Ông Chu Phàm nói vớ vẩn, theo nghĩa bóng thế mà dân Việt mình lại hiểu theo nghĩa đen lao đầu ngay vào cái ẩn dụ này.
Thế mới biết dân mình cách mạng triệt để áp dụng quy luật phủ định
của phủ định của Mác-Lê Nin, nên gánh trách nhiệm là thành trì cuối của
CNXH là đúng rồi.
Này nhé, trước CMT8 chưa hề có ban tuyên huấn,
văn hóa tư tưởng mình đã có cuộc tranh luận long trời lở đất về nghệ
thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Bên thì có các nhà lý
luận Marxist nổi tiếng như Sóng Hồng, Hải Triều, Như Phong bên thì các
thi hào của dân tộc như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu. Tinh là tướng
cả. Chỉ tiếc không có một thằng bé con dám nói vua cởi truồng để kêu lên
rằng tại sao nghệ thuật không thể vị cả hai mà phải bài trung kiểu nhổ
tận gốc như thế. Biết đâu sau này các cụ thi hào thi bá không phải phản
tỉnh khóc lóc nhận lỗi tư tưởng thì may cho dân tộc biết bao, đỡ phải
thưởng thức những bài thơ vị nhân sinh kiểu "Khoai Lệ Cần" (Không bứ ăn
xong chẳng bị đầy. Sau không chua bụng đức càng hay. Cảm tạ vợ chồng anh
giáo Huế. Đã tôi một bữa Lệ Cần khoai).
Rồi đến cuộc tranh
luận vô nghĩa lý về "văn học phong phú hơn cuộc sống" hay "cuộc sống bao
gồm văn học". Nói là tranh luận cho oai, một bên cầm búa tạ và quyền tổ
chức, một bên rón rén thưa gửi mà vẫn không thoát khỏi ăn đòn. Thực ra
hai mệnh đề trên chẳng mâu thuẩn gì. Nhưng tính dân Việt mình cứ phải
chọn lấy một, không có màn suy nghĩ phân vân kiểu tạch tạch sè. Và còn
vô số ví dụ kiểu chọn vợ hay Đảng, hồng hay chuyên,...
Tìm hiểu
một chút thì mới thấy tại sao không thể chọn cả cá và thép. Thép dĩ
nhiên là muốn, nhưng cá cũng muốn, giàu cũng muốn mà sạch cũng muốn. Cả
dân tộc mắc lỡm một thằng cha Mít Xoài vô danh tiểu tốt. Ai cho mày cái
quyền bắt tao phải chọn. Công nghiệp thép có hai môi trường không? Tôi
hỏi một anh bạn học luyện kim thì nói là không. Google cũng nói là
không. Chỉ khi nào rửa súc (5 năm 1 lần) thì mới có chất độc.
Xem ra các ví dụ tôi đưa ra chỉ giống nhau mỗi phép phủ định bài trung.
Còn chẳng có liên quan gì. Ấy thế nhưng biết đâu cái này là hệ quả của
cái kia. Ừ biết đâu.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Vuong Manh Son: Thời nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, mấy thằng bé con nói vua cởi truồng còn chưa đẻ!
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Em đã viết kế quây Vũng Áng lại thành hồ xả thải rồi đấy anh. Chỉ chưa tính chi phí con đập xem làm đội giá thép bao nhiêu ... :)
ReplyDeleteĐỗ Minh Tuấn: Phát hiện hay và tinh! Thế mà mình cũng lao vào hùng hổ Tao chọn cá!. Tất nhiên là gtrong cuộc chơi này mọi người đoạt kiếm của nó để chém nó, nên thừa nhận mệnh đề phủ định giữa CÁ và THEP. Chấp nhận ván cờ do nó bày ra và thắng nó hay hơn là xóa ván cờ và nói là mày bày cờ thế như vậy thì mày ngu, tao... không thèm giải!? Nói thế chắc ai cũng bảo mình bí nên cứ nói kiểu ấy cho oai!:-))
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Tôi nghĩ tốt nhất là có thể tìm bằng chứng bắt Formosa
Delete1) Đền thiệt hại môi trường
2) Phải đầu tư hệ thống lọc nước súc bể riêng, dù 5 năm mới làm 1 lần. Nhưng không biết bây giờ có thể có bằng chứng hay không. Có khi sa đà rồi mắc mưu câu giờ phi tang.
Ca Vu Thanh: Aiviet Nguyen, Tôi cho rằng hệ thống xử lý nước súc rửa đường ống hiện nay đã là khá tốt anh ạ. Chưa rõ chi tiết nhưng nước thải luyện Coke còn nguy hại hơn nước súc rửa đường ống cơ; mà theo thông tin hiện nay thì hệ thống xử lý này đạt QCMT VN. Về bằng chứng có lẽ rất khó.
DeleteNguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh, Theo tôi nghe thì trên thế giới thải luyện đều phải xử lý thành thể rắn. Có lý gì Formosa lại thải bằng nước. Tại sao ta lại cho phép Formosa làm khác.
DeleteNguyen Ai Viet: Anh Đỗ Minh Tuấn, Tôi không nghĩ rằng chơi ván cờ này thắng được nó mà có lợi cho ta. Phải đòi cả CÁ và THÉP mới có lợi nhất.
DeleteCa Vu Thanh: Aiviet Nguyen, Bác ạ, luyện Coke luôn có rác thải và nước thải. Bác không thể cho bốc hơi toàn bộ nước đi được. Nước luyện Coke cực kỳ độc hại nên phải xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau trước khi có thể thải ra môi trường. Hệ thống xử lý và thoát nước thải của Formosa giá 45 tr. USD. Đấy là nghe nói thế chứ tôi cũng chưa xem chi tiết.
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Sao có chuyên gia nói nếu đúng quy chuẩn thì Formosa phải đầu tư masy tỷ đô cho vấn đề môi trường. Cứ thế mà đòi. Mấy thằng cấp phép sai ăn tiền của nó giờ nghỉ hết rồi, đi mà đòi. Còn người mới nó mua giá mới là chuyện khác, nhưng rất khó.
DeleteNguyen Ai Viet: Nghe nói với quy mô đầu tư như vậy định mức là khoảng 2 tỷ đô (vs 45 triệu).
DeleteCa Vu Thanh: Cái vụ này tôi ko rõ vì ko phải chuyên gì hai bác ạ
DeleteMinh Chiet: Nice stt
ReplyDeleteNguyen Xuan Hoai: Thực ra có bảo chọn cá cũng không hẳn là cực đoan như anh Việt nghĩ; khi người ta nói chọn cá là để đập lại luận điệu ngông ngênh của anh Phàm; ý đúng cần hiểu là "nếu phải chọn cá và thép thì chúng tôi chọn cá" (ở đây có chữ nếu), có nghĩa là chúng ta không chấp nhận hy sinh môi trường vì công nghiệp; hơn thế nữa thế kỷ này rồi chứ có phải thời tư bản hoang dã đâu. Cho nên nói bọn Phàm và đồng bọn bảo kê bố láo khi bắt dân ta chọn là đúng, còn bảo dân ta cực đoan thì không hoàn toàn đúng (không phải tất cả đều không hiểu là không thể chọn cả hai).
ReplyDeleteĐọc mấy cuộc tranh luận anh nói trước đây đúng là hay nhỉ? thời bao cấp đói khổ các nhà KH còn phải đi tranh luận các mệnh đề kiểu "đường đen tốt hơn đường trắng", "ăn ngô khổ hơn ăn gạo", "chế độ tem phiếu là ưu việt của CNXH", etc nữa cơ :)
Nguyen Ai Viet: Theo ngôn ngữ pháp lý và business điều đó có nghĩa là "chúng tôi sẵn sàng bồi thường hợp đồng và hủy nó để chọn cá"
DeleteNguyen Ai Viet: Không có "nếu phải chọn cá và thép". Vấn đề là chúng tôi cần cả cá và thép, các ông đã đầu tư thì phải tuân thủ và có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
DeleteTuan A. Phung: Aiviet Nguyen "great minds think alike".. gửi các bác, quả thực dân ta thích bổ nhào vào các lựa chọn của người khác ... :) http://tuoitre.vn/.../thep-hay-ca-don-gian.../1092640.html
ReplyDeleteBxchung Vuong: Tôi của Tay Phàm là học kinh tế, dám đưa chi phí cơ hội của Thép trong đánh đỏi nguồn lực để phát triển. Nếu Anh ta là người ngaoif cuộc thì bài truyền thông rất đúng, nhưng Anh ta là người liên đới nên sẽ là không đúng vì Các công ty đa Quốc gia coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một chỉ số cạnh tranh. Các công ty đa Quốc gia phải bảo vệ thanh danh của mình, ví dự trong chuyện Quảng cáo của SONY tại Thái Lan đã động chạm đến hình ảnh Phật tổ và bị người Thái Lan tẩy chay và phải rút khói Thái Lan vì một quảng cáo chưa đến mức một phát ngôn của SONY.
ReplyDelete