Tôi đã từng có nhiều đêm thức khuya, thậm chí có lúc ngồi viết ra giấy,
từng bước một, phải làm những việc gì, kiếm kinh phí ở đâu, thuyết phục
ai, chuẩn bị nhân sự ra sao... Nhưng rồi, khi trở về Việt nam, đó là
những suy nghĩ không hợp thời, không giống ai. Những suy nghĩ và việc
làm như vậy thường không nhận được sự ủng hộ.
Bạn muốn cống hiến à? Ở đây không ai muốn thể hiện sự cống hiến cả, hãy đừng làm khác mọi người. Bạn đang gián tiếp bảo chúng tôi là ăn hại đấy. Ngưng ngay các hành động không giống ai lại. À bạn không ngưng hả. Được, rồi bạn sẽ thấy.
Và thế là cả cơ quan chống lại bạn. Sếp thì sợ bạn sẽ lăm le ngồi vào ghế của ông ấy. Người khác lo lắng vì nếu bạn thành công, họ không thể đến cơ quan để chơi, mà phải làm việc. Có những người chẳng bị mất quyền lợi gì, nhưng bạn làm họ ngứa mắt.
Bạn trở thành cái gai trong mắt mọi người. Bạn bị cô lập, không ai ủng hộ bạn. Họ làm mọi cách cho bạn thất bại, cho bạn từ bỏ ý định làm những cái khác người. Sức chịu đựng của con người có hạn. Bạn sẽ chán nản và buông xuôi. Bạn trở thành kẻ thất bại. Họ không bao giờ là kẻ thất bại cả, bởi vì họ có làm gì đâu mà thất bại. Nghiễm nhiên bạn trở thành kẻ tồi tệ hơn những người đó.
Từ một người có nhiệt huyết, bạn trở thành kẻ thất bại. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống của nơi bạn làm việc, cũng như ngoài lề của xã hội này. Chính những kẻ tìm mọi cách làm bạn thất bại lại là những kẻ lớn tiếng chỉ trích bạn vì sự thất bại. Không ai mong muốn bạn thành công, và họ sẽ không thương tiếc khi bạn thất bại.
Đó chính là thực tế phản ánh bản chất của xã hội Việt nam ngày nay, sau 41 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Điều này lí giải vì sao mà những thùng nước đá cho người nghèo phải bị dẹp bỏ, tại sao ông chủ tịch phường Yên Hòa (Cầu giấy, Hà nội) bảo những người dọn rác là không xin phép, tại sao lãnh đạo phường An Phú (quận 2, Sài gòn) yêu cầu dẹp tiệm quần áo từ thiện.
Còn nhiều ví dụ lắm. Tất cả đều chung một nguyên nhân: Không giống ai. Sự giáo dục theo khuôn mẫu đã dẫn chúng ta đến ngày hôm nay, các bài diễn văn đều na ná như nhau, đầy ngôn từ sáo rỗng và không có thông tin. Cách trang phục na ná nhau, hết đại cán đến sơ mi ngắn tay, hết đầu trần đến nón cối… Không ai dám làm điều gì khác với thông lệ cả.
Cứ có gì khác với bình thường là phải chờ ý kiến của trên, trên lại phải chờ trên nữa. Và tất cả đều phản ứng với cái mới, với sự khác biệt, theo lệnh của một cái đầu nào đó. Và thật bất hạnh khi đó là cái đầu với não trạng xơ cứng. Cái não trạng xơ cứng đó sẵn sàng qui kết mọi sự khác biệt vào chung một nhóm: Phản động.
Không phải tất cả những người nhiệt huyết sau khi bị cô lập đều chịu buông xuôi. Nhiều người không chấp nhận làm kẻ thất bại. Họ có thể dao động trong một thời khắc nhất định, nhưng họ đứng dậy và bước tiếp. Số đông trong xã hội chúng ta không chấp nhận điều này. Và như vậy, những người đó lại càng trở nên khác biệt.
Những cái đầu với não trạng xơ cứng cho họ là phản động. Những kẻ lo sợ cho cái ghế của mình cũng hùa theo: Phản động. Những kẻ khác chẳng liên quan gì, nhưng cũng lớn tiếng hô theo: Phản động, chỉ để cho người khác biết rằng, họ vẫn còn đang hiện diện.
Đó cũng là lí do, tại sao những người hay có sáng kiến trong công việc làm ăn, năng động trong giao tiếp với nước ngoài, luôn tìm tòi, đào bới những nguyên nhân làm cho nước nhà lạc hậu, ủng hộ việc đề cao các giá trị nhân bản, hay làm từ thiện… lại thường bị qui kết là phản động.
Đến bao giờ xã hội Việt nam mới chấp nhận sự đa dạng?
Võ Xuân Sơn
Bạn muốn cống hiến à? Ở đây không ai muốn thể hiện sự cống hiến cả, hãy đừng làm khác mọi người. Bạn đang gián tiếp bảo chúng tôi là ăn hại đấy. Ngưng ngay các hành động không giống ai lại. À bạn không ngưng hả. Được, rồi bạn sẽ thấy.
Và thế là cả cơ quan chống lại bạn. Sếp thì sợ bạn sẽ lăm le ngồi vào ghế của ông ấy. Người khác lo lắng vì nếu bạn thành công, họ không thể đến cơ quan để chơi, mà phải làm việc. Có những người chẳng bị mất quyền lợi gì, nhưng bạn làm họ ngứa mắt.
Bạn trở thành cái gai trong mắt mọi người. Bạn bị cô lập, không ai ủng hộ bạn. Họ làm mọi cách cho bạn thất bại, cho bạn từ bỏ ý định làm những cái khác người. Sức chịu đựng của con người có hạn. Bạn sẽ chán nản và buông xuôi. Bạn trở thành kẻ thất bại. Họ không bao giờ là kẻ thất bại cả, bởi vì họ có làm gì đâu mà thất bại. Nghiễm nhiên bạn trở thành kẻ tồi tệ hơn những người đó.
Từ một người có nhiệt huyết, bạn trở thành kẻ thất bại. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống của nơi bạn làm việc, cũng như ngoài lề của xã hội này. Chính những kẻ tìm mọi cách làm bạn thất bại lại là những kẻ lớn tiếng chỉ trích bạn vì sự thất bại. Không ai mong muốn bạn thành công, và họ sẽ không thương tiếc khi bạn thất bại.
Đó chính là thực tế phản ánh bản chất của xã hội Việt nam ngày nay, sau 41 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Điều này lí giải vì sao mà những thùng nước đá cho người nghèo phải bị dẹp bỏ, tại sao ông chủ tịch phường Yên Hòa (Cầu giấy, Hà nội) bảo những người dọn rác là không xin phép, tại sao lãnh đạo phường An Phú (quận 2, Sài gòn) yêu cầu dẹp tiệm quần áo từ thiện.
Còn nhiều ví dụ lắm. Tất cả đều chung một nguyên nhân: Không giống ai. Sự giáo dục theo khuôn mẫu đã dẫn chúng ta đến ngày hôm nay, các bài diễn văn đều na ná như nhau, đầy ngôn từ sáo rỗng và không có thông tin. Cách trang phục na ná nhau, hết đại cán đến sơ mi ngắn tay, hết đầu trần đến nón cối… Không ai dám làm điều gì khác với thông lệ cả.
Cứ có gì khác với bình thường là phải chờ ý kiến của trên, trên lại phải chờ trên nữa. Và tất cả đều phản ứng với cái mới, với sự khác biệt, theo lệnh của một cái đầu nào đó. Và thật bất hạnh khi đó là cái đầu với não trạng xơ cứng. Cái não trạng xơ cứng đó sẵn sàng qui kết mọi sự khác biệt vào chung một nhóm: Phản động.
Không phải tất cả những người nhiệt huyết sau khi bị cô lập đều chịu buông xuôi. Nhiều người không chấp nhận làm kẻ thất bại. Họ có thể dao động trong một thời khắc nhất định, nhưng họ đứng dậy và bước tiếp. Số đông trong xã hội chúng ta không chấp nhận điều này. Và như vậy, những người đó lại càng trở nên khác biệt.
Những cái đầu với não trạng xơ cứng cho họ là phản động. Những kẻ lo sợ cho cái ghế của mình cũng hùa theo: Phản động. Những kẻ khác chẳng liên quan gì, nhưng cũng lớn tiếng hô theo: Phản động, chỉ để cho người khác biết rằng, họ vẫn còn đang hiện diện.
Đó cũng là lí do, tại sao những người hay có sáng kiến trong công việc làm ăn, năng động trong giao tiếp với nước ngoài, luôn tìm tòi, đào bới những nguyên nhân làm cho nước nhà lạc hậu, ủng hộ việc đề cao các giá trị nhân bản, hay làm từ thiện… lại thường bị qui kết là phản động.
Đến bao giờ xã hội Việt nam mới chấp nhận sự đa dạng?
Võ Xuân Sơn
Điều vẫn lặp đi lặp lại cho đến nay, VN vẫn không giống ai và không thể phát triển.
ReplyDeleteVới riêng tôi: Chuyện này đã xảy ra trong công ty nơi tôi làm, sau khi êkip/staff đầu tiên cùng thời với tôi từ 1994 đều đã nghỉ hết. Tôi quay lại công ty (lần 2) vì từng hứa với sếp rằng, sau này nếu ông ấy cần thì tôi sẽ trở lại (và cũng vì nghe nói sếp đang vất vả với staff mới), sau đó tôi lại nghỉ vì thấy cũng không thể làm gì hơn để thay đổi. Đến năm 2011, tôi quay lại lần thứ 3 với ý định sẽ giúp sếp trong công việc (lâu dài) mà tôi thấy ông ta cần mình nhất, nhưng tất cả xảy ra y hệt như câu chuyện trên đây khi tôi không thể làm được điều mình muốn là làm với sếp cho đến khi ông ta vẫn duy trì công việc và trụ lại được ở VN. Trước khi quit lần cuối, tôi đã phải noi với GM rằng, đây là lần cuối cùng (quá tam 3 bận), sếp có trả cho tôi lương gấp 10 tôi cũng không bao giờ trở lại!
ReplyDelete