Friday, May 27, 2016

Debrecen trở thành tâm điểm quan tâm của thế giới

Ánh sáng "tối" hay lực thứ 5

Truyền thông thế giới đang xôn xao về công trình của Atilla Krasznahorkay, trưởng phòng vật lý hạt nhân thực nghiệm tại Viện ATOMKI, thuộc Viện Hàn Lâm KH Hungary.
Điểm đặc biệt là công trình này dùng máy gia tốc có năng lượng tối đa 5MeV nghĩa là khoảng 1/200 nghìn các năng lượng ở các phòng thí nghiệm trên thế giới. Máy gia tốc này là Van der Graft loại cổ lỗ sĩ có từ trước thời tôi học đại học, và tôi đã có vinh dự được luẩn quẩn bên cạnh nó (nói là làm việc thì quá là phét lác).
Atilla sử dụng các proton sinh ra từ máy gia tốc này bắn phá Lithium tạo ra hạt nhân Berium ở một số trạng thái kích thích. Theo lý thuyết hiện tại thì các trạng thái kích thích sẽ bức xạ photon ở mức năng lượng đủ sinh ra cặp e- e+ trong đó e- là electron truyền điện trong đời sống hàng ngày, e+ là phản hạt của nó gọi là positron. Đo phân bố của các hạt e- e+ bắn ra, theo lý thuyết sẽ có xác suất lớn nhất khi góc giữa đường bắn ra bằng pi do công thức là cos^2(t), t là góc giữa hai tia e+, e-.
Tuy nhiên Atilla lại quan sát được điều kỳ dị là xác suất đạt cực đại ở góc 140 độ. Sau khi đo đi đo lại nhiều lần và khử hết nhiễu và sai số, Atilla vẫn nhận được giá trị lớn gấp 6.8 lần so với giá trị lý thuyết và lớn hơn nhiều lần so với nhiễu. Đánh giá xác suất sai sót là 1 trên 200 tỷ.
Atilla và cộng sự đã giải thích thay vì hạt photon phải có một hạt photon tối có khối lượng bằng 34 lần khối lượng electron, chưa hề có trong các mô hình chuẩn được các nhà vật lý chấp nhận.
Công trình được công bố trên arXiv năm 2015 và bị quên lãng, tuy vừa mới đăng trên Phys.Rev.Letters. Gần đây một số nhà lý thuyết tại đại học Irvin đưa ra cách lý giải khác, không phải là photon tối mà là một hạt truyền lực thứ năm của tự nhiên có khối lượng nhỏ và ở khoảng cách nhỏ xấp xỉ như quy mô của hạt nhân nguyên từ.
Kết quả này nếu được khẳng định thì dù là photon tối hay lực thứ năm cũng sẽ là một cuộc cách mạng vật lý. Khả năng được giải Nobel năm nay khó vì LIGO tiêu rất nhiều tiền, không được Nobel thì rất khó coi. Nhưng giải Nobel 2017 khá dễ dàng. Về mặt ứng dụng thì lực thứ 5 hay photon tối sẽ có ảnh hưởng tới công nghệ và đời sống hơn là sóng hấp dẫn của LIGO.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Các bạn tham khảo thêm ở đây 

12 comments:

  1. Van-Hoang Le: Lạ là ở mức năng lượng chưa đến 20 MeV mà đến 2015 mới phát hiện ra! Nếu là lực thứ 5 thì do hạt mang tương tác nhẹ hơn pion mười lần nên bán kính tương tác khoản 10^14m nó lỡ cở thế nào ấy, chỉ hơn bán kính hạt nhân 10 lần. Chẳng hiểu thượng đế nghĩ ra để làm gì! Nếu được vài trăm mét hay vài km thì còn có thể nghĩ là để phục vụ sinh học, truyền thông tin sinh học như kiểu thần giao cách cảm ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Có thể để khử phân kỳ hay diệt lỗ đen :)

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Anh cũng chưa thấy giải thích của Feng về lực thứ năm thuyết phục hơn photon tối của Attila

      Delete
  2. Nguyen Ai Viet: Thành công vang dội của anh bạn Atilla Krasznahorkay cùng lớp và cùng phòng ở đại học. Dù là photon tối hay lực thứ năm, nếu được khẳng định thì giải thưởng Nobel 2017 nằm trong tầm tay.
    Đáng nể là sử dụng các thiết bị rất xoàng xĩnh. Chỉ bằng 1/200 nghìn lần năng lượng của các máy gia tốc lớn hiện nay.
    So với LIGO thì phát kiến này chỉ tiêu quá ít tiền và chắc chắn có tiềm năng ứng dụng lớn hơn. Ảnh hưởng lên phát triển của vật lý không thua kém, mà còn có thể hơn sóng hấp dẫn.
    Sẽ viết bài lược thuật sau. Chúc mừng Atilla và con trai.

    ReplyDelete
  3. Nguyen Ai Viet: Viet Nguyen Ngo, Lược Tô có thể nhớ được anh này. Hiện đang làm ở ATOMKI

    ReplyDelete
  4. Nguyễn Thành Nam: A Viet o lai Hung thi đồng tác giả rồi :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Anh là dân lý thuyết sao dồng tác giả được.

      Delete
    2. Nguyễn Thành Nam: Vẫn cần lý thuyết để giải thích mà anh

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Đang chuẩn bị đưa ra mô hình giải thích khác đây, cần gì đồng tác giả. Lớp anh có một cậu làm lý thuyết cũng làm cùng Viện ATOMKI với Atilla. Hồi mình dạy ở trường trước khi đi Mỹ có ghé chơi với cả hai cậu. Cậu lý thuyết đưa mình về nhà chơi, kể là hơn 10 năm tốt nghiệp, làm cùng Viện tao nói chuyện với Atilla không bằng số từ vừa nói với máy. Atilla đầu óc tốt và cực kỳ chăm chỉ, trong lớp chỉ hay nói chuyện với anh, mặc dù anh không hiểu thực nghiệm lắm. Có lần mình nói với cậu ta, mày giỏi thế làm thực nghiệm làm gì cho phí, nếu mày thích thực nghiệm thế ngồi tính các công thức lý thuyết làm gì. Sau hai cậu này làm năng lượng thấp mình nghĩ phí đời rồi :)

      Delete
  5. Dat Duy Nguyen: Thầy Aiviet Nguyen ơi, em biết gọi lực thứ 5 này với tên gì trong tiếng Việt ạ ?

    ReplyDelete
  6. Nguyen Vinh: Có phải cậu Atilla đẹp trai thư sinh cùng phòng với mình ko Ái Việt?

    ReplyDelete
  7. Do Xuan Phuong: Mô hình lý thuyết của anh Aiviet Nguyen giải thích thí nghiệm ở ATOMKI theo hướng nào ạ? Một hạt mới tổ hợp từ các hạt đã biết của SM hay lực thứ năm thật sự?

    ReplyDelete