Vấn đề này tôi đã bàn tới hơn một lần. Có những vấn đề cần quyết định
bằng phổ thông đầu phiếu. Đó là những vấn đề cơ bản, ai cũng hiểu, cố
nhiên là theo những cách khác nhau.
Có những vấn đề chuyên môn,
hoặc quyết định có độ phức hợp cao, thuộc về trách nhiệm quyết định của
một số cá nhân. Việc đưa các vấn đề thuộc loại này ra bỏ phiếu để quyết
chính là vô trách nhiệm và phản dân chủ.
Nếu đa số luôn đúng
thì đã chẳng có cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, đã không giết
Socrates, không đưa Jesus lên đinh câu rút. Khi đó đất nước cần gì có
chính phủ, quốc hội, mỗi người sắm một smart phone, khi có vấn đề gì cần
quyết định, như xử bắn một ai đó, hay tha bổng cho một tên giết người,
chỉ cần đếm số nhấn nút là xong. Chắc chắn là oan sai còn nhiều hơn các
vụ báo chí đang làm om sòm hiện nay. Nếu một chị lao công có quyền bỏ
phiếu về hướng nghiên cứu của một Viện ngang như các nghiên cứu viên, đã
bỏ hàng chục năm nghiên cứu, thì đó mới thực là bất công.
Thượng Nghị Viện ra đời là một cơ chế kiểm soát dân chủ, đảm bảo ý chí
của đám đông ngu dốt không luôn luôn thắng thế đè bẹp các ý tưởng khai
phóng đang mới manh nha.
Năm 1945, Hồ Chí Minh ký pháp lệnh
Bình dân học vụ,cưỡng ép xóa mù chữ là đúng. Không thể trưng cầu ý kiến
đa số khi đa số đang mù chữ và chưa thể thấy được sự cần thiết của chữ
nghĩa.
Chương trình dạy toán phổ thông có tích phân, số phức
hay xác suất không, không phải là chuyện đưa ra phổ thông đầu phiếu.
Cũng như bắn hay không bắn địa chủ trong cải cách ruộng đất, không thể
trao quyền cho nông dân. Đám đông dù sao cũng không thể nào quan trọng
bằng khế ước xã hội. Ba ông lập hội với nhau bằng một thỏa thuận tự
nguyện, hai ông không thể lấy đa số xé thỏa ước ăn thịt ông kia. Sở dĩ
cần lãnh đạo là để quyết định trong trường hợp có nguy cơ đám đông muốn
lấy thịt đè người chà đạp khế ước xã hội. Lãnh đạo sử dụng đám đông để
chà đạp khế ước xã hội thì không còn gì để nói.
Mặc dù xác suất
chọn bừa chọn láo về lý thuyết là 50%, đa số các vấn đề chuyên môn hoặc
quyết định quan trọng bằng đầu phiếu là sai lầm thảm hại, ở các nước
dân trí thấp lại càng tồi tệ hơn.
Trở lại chuyện học chữ Hán.
Tôi nghĩ rằng về chuyện này, tôi bỏ thời gian và công sức nhiều hơn so
với 90% dân nước Nam, có thể có ý kiến có đôi chút giá trị khả tín,
nhưng vẫn không đủ tư cách ra quyết định, thậm chí bỏ phiếu. Đây không
phải là chuyện để bỏ phiếu, mà phải quyết định từ các học giả về ngữ
văn, văn hóa và giáo dục. Đám đông biết gì về chuyện này mà bi bô. Tôi
không hoàn toàn tán thành ý kiến cho rằng không học chữ Hán thì tiếng
Việt sẽ sụp đổ. Nhưng ý kiến này sai không có nghĩa là không nên dạy chữ
Hán. Thực ra phe chống dạy chữ Hán nói sai, nói dốt nát cũng vô khối,
thực không đáng tốn bút mực. Những người nói rằng tiếng Việt đã trong
sáng, hoàn chỉnh, chắc chắn ra chưa hề nghiên cứu tiếng Việt, đang lẫn
tiếng sột soạt "bóng chữ" là nhà thơ Lê Đạt đã từng cố mò mẫm với ngôn
ngữ. Tiếng Việt đang manh mún, chưa hoàn thành, đang nát như tương, cần
chấn chỉnh và cải cách gấp. Nhưng đó là một việc khác, không liên quan
tới học chữ Hán.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Huy Q Nguyen: Có lẽ Paul Slovic không đồng ý lắm với bác. Thực tế là khi xã hội ta càng có dân chủ, sự phản kháng của xã hội đối với các quyết định của một thiểu số không được bầu và không phải chịu trách nhiệm càng lớn. Có nhiều ví dụ cho thấy điều này không phải là sai, Love Canal, tương tự như vụ cá ở Việt Nam là một ví dụ điển hình được đưa ra cho luận điểm này.
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Dân chủ là tốt hay độc đoán là tốt thì tùy thuộc vào trạng thái của hệ thống. Nếu đang nguy cấp như vào thời chiến thì độc đoán có ưu thế về tốc độ phản ứng, còn tương đối ổn định như thời bình thì dân chủ đảm bảo lựa chọn được cân nhắc kỹ.:)
ReplyDeleteThời mới lập quốc, pháp lệnh xóa mù chữ là đúng vì tình hình khẩn cấp. Bây giờ dạy Hán Nôm hay không thì cứ dân chủ cho rộng đường, vội gì ạ?
Doan Hong Nghia: Anh định phá vỡ nguyên tắc quan trọng nhất của Đảng à?
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Tài liệu nội bộ không phổ biến tới các chi bộ nhé. Đ/c Bí thư Đảng Bộ Canada, giữ bí mật.
Delete