu anh em?" "Nặng bao nhiêu kí lô?" "Thu nhập của bố anh ta là bao nhiêu?" Và chỉ sau đó, họ mới tự cho rằng đã biết người đó. Nếu chúng ta nói với người lớn: "Tôi đã thấy một ngôi nhà đẹp, được xây bằng gạch màu hồng, hoa phong lữ thảo trên khung cửa sổ, và bồ câu trên mái nhà..." - họ sẽ không thể nào hình dung được căn nhà. Phải nói với họ: "Tôi đã thấy một căn nhà trị giá một trăm nghìn phơ răng." Khi đó họ sẽ thốt lên: "Ôi, đẹp làm sao!"
Cũng hệt như vậy, nếu chúng ta nói với họ: " Quả là có bằng chứng về việc hoàng tử bé có thật: cậu ấy là một con người lôi cuốn, cậu ấy đã cười, và cậu ấy đã muốn có một con cừu; và một khi ai đó muốn có một con cừu, thì điều đó đã hiển nhiên đủ để chứng tỏ rằng người đó tồn tại" - nếu chúng ta nói điều này với họ, họ sẽ nhún vai, và coi người nói là đồ trẻ con. Ngược lại, nếu ta nói với họ: "Hành tinh mà từ đó hoàng tử bé đến là tiểu hành tinh B-612" - điều này sẽ thuyết phục họ, họ sẽ để ta yên bỏ qua các câu hỏi. Đơn giản họ là như vậy; cũng chẳng cần vì thế mà giận họ. Trẻ con cần phải rất độ lượng với người lớn.
Nhưng chúng ta, những người hiểu rõ cuộc sống, chúng ta hẳn sẽ cười vào mũi những con số! Tôi còn muốn bắt đầu câu chuyện này giống như một chuyện thần tiên. Như thế này:
"Thuở xưa, đã từng có một hoàng tử bé. Hoàng tử bé này sống trên một hành tinh bé xíu, bé đến nỗi chỉ lớn hơn hoàng tử một chút thôi; cậu ta sống trên hành tinh này, và rất mong có một người bạn tốt..." Với những ai hiểu rõ cuộc sống, như vậy hẳn nghe còn có lý hơn nhiều.
Vì dù sao đi nữa tôi cũng không muốn người ta nhìn cuốn sách của tôi một cách hờ hững.  Bởi vì tôi cảm thấy rất buồn khi kể lại những kỷ niệm này. Đã sáu năm rồi, người bạn của tôi từ biệt ra đi với con cừu của cậu ấy. Vì thế tôi gắng viết ra đây để đừng quên cậu bé. Quên đi người bạn của chúng ta thì thật là chuyện đáng buồn. Đâu phải ai cũng có bạn. Và làm sao biết được, chính tôi cũng có thể trở thành một dạng người lớn không thích gì khác ngoài những con số. Phần nào cũng vì thế mà tôi đã mua một hộp màu vẽ và một hộp bút chì màu. Tất nhiên là không dễ gì trở lại với việc vẽ vời với cái đầu đã già nua thế này, nhất là khi tôi đã chưa hề thử một cái gì khác, ngoài con trăn mở bụng và con trăn đóng bụng vào lúc sáu tuổi! Nhưng tôi sẽ cố gắng sao cho những bức tranh của tôi giống được chừng nào hay chừng đó. Nhưng có thành công hay không, tôi cũng không dám chắc. Bức tranh này thì tạm được, bức khác lại không giống chút nào. Tôi cũng nhầm lẫn chút ít về dáng vóc của cậu bé. Bức này thì hoàng tử bé quá lớn. Bức kia lại quá bé. Tôi cũng không biết chắc về màu áo của cậu ấy. Vậy nên tôi chỉ vẽ phỏng chừng, chỗ thì thế này, chỗ thì thế kia, và được chăng hay chớ. Sau cùng, chắc tôi sẽ còn lầm lẫn một vài chi tiết quan trọng. Điều này thì các bạn phải tha thứ cho tôi. Người bạn của tôi không bao giờ giải thích ngược xuôi, có lẽ cậu bé tin rằng tôi cũng giống như cậu ấy. Về phần tôi, thật tiếc, tôi hoàn toàn không có khả năng nhìn xuyên qua cái thùng để thấy được những con cừu. Ai mà biết được, bản thân tôi không phải phần nào cũng đã giống như người lớn? Có lẽ tôi đã già mất rồi.

(xem tiếp ở đây)

10 comments:

  1. Sáng nay báo cáo xong, vừa nghe các báo cáo khác, tranh thủ hoàn thành cam kết vừa Bình "con". Vừa sửa xong Hoàng Tử Bé (3), tranh thủ Post luôn Hoàng Tử Bé (4). Cũng may đoạn này không có tranh ảnh gì nên dễ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bây giờ tao phải chạy đến chở Đại ca đi gặp anh Ngọc (VIDI68). Mới chỉ up được phần 3. (chưa kịp xem lại). Sẽ up tiếp phần 4. sau.

      Delete
  2. Phần này mình xin có một số ý kiế đóng góp sau:

    1. “Ha jó leszel” dịch là “Nếu cậu ngoan ngoãn” vì nếu để “Nếu cậu bé ngoan” thì người đọc dễ nhầm là đang nói đến cậu bé nào khác chứ không phải với hoàng tử bé.

    2. “Mit tudom én. Az orra után...” dịch là “Làm sao tôi biết được. Theo cảm tính thôi...”. “Az orra után” có hai nghĩa “đi thẳng” và “đi theo cảm tính”. Trong ngữ cảnh này dùng nghĩa “đi theo cảm tính” thì phù hợp hơn.

    3. “van még száz és száz más bolygó is, és köztük egyik-másik olyan parányi, hogy távcsövön is csak alig-alig lehet kivenni” dịch là “còn hàng trăm nghìn tiểu hành tinh khác, và trong số đó có một số nhỏ đến mức khó lòng thấy được bằng kính viễn vọng”.

    Như vậy chính xác hơn so với bản gốc tiếng Hung.

    4. "Mennyi jövedelme van a papájának?” dịch là |"Thân phụ anh ta thu nhập mỗi tháng bao nhiêu?"

    “jövedelem” là thu nhập, “fizetés” là tiền lương.

    5. “muskátli” chính xác là “phong lữ thảo” hay “hương diệp”/thiên trúc bì”?

    6. “fütyülünk a számokra!” dịch là “chúng ta bất cần những con số!”

    7. “ez így sokkal igazabbul hangzott volna” dịch là “như thế này nghe có vẻ chính đáng hơn nhiều”.

    hangzott volna: nghe có vẻ

    8. “S ki tudja, még utóbb belőlem is lehet olyan fölnőttforma ember, akit nem érdekelnek, csak a számok” dịch là “Ai mà biết được, rồi chính tôi cũng có thể lại như những người lớn, không biết gì khác ngoài những con số”.
    Nội dung như nhau chỉ có văn phong hơi khác một chút.

    9. “Ki tudja, nem vagyok-e egy kicsit magam is olyan, mint a fölnőttek?” dịch là “Làm sao biết được, phải chăng tôi cũng phần nào giống như những người lớn?”
    .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình rất chú trọng đến văn phong. Nội dụng và nghĩa của từ (theo bản tiếng Hung) thì hai Việt đảm trách là chính. Bản dịch của BG gần như chỉ để type làm khung/sườn và tham khảo, sau khi AV post phần tiếng Hung.

      Delete
    2. Lưu ý thêm: Trong bản tiếng Hung Hội nghị Thiên văn Quốc tế được viết hoa nên mình sửa lại bản tiếng Việt như vậy luôn.

      Delete
  3. Thêm 1 đoạn trích nữa để thấy sự khác biệt giữa bản dịch (BG) và bản tiếng Hung (phần 4. đoạn cuối):
    "Tôi cũng ngại ngùng trước màu sắc y phục của em. Vậy nên tôi chỉ quờ quạng loăng quăng thế này , thế nọ, thế đó , thế kia, được cũng tốt, không được cũng cam. Rồi nữa, tôi cũng sẽ còn lầm lẫn về đôi chi tiết quan trọng hơn. Nhưng cái đó, chỉ xin người hãy nên tha thứ. Người bạn thiết của tôi chẳng bao giờ ban cho tôi một lời giải thích."C'est les vipères!". Rồi thôi. Tôi bước bên đường kêu gọi mãi. Nhớ người bạn cũ thuở anh niên. Nhưng bặt âm. Người bạn chắc có lẽ đã tưởng rằng tôi giống bạn. Nhưng khổ thay, tôi chẳng biết làm thế nào nhìn thấy cho ra những con cừu ở bên kia những thùng chứa. Có lẽ tôi cũng là có phần nào giống như những người lớn. Có lẽ tôi đã phải về già."
    Mình ko biết bản tiếng Pháp thì ntn???!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đoạn này BG dịch như thế thì hay thật. Đúng giọng thi sĩ. Nhưng để nhiều người đọc thì không phù hợp. Nó cầu kỳ kênh kiệu quá. Mình muốn nó mộc mạc nhưng đôi khi chắt lọc được một điều gì đó uyên áo. Du dương cầu kỳ đôi khi làm những tinh hoa điểm xuyết kém giá trị đi.

      Delete
  4. Mình chưa có thời gian sửa lại bản dịch của Bùi Giáng. Mới kịp dịch một đoạn "Chú lợn biết nói", còn nhiều việc quá. Để thêm vài ngày nghiền ngẫm bàn luận cũng tốt. Mình cũng hơi ngạc nhiên thấy Bùi Giáng tiên sinh để lọt lưới nhiều câu. Dường như ông chưa đọc kỹ Hoàng Tử Bé nhiều lần đã dịch. Văn Exupéry thường rất mộc mạc, nhưng theo một mạch, ý tứ rất thâm sâu, thỉnh thoảng có một câu rất "ác". Nên không thể dịch thành từng câu đơn độc, câu dịch đơn độc có hay mấy mà không theo tổng thể sẽ để lọt lưới các câu giá trị như chơi.
    Bàn thêm các ý của Ngô Việt
    2. Theo mình, câu ý "az orra után" có ý nghĩa cụ thể (ở ngay đoạn sau) trên hành tinh của Hoàng Tử Bé chật chội, do đó nên dùng ý cụ thể thì hơn. Tuy nhiên câu của Hoàng Tử Bé rất triết lý, đáng để Ngô Việt đưa vào mục idézet, mà Bùi Giáng lại vụng về để lọt lưới. "Nem valami sokáig mehet az orra után az ember..." thành "Thẳng tới trước mặt, người ta cũng đâu có đi được xa mấy..." nghe rất tầm thường. Mình sẽ dịch thành "Con người đâu có thể đi xa, nếu chỉ thẳng tiến về phía trước..."
    4. Có vẻ như tiên sinh BG bịa ra "mỗi tháng" nghe cho khoái tai.
    5. “fütyülünk a számokra!” mình định dịch thành "chúng ta cười vào mũi những con số", nghe cho cùng giọng với đoạn văn.
    8. Chữ "felnottforma ember" rất đắt không nên để thoát dễ dàng. “S ki tudja, még utóbb belőlem is lehet olyan fölnőttforma ember, akit nem érdekelnek, csak a számok” dịch là “Ai mà biết được, rồi chính tôi cũng có thể trở thành một dạng người lớn, không thích gì khác ngoài những con số”.
    Những đoạn đó theo mạch văn của Saint Exupéry thấy rõ là BG dịch chưa kỹ. Những đoạn sai lệch lớn mà kg phân định được từ mạch văn thì sẽ tham chiếu bản tiếng Anh và tiếng Pháp (tiếng Pháp mình đọc được nhưng không tinh tế lắm).

    ReplyDelete
  5. Đã sửa xong bản của BG. Mọi người góp ý để giũa tiếp nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không chừng BG cứ đọc đến đâu dịch đến đấy cũng nên!!!???

      Delete