Sunday, May 22, 2016

Học thuyết tương đối hẹp thế nào?

Thuyết tương đối nói chung dạy trong các trường đại học khá chểnh mảng. Có một số lý do như sau:
1. Do trong một thời gian dài lĩnh vực này phát triển khá chậm, do quan tâm của các nhà vật lý chủ yếu là ứng dụng cơ lượng tử, gần với thực tế và công nghệ hơn. Các thày phụ trách dạy môn này có thểi là chuyên gia chuyên gia trong lĩnh vực khác
2. Thuyết tương đối hẹp có vẻ dễ, do công cụ chỉ là hình học, cùng lắm là ma trận và tensor. Trong khi đó thuyết tương đối rộng quá khó, không phải thầy nào cũng hiểu, do cũng đã từng phải học và bị dạy qua quýt.
3. Các giáo trình thuyết tương đối viết rập khuôn theo phong cách cũ và dừng lại ở mức hiểu biết thời đầu thế kỷ 20. Các thầy không thấy được ảnh hưởng của thuyết tương đối đối với vật lý hiện đại nên không cập nhật các công trình vật lý mới nhất có liên quan tới thuyết tương đối.
Cuốn sách về thuyết tương đối hẹp tôi dự định viết sẽ gồm
1. Chuyển động với tốc độ lớn trong không thời gian
2. Phép biến đổi Lorentz
3. Nhân quả, đồng thời và co dãn thời gian
4. Khối lượng và năng lượng
5. Không gian Minkowski
6. Nhóm Poincaré
7. Các lý thuyết hiệp biến tương đối tính
8. Định luật bảo toàn năng xung lượng và định lý Noether

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

2 comments:

  1. Nguyen Chuong: Van-Hoang Le hình như cũng mới viết một giáo trình về Special Relativity?

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Hay quá! Các nhà xuất bản và quỹ giáo dục có được tiếp cận không ạ?

    ReplyDelete