Saturday, May 21, 2016

TU TỪ HỌC

Có một anh bạn vong niên đã từng dấn thân vào chính trường nói với tôi "Bản chất của chính trị Việt Nam là tu từ học".
Đó có lẽ là tổng kết mấy chục năm tham gia chính trường của anh. Hiểu câu này thế nào?
Chính trị là việc bọc đường ý tưởng xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục quân sự bằng ngôn từ để đạt được tác động tâm lý đám đông lớn nhất. Cùng một ý tưởng hoặc không có ý tưởng nào có thể bọc đường theo các cách thức khác nhau để nói với các đối tượng, giai tầng xã hội khác nhau sao cho phù hợp. Đó là hoạt động chính trị.
Một khẩu hiệu về công bằng xã hội có thể sử dụng để chống lại công bằng xã hội hoặc bênh vực cho nó, tùy hoàn cảnh.
Bóp méo ý nghĩa của ngôn từ cũng là một thủ đoạn chính trị. Một sự việc xấu xa có thể biến thành không có gì thậm chí thành tốt đẹp. Một điều tốt đẹp có thể gán tội xấu xa. Đó cũng là các mẹo mực chính trị để các đối thủ chính trị triệt hạ nhau và bênh che cho đồng đảng.
"Chuyện to thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có" đó là yếu quyết chính trị của Tàu ngày xưa.
Làm được điều đó là phải nắm vững Rhetorics.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

12 comments:

  1. Chính trị (nhất là môi trường cách mạng VN) là trò đầy thủ đoạn mà 1 người tử tế khó dấn thân nếu muốn sự minh bạch (kết luận từ gương người thật việc thật đang xảy ra với TS. Nguyễn Quang A).

    ReplyDelete
  2. Ca Vu Thanh: Cho nên là trí thức, mình lúc nào cũng phải tỉnh táo, đừng để chúng nó mị, lừa anh ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đúng, bao giờ mình cũng phải hiểu bản chất

      Delete
    2. Quang Harmony Nguyen Nhat: Hoặc cố gắng hiểu bản chất

      Delete
  3. Do Xuan Phuong: Khôn ngoan không lại được với Giời. Xã hội cũng là hệ thống tự cân bằng nên hành vi chính trị theo một hướng nào đó đều tiềm ẩn sự đảo cực! :)

    ReplyDelete
  4. Van Pham: Nói chung Đời là thế. Tốt nhất cho đó là rác rưởi và đừng để nó vướng bận vào mình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: VK thì dễ :) Ở Việt Nam muốn làm được việc phải nhận thức đước. THực ra chính trị của Tây cũng là tu từ học. Obama, Clinton cũng là các nhà hùng biện và kịch sĩ đại tài.

      Delete
    2. Van Pham: À anh ơi, em nói đời là thế tức là bao gồm tất cả chính trị gia toàn thế giới ạ. Chỉ có loại rác bẩn và rác như rơm, rạ...sạch hơn tí chút. Nhưng thực ra con người thường cần rhetorics để được inspired. Kiểu như Obama said: Yes we can change!

      Delete
  5. Nguyen Chuong: Phụ thuộc vào trình độ dân chúng thì cấp bậc tu từ học cũng thay đổi
    Các nước càng kém phát triển thì chính trị dùng tu từ học càng thô thiển

    ReplyDelete
  6. Bxchung Vuong: Các Bác nặng nề quá không. Ở mọi Quốc gia cân bằng giữa chính trị và xảo trị và cân bằng giữa chính quyền "đen" và "Đỏ" là phổ biến. Có điều mưv độ Đen hay xảo trị khác nhau thôi. Trở lại với cụm từ "Tu từ học" em thấy chưa đủ, để Bạn Đại ca đến nơi được nói "Tư từ" chắc cũng phải dắc thóc hoặc phụ thuộc vào chính quyền "đen". Trường hợp của CHAMP khi ông ta muốn xây bức tường giữa Mehico và Hoa Kỳ và tiền do mê hico chi trả. Hanh vi đó em nghĩ còn cao thủ hơn ta nhiều. Em xin dùng câu của Lão tử báo cáo các Đại Ca: Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “Thiên hạ đều biết là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi;Bởi vậy, có với không cùng sanh, khó và dễ cùngthành, dài và ngắn cùng hình cao và thấp cùng chiều”
    Chúc các Đại ca mạnh khỏe và làm một điều nhỏ cúng cúng được miễn là tốt cho Quốc gia và dân tộc.

    ReplyDelete
  7. Đinh Hùng: Đó là chính trị ở Việt Nam hiện nay thôi. Một nền chính trị ổn định và phát triển không thể dựa trên trò " chơi chữ " được. Đó là phong cách chính trị Á Đông + CNCS ! 😯 Kiểu chính trị đấy bên Trung Quốc từ xưa đến nay có biết bao ví dụ.

    ReplyDelete