Obama là tổng thống đương nhiệm thứ ba của nước Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Cũng giống như ông Bill Clinton, Obama chỉ ghé Việt Nam khi nhiệm kỳ của mình đã trong những ngày cuối cùng. Ông Bush đã ghé Việt Nam trong một chuyến thăm khi ở giữa nhiệm kỳ vào năm 2006, tuy nhiên, thực ra ông đã đến Việt Nam vì đằng nào ông cũng phải tham gia hội nghị APEC, thời điểm đó do Việt Nam tổ chức.
Nếu nhìn lại lịch sử đầy bão táp trong quan hệ hai nước, có thể nói những chuyến thăm của ba đời tổng thống Mỹ trong thời bình đến Việt Nam (Có hai tổng thống khác đã đến miền nam Việt Nam trước năm 1975), đều là những dấu ấn quan trọng trong sự hàn gắn quan hệ song phương. Tuy nhiên, việc các tổng thống Mỹ chỉ dành những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình (Clinton 2000, Obama 2016) hoặc tranh thủ dự một hội nghị (Bush 2006) cho thấy trong mối quan tâm của nước Mỹ, Việt Nam xếp ở hàng thứ yếu. Thậm chí ông Obama còn ghé thăm Campuchia vào năm 2015, thời điểm ông vẫn còn đang có khả năng định hướng các chiến lược ngoại giao của nước Mỹ.
Thống kê kim ngạch thương mại Việt Mỹ giai đoạn 1994 – 2015
Dù vậy thì quan hệ Việt Mỹ vẫn có những bước tiến rất dài. Kể từ
thời điểm bình thường hoá quan hệ đến nay, kim ngạch thương mại song
phương đã đạt tới con số 41,43 tỷ USD năm 2015, trong đó Việt Nam xuất
siêu tới 26,03 tỷ USD, biến Mỹ thành đối tác sinh lợi hàng đầu và quan
trọng nhất của Việt Nam. Có thể nói, thị trường Mỹ hiện tại đóng vai trò
quan trọng số 1 trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Quan hệ song phương sẽ vẫn còn tiến rất nhanh. Sau triển vọng TPP, hiệp
hội doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam (AmCham) đưa ra dự báo kim ngạch thương
mại song phương sẽ lên đến 80 tỷ USD vào năm 2020, trong đó, phần thặng
dư vẫn nghiêng gần như tuyệt đối về phía Việt Nam.
Biểu đồ kim ngạch thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính.
Không thể nghi ngờ gì, mối quan hệ với Mỹ sẽ tiếp tục là một
cầu nối quan trọng kết nối Việt Nam với thế giới và với cả sự thịnh
vượng.
Tháng 9/2015, khi thỏa ước TPP vẫn còn đang trong quá trình
đàm phán với nhiều khó khăn, tôi có viết một phân tích về quan hệ song
phương Việt Mỹ và đánh giá các vấn đề về chiến lược của mỗi nước. Tiêu
đề của nó là “Việt Nam – Hoa Kỳ và sự dịch chuyển của dòng quyền lực Á
Châu” https://www.facebook.com/notes/lang-anh/việt-nam-hoa-kỳ-và-sự-dịch-chuyển-quyền-lực-á-châu/10203321422676370 . Ở thời điểm này nhìn lại, nhiều nhận định trong bài viết ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2015
Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ năm 2015
Tôi muốn nhấn mạnh rằng những cơ hội nước Mỹ giành cho Việt
Nam là cực kỳ quan trọng để xây dựng một đất nước cường thịnh và giữ
được chủ quyền. Nước Mỹ không tặng không ai cái gì. Họ cho cơ hội, nhưng
có nắm được cơ hội đó hay không thì phụ thuộc vào những nỗ lực của
chính quyền và các doanh nghiệp Việt Nam. Có thoát được sự lệ thuộc kinh
tế với người Tàu hay không, mấu chốt nằm ở chuyến tàu TPP mà Việt Nam
được ưu ái tham gia dù là quốc gia lạc hậu nhất về mọi mặt, gồm cả kinh
tế lẫn thể chế chính trị độc tài.
Tôi tin rằng chuyến thăm của tổng thống Obama là một cú hích quan trọng với Việt Nam. Đây là chuyến tàu hướng tới sự thịnh vượng và độc lập cuối cùng của Việt Nam. Nếu đất nước này bỏ lỡ, lịch sử sẽ chất vấn những người đang nắm quyền. Ngay lúc này, thế hệ lãnh đạo tại nhiệm của Việt Nam cần ý thức trách nhiệm của họ trước đất nước và dân tộc. Cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính trị, để tạo cú hích cho nền kinh tế. Nếu làm được, họ sẽ là anh hùng, nếu tiếp tục đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia, thì rồi họ và con cháu họ sẽ phải trả lời với lịch sử.
Ở một phương diện khác, những chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều gợi lên một niềm hân hoan mạnh mẽ trong dân chúng. Những gương mặt đón Clinton, Bush, Obama đều mang niềm hồ bởi và mến khách, thật trái ngược với những cuộc biểu tình phản đối dữ dội trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình. Sự hiện diện của nguyên thủ một quốc gia mạnh nhất hành tinh, với các giá trị văn minh và tự do, luôn tạo ra sự khao khát và hy vọng đối với người dân Việt Nam, dù nhiều người trong số họ đã từng cầm vũ khí trước năm 1975 và những vết thương chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn lành vết.
Có một điều các lãnh đạo Việt Nam sẽ phải học hỏi nhiều về phong cách của tổng thống Obama. Đứng đầu một cường quốc với GDP tới 17000 tỷ USD, ông ấy bước vào một quán bún chả bình dân trên phố Lê Văn Hưu, ngồi trên một chiếc ghế nhựa không tựa lưng giá dưới 5 USD, trước mặt là một chiếc bàn inox rẻ tiền, và ăn một xuất bún chả có giá 2 USD. Dù là hành động mang tính ngoại giao hay là một phong cách gắn liền với một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới, Obama đang chứng minh vì sao ông ấy xứng đáng là lãnh đạo của nước Mỹ. Chưa bao giờ có ai trong các tứ trụ ở Việt Nam có một bữa ăn bình dân tương tự, dù họ đang lãnh đạo đất nước này. Khi sống quá xa dân, chưa bao giờ ăn những thứ người dân đang ăn hàng ngày, thì làm sao có thể hiểu và chia sẻ được những điều người dân vẫn nghĩ??? Các lãnh đạo Việt Nam nên học tập điều này, dù vì thật lòng hay vì ngoại giao. Sau những hành động tương tự, tôi tin rằng các vị sẽ biết thực tế ở đất nước này ra sao, từ đó có thể có những thay đổi trong tư duy của các vị.
Nước Mỹ mang đến cơ hội cho Việt Nam. Nhưng đó không phải món quà miễn phí. Có lên được chuyến tàu hướng tới thịnh vượng hay không, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam. Cơ hội lịch sử này sẽ không lặp lại.
Lãng Anh
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2015
Ông Obama đến Việt Nam trong những ngày nắm quyền cuối cùng
không phải để khởi đầu cho những chính sách ngoại giao mới giữa hai
nước. Mà ông đến để củng cố những gì ông đã định hình trong suốt hai
nhiệm kỳ tổng thống của mình. Hiệp định khung TPP là một di sản quan
trọng của Obama đối với Việt Nam và thế giới. Tất nhiên nó sẽ còn phải
chờ được phê duyệt tại quốc hội mỗi nước, sẽ có nhiều khó khăn, nhưng đó
là tiến trình không đảo ngược. Mặt khác, ông đến để tuyên bố món quà mà
người Việt Nam chờ đợi từ lâu: “Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương” –
rào chắn cuối cùng của lịch sử đối với quan hệ hai nước. Trong những
ngày nắm quyền cuối cùng, Obama đến Việt Nam để mở nốt những ô cửa cuối
cùng còn khép giữa hai bên. Dù rằng câu nói “Save the best for last” (Để
điều tốt nhất cho cuối cùng) là một câu nói đầy tính ngoại giao, nhưng
thiện chí của Obama và nước Mỹ đối với Việt Nam là không thể phủ nhận.
Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ năm 2015
Tôi tin rằng chuyến thăm của tổng thống Obama là một cú hích quan trọng với Việt Nam. Đây là chuyến tàu hướng tới sự thịnh vượng và độc lập cuối cùng của Việt Nam. Nếu đất nước này bỏ lỡ, lịch sử sẽ chất vấn những người đang nắm quyền. Ngay lúc này, thế hệ lãnh đạo tại nhiệm của Việt Nam cần ý thức trách nhiệm của họ trước đất nước và dân tộc. Cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính trị, để tạo cú hích cho nền kinh tế. Nếu làm được, họ sẽ là anh hùng, nếu tiếp tục đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia, thì rồi họ và con cháu họ sẽ phải trả lời với lịch sử.
Ở một phương diện khác, những chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều gợi lên một niềm hân hoan mạnh mẽ trong dân chúng. Những gương mặt đón Clinton, Bush, Obama đều mang niềm hồ bởi và mến khách, thật trái ngược với những cuộc biểu tình phản đối dữ dội trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình. Sự hiện diện của nguyên thủ một quốc gia mạnh nhất hành tinh, với các giá trị văn minh và tự do, luôn tạo ra sự khao khát và hy vọng đối với người dân Việt Nam, dù nhiều người trong số họ đã từng cầm vũ khí trước năm 1975 và những vết thương chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn lành vết.
Có một điều các lãnh đạo Việt Nam sẽ phải học hỏi nhiều về phong cách của tổng thống Obama. Đứng đầu một cường quốc với GDP tới 17000 tỷ USD, ông ấy bước vào một quán bún chả bình dân trên phố Lê Văn Hưu, ngồi trên một chiếc ghế nhựa không tựa lưng giá dưới 5 USD, trước mặt là một chiếc bàn inox rẻ tiền, và ăn một xuất bún chả có giá 2 USD. Dù là hành động mang tính ngoại giao hay là một phong cách gắn liền với một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới, Obama đang chứng minh vì sao ông ấy xứng đáng là lãnh đạo của nước Mỹ. Chưa bao giờ có ai trong các tứ trụ ở Việt Nam có một bữa ăn bình dân tương tự, dù họ đang lãnh đạo đất nước này. Khi sống quá xa dân, chưa bao giờ ăn những thứ người dân đang ăn hàng ngày, thì làm sao có thể hiểu và chia sẻ được những điều người dân vẫn nghĩ??? Các lãnh đạo Việt Nam nên học tập điều này, dù vì thật lòng hay vì ngoại giao. Sau những hành động tương tự, tôi tin rằng các vị sẽ biết thực tế ở đất nước này ra sao, từ đó có thể có những thay đổi trong tư duy của các vị.
Nước Mỹ mang đến cơ hội cho Việt Nam. Nhưng đó không phải món quà miễn phí. Có lên được chuyến tàu hướng tới thịnh vượng hay không, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam. Cơ hội lịch sử này sẽ không lặp lại.
Lãng Anh
Tuan A. Phung (VNSA): Nói "tấm vé cuối cùng của còn tàu đi về ga thịnh vượng" thì cũng là một dạng thậm xưng, nhưng còn chấp nhận được. Tuy vậy từ quan điểm kinh tế chính trị mà nói, đặc biệt là khi bác đã "dự đoán trước", thì việc coi bỏ cấm vận & mời Vietnam vào TPP là "quà" thì tôi cho lại là hơi ngây thơ... Về chuyện này, lý giải của PCD tôi thấy hợp lý hơn: một thỏa thuận đã đạt được vì nhu cầu và quyền lợi của cả hai bên ... Ở cả 2 việc Mỹ chủ động mời Vietnam tham gia TPP và release embargo, cái họ được - hay thậm chí có thể nói là cái họ bỏ tiền ra mua - là thế đứng và một đối tác chiến lược ở Biển Đông Nam Á. Rõ ràng đây mới xứng đáng là toan tính và nước đi của đại gia ... Trên thực tế, với khuynh hướng thiên hữu & dân túy của mình, Obama đã trì hoãn và thiếu kiên quyết trong quan hện với TQ quá lâu chứ không phải là ngược lại. Chỉ đến gần đây, TQ lộ rõ thái độ khinh thường con cọp giấy Hoa Kỳ trong các chuyển động quân sự lấn chiếm và trò lip services - pivot to Asia - của Obama, anh ta mới dám hành động bạo dạn hơn ...
ReplyDeleteLang Anh: bác Tuấn A Phùng không hiểu nội dung bài viết của tôi nhỉ. Đó là một bài viết có định hướng để tạo tâm lý thúc đẩy thay đổi ở Việt Nam, chứ không phải là bài phân tích sự kiện và dự báo xu thế trong quan hệ song phương như một người chứng kiến bên ngoài. Viết làm gì về một xu thế đã nhìn thấy trước diễn biến. Tôi viết cái đó là để các quan chức chính quyền đọc. Còn xu hướng hợp tác Việt Mỹ là đương nhiên do các biến chuyển thời cuộc và đòi hỏi lợi ích của mỗi bên. Vấn đề là Việt Nam có rất ít hoặc thậm chí không có chuẩn bị gì cho những cơ hội do các xu thế trên mang lại. Cần có cảnh báo, cần có thúc đẩy.
ReplyDeleteLong Ba Dam (VNSA): Bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn chẳng có gì là ngạc nhiên. Không bỏ thì không phải là US, khi mà những Boing, Lockheed Martin, Cantor Fitzgerald, các nhà đầu tư bất động sản... đang gây sức ép và thúc sau lưng Obama. Nghị sĩ muốn có phiếu cũng phải nhờ vào tài chính và ảnh hưởng của tài phiệt. Chỉ cần suất bún chả 6$ với chai beer Trúc Bạch rồi lên CNN trong 3 phút khiến dân VN từ già tới trẻ nức lòng. Vẫn là cái đầu.
ReplyDeleteTuan A. Phung (VNSA): Có tay chửi, tiên sư anh Ô con bà Mã, anh sang chơi, xơi có 6 đồng bún chả mà bán cả 14-15 tỉ tiền hàng lại còn được tiếng cho "quà" to. Mất tiền mà cả nhà ông Cả Ngẫn cứ hớn ha hớn hở, di ra đi vào ...
DeleteLang Anh: gần đây tôi có một thí nghiệm xã hội khá thú vị. Tôi đã phát động phong trào bỏ phiếu "Một lá phiếu, một cái tên" theo đó khuyến nghị cử tri chỉ để lại cái tên một ứng viên và gạch hết số còn lại. Kết quả nằm ngoài dự kiến của tôi. Đã có nhiều cử tri làm theo đến mức khiến một số địa phương không bầu đủ số Đại biểu quốc hội như dự kiến ban đầu của Đcs. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt lịch sử 41 năm tính từ năm 1975. Mạng xã hội và khả năng tác động của nó mạnh hơn mọi ước đoán từ trước đến nay. Xu thế này sẽ ngày càng rõ nét.
ReplyDeleteToan Dam (VNSA): Với kịch bản 'có biến', khả năng TQ sẽ tấn công vào miền Trung để chia đôi VN. Sau đó đưa quân 'chí nguyện' vào miền Bắc. Để chơi tiếp món Bắc Hàn Bắc Việt rất hiệu quả. Có thể vì vậy, mà Mỹ bỏ lệnh cấm VK. Mặc cho chuyện nhân quyền này khác còn nhiều vấn đề.
ReplyDeleteLưu ý, là dù VN không có tiền, nhưng Mỹ và đồng minh có thể cho vay. Như hồi chiến tranh, từ máy bay xe tăng đến mũ cối dép lốp lương khô đều ùn ùn kéo tới từ Mỹ, Nga, TQ. Chưa kể, lệnh này sẽ cho phép VN tiếp cận các vũ khí khí tài từ nước đồng minh của Mỹ như Nhật, Úc, Hàn, EU. Tỷ như Úc đang thay 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins bằng 12 chiếc mới. VN có thể tiếp cận đàm phán để có các tàu này, vốn vẫn còn rất tốt, với giá rẻ, hoặc không mất tiền.
Cái chính, là không để mình thành quân bài trong nước cờ của người khác. Tránh mọi xung đột nếu có thể. TQ sẽ kẹt và không thể vọng động ở Biển Đông, nếu cả VN và Phi, cùng Nhật, Úc, Hàn, Đài đều là đồng minh cứng của Mỹ, và có cùng hệ thống vũ khí.
Tôi tin là VN đã tích cực vận động, và có những động thái đáng kể nào đó vào phút cuối để lệnh cấm được dỡ bỏ. Và điều đó là đáng hoan nghênh, đáng ghi nhận, và cũng đáng mừng.
Lê Trung Lân: Có cảm giác VN đã là quân cờ và VN đang tận dụng tối đa để ko phải làm con tốt thí mà phải là xe, pháo chẳng hạn.
ReplyDelete