Tuesday, June 17, 2014

Kis herceg - Hoàng tử Bé (1)


(trở lại Cuốn sách của chúng tôi ở đây)
                                                         Bản tiếng Pháp
                         
                                                          Bản tiếng Hung
 
Antoine de Saint-Exupéry
A kis hercegFordította: Rónay György

Antoine de Saint-Exupéry
HOÀNG TỬ BÉDịch: Rónay György

Léon Werth-nek
Kérem a gyerekeket, ne haragudjanak, amiért ezt a könyvet egy fölnőttnek ajánlom. Komoly mentségem van rá: ez a fölnőtt széles e világon a legjobb barátom. De van egy másik mentségem is: ez a fölnőtt mindent meg tud érteni, még a gyerekeknek szóló könyveket is. Harmadik mentségem pedig a következő: ez a fölnőtt Franciaországban él, s ott éhezik és fázik. Nagy szüksége van vigasztalásra. Ha pedig ez a sok mentség nem elegendő, akkor annak a gyereknek ajánlom könyvemet, aki valaha ez a fölnőtt volt. Mert előbb minden fölnőtt gyerek volt. (De csak kevesen emlékeznek rá.) Ajánlásomat tehát kijavítom, ilyesformán:
Léon Werth-nek,
amikor még kisfiú volt

 GỬI LEON WERTH
     Tôi phải khẩn cầu các bé con, xin đừng giận, vì tôi đã đề tặng cuốn sách này cho một người lớn. Tôi có một lẽ chính đáng để tự bào chữa, và xin được thứ lỗi: người lớn nọ là người bạn thân nhất trong đời tôi. Tôi còn một lẽ nữa: người lớn nọ có thể hiểu hết mọi sự, kể cả những cuốn sách viết cho trẻ con. Tôi còn một lẽ thứ ba để được tha thứ: người lớn nọ hiện sống ở Pháp, đang phải chịu đói và rét. Ông ấy thật sự cần được an ủi. Nếu tất cả những lẽ đó không đủ để bào chữa cho mình, thì tôi xin được đề tặng cuốn sách này cho bé con mà xưa kia người lớn nọ đã từng là. Mọi người lớn, trước đây đều vốn là những bé con (Nhưng ít người còn nhớ được điều đó). Cho nên tôi xin sửa lại lời đề tặng, như thế này:
GỬI LEON WERTH
THUỞ ÔNG TA CÒN LÀ BÉ CON

Bản dịch gốc của Bùi Giáng
                                                                                                          

Lời bình của Hoàng Tử Bé:
      Bùi Giáng là một trong những thi sĩ - triết gia tài ba nhất thời Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài thơ văn sáng tác, ông còn dịch rất nhiều tác phẩm khó. Tuy nhiên, mỗi dịch phẩm của ông đều là một tác phẩm thực sự, độc lập với nguyên bản, mang rất nhiều tư tưởng của thi sĩ-triết gia HOA LÁ CỒN (Bùi Giáng).  Riêng bản dịch Hoàng Tử Bé, là dịch phẩm tương đối sát bản gốc nhất (chúng tôi đã kiểm tra các bản tiếng Pháp, Anh và Hung để nhận định như vậy).
      Chúng tôi đã từng dịch gần trọn tác phẩm này từ tiếng Hung vào những năm 1974-1978. Tuy nhiên, năm 1978 chính Cao Bình đã tặng tôi một bản dịch tiếng Việt của Bùi Giáng, do đó tôi không có quyết tâm dịch đến những trang cuối. Bản dịch tiếng Hung, có một ý nghĩa hương vị riêng, và đối với tôi là kỷ niệm về một người bạn gái Hungari, người đã giảng cho tôi biết nhiều điều huyền ảo về tâm hồn những con người trên tinh cầu giá lạnh này, không phân biệt dân tộc, nguồn gốc.
        Vào những năm 80, nhà văn Nguyễn Thành Long, bạn thân của bố tôi cũng đã dịch lại bộ này với lời văn thật trau chuốt, mà ông là người lão luyện bậc nhất trên văn đàn hiện đại Việt Nam. Tuy vậy, theo tôi, do Hoàng Tử Bé là một áng văn kiệt xuất vừa huyền ảo nhưng hết sức thực và thấm thía về tình cảm của con người, trong sâu thẳm, một văn phong quá trau chuốt, lão luyện, dường như không phù hợp với một giọng văn thành tâm. Bản dịch của Bùi Giáng, dù nhiều chỗ quá bay bổng (mặc dù ông đã cố hạn chế tối đa trong dịch phẩm này), có ưu điểm là lời nói mộc mạc từ tâm hồn, chứ không phải là văn chương bác học, dù trác tuyệt đến đâu.
       Sáng kiến của bạn Nguyễn Cao Bình là đăng tải, dịch lại tác phẩm này theo bản dịch tiếng Hung, trên cơ sở sửa lại bản dịch của Bùi Giáng, để chúng ta cùng nhớ lại một thời trong sáng, cùng lục lọi ký ức để làm ấm lòng, tẩy sạch bụi trần của cuộc mưu sinh ngày nay. Dù một ngày kia, ai cũng phải về cùng cát bụi, những tình cảm vẫn còn lại rực rỡ, trong sáng long lanh như pha lê, mặc dù vẫn còn bao điều chúng ta còn phải chiêm nghiệm mới hiểu dần được từng phần ít ỏi.
      Đến hôm nay, bạn Cao Bình của tôi còn đam mê, tò mò và đầy sinh lực như một đứa trẻ. Tôi thực sự cảm phục và biết ơn người bạn vàng của mình. Có lẽ Bình "con" mới là một Hoàng Tử Bé đúng nghĩa, đúng bản năng, trong khi tôi chỉ cố gắng sống chân thành, trân trọng mỗi rung động của mình, mỗi khi nhớ Hoàng Tử Bé.
      Ngay từ những trang đầu, Saint-Exupéry đã có quan điểm tâm hồn của chúng ta đều trong sáng, đủ thông thái để có thể rung động, để trở nên giàu có khi còn thơ bé. Hành trình đi tìm mình cuối cùng sẽ dẫn chúng ta trở về tuổi thơ, làm lại chính mình ... nếu như chúng ta đủ dũng cảm làm điều đó. Và người bạn đồng hành chính là HOÀNG TỬ BÉ.
(xem tiếp ở đây)

4 comments:

  1. So với nguyên bản (hình scan) tôi đã có vài sửa đổi.

    ReplyDelete
  2. Bình à, tao đã để quyền admin cho mày. Mày có thể sửa đổi bất cứ thứ gì mày muốn. Trước hết là những bản tao đã post tiếng Hung, mày có thể sửa bằng cách dán bản dịch của Bùi Giáng vào đó. Tao sẽ sửa lại theo ý riêng hoặc theo góp ý của tất cả các thành viên (như Ngô Việt). Lời bình thì mở cho tất cả mọi người, ngoài lời bình trong bài. Đó mới là giá trị chính của bản dịch của tụi mình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn của tôi. Chúng mình sẽ cùng nhau hoàn thành bản dịch này. Và sẽ hoàn chỉnh/hiệu đính trong một thời gian ngắn nhất có thể được.
      We can do it!

      Delete
  3. Cảm ơn Ái Việt về lời bình trên đây. “Hòang tử Bé” của Saint-Exupéry theo tôi thấy là một sự kết hợp giữa những nhận thức thơ mộng của con người với những giá trị "trường tồn" huyền ảo của thế giới thần tiên.
    Có thể những điều mà tác giả thể hiện là những gì thuộc về một nền văn học đã qua, vô cùng lãng mạn và hầu như không còn tồn tại. Nhưng tác phẩm của ông không bị rơi vào quên lãng vì ông đã viết thật hay, thật tình cảm về một Hoàng tử Bé hồn nhiên và trong sáng, về những ưu tư và khát vọng sâu thẳm trong cõi lòng con người. Và dù “Hoàng tử Bé” không phải là điều gì mới mẻ, nhưng tôi vẫn chọn cuốn sách này là một cuốn sách ưa thích nhất của tôi. Để đánh giá và cảm nhận tác phẩm này theo quan điểm hiện tại, tôi phải mượn lời của Ayn Rand: “chủ nghĩa lãng mạn là trường phái nghệ thuật hướng tới nhận thức (the conceptual school of art). Nó không giải quyết những vấn đề vụn vặt hàng ngày của đời sống mà hướng tới những vấn đề và giá trị vĩnh hằng, cơ bản, chung nhất của đời sống con người. Nó không ghi âm hay chụp ảnh; nó sáng tạo và định hướng."

    ReplyDelete