Monday, June 2, 2014

Nem is sejtette... Không đoán ra

Egyszer, amikor már egy fiú és egy lány régóta jártak, a lány egyszer csak megszólallt egy kellemes délutánt követően:
- Ha holnap eljössz hozzánk vacsorára, akkor oda adom neked a szüzességem még holnap este.
A srác ennek megörül, és természetesen rábólint a dologra. Még aznap este, miutánt a lányt hazakísérte elmegy a patikába, vesz óvszert és elmondat a patikussal mindent amit tudni kell a szexről és egyebekről.
Másnap amikor a fiú megérkezik és a lány behívja, a szülők már az asztalnál ülnek. Amikor a fiú leül és körülnéz, megszólal, hogy hadd mondja ő az asztali áldást, így is történik.
A srác nagyon sokáig imádkozik lehajtott fejjel, majd amikor már 20 perce csönd van, a lány halkan odasúg valamit:
- Nem is sejtettem, hogy ilyen vallásos vagy.
Rögtön hangzik a válasz:
- Én sem sejtettem, hogy az apád patikus...

Có một chàng trai và một cô gái đã đi lại với nhau từ lâu, có một lần cô gái thốt lên sau một buổi chiều dễ chịu:
- Nếu này mai anh đến ăn cơm tối ở nhà em, em sẽ còn hiến cho anh trinh tiết vào tối mai.
Chàng trai vui mừng về chuyện này, và cố nhiên gật đầu lia lịa. Ngay tối hôm đó, sau khi tiễn cô gái về nhà chàng trai đi thẳng vào hiệu thuốc, mua dụng cụ phòng tránh thai và hỏi han dược sĩ mọi thứ cần biết về tình dục và các thứ khác.
Ngày hôm sau, khi chàng trai tới và cô gái mời anh vào nhà, cha mẹ cô gái đã ngồi sẵn bên bàn. Khi chàng trai ngồi xuống và nhìn quanh, lên tiếng, xin phép được cầu nguyện trước khi ăn, và sự việc tiếp diễn.
Chàng trai cầu nguyện rất lâu đầu cúi thấp, sau hơn 20 phút im lặng, cô gái hạ giọng thì thầm điều gì đó:
- Em không đoán được là anh ngoan đạo như thế.
Ngay lập tức câu trả lời vang lên:
- Anh thì không đoán được bố em là dược sĩ ...

4 comments:

  1. Từ "sejt" ở đây có nên dịch là "nghĩ" hay "ngờ" ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ừ, bàn chút về quan điểm dịch. Quan điểm dịch của mình hơi gần với Thái Bá Tân: Không nhất thiết cần phải Việt Nam hóa quá mức làm sai lạc ý gốc. Thực ra dịch còn để còn du nhập các ý tưởng của nước ngoài vào Việt Nam. Nếu cứ phải thay các ý nước ngoài bằng các ý tưởng đã có sẵn thì không mở mang được. Các cách dùng từ mới trước lạ sau sẽ quen. Thí dụ mình rất không thích dịch nôm na "mọi con đường đều dẫn tới Roma" thành "cuối cùng thì vẫn phải như thế".
      Cụ thể ở đây: Tiếng Hung đã có "nem is gondoltam" = "anh không nghĩ rằng" và về ý "nghĩ" có khác "đoán". Trong trường hợp này "ngờ" có thể OK vì ý gần giống hơn và người Việt cũng hay dùng.

      Delete
    2. Mình hiểu ý của Việt, có điều bản thân từ "sejt", tương đương với từ "guess" trong tiếng Anh, có nhiều nghĩa và trong đó có cả nghĩa "nghĩ', "ngờ"..Cá nhân mình vẫn thích chọn từ "ngờ" hơn:. "Anh không ngờ bố em là dược sĩ".

      Delete
    3. Mình cũng ko thích cái gì cũng VN hóa. Nhưng quan trọng nhất là sự uyển chuyển để diễn đạt đúng nhất điều mà tác giả muốn thể hiện. Thậm chí, ko phải cái gì cũng dịch mà dùng luôn chữ nước ngoài (ví dụ như "OK"). Tây cho ra Tây, Tàu phải ra Tàu... ko được lẫn lộn. Cũng là truyện giang hồ, nhưng "Bố Già" thì chắc chỉ có bản dịch của Ngọc Thứ Lang (Sài Gòn) là hay nhất, trong khi dù siêu giỏi nhưng chưa chắc gì chú Hạo dịch truyện này hay như vậy và nếu dịch thể loại 'kiếm hiệp' thì lại phải 1 dich giả khác chuyên sâu hơn về truyện Tàu...Cuối cùng thì vẫn là trình độ thưởng thức của người đọc. Bây giờ thì chắc là phải chuyên môn hóa thôi để có thể chuyển hóa được 100% tinh thần của nội dung.

      Delete