Thursday, June 9, 2016

Châu Âu nhập cuộc kìm hãm Bắc Kinh trên Biển Đông

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73): "Nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác" (trích)

Việc Pháp kêu gọi châu Âu tuần tra ở Biển Đông đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất để kìm hãm Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore. Ảnh: Reuters 

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cuối tuần trước phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore, kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện "thường xuyên và rõ ràng" tại khu vực, để duy trì luật biển và tự do hàng hải.
"Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ các nguyên tắc và tự mình làm việc đó", ông nói.
Theo Foreign Policy, mặc dù bộ trưởng quốc phòng Pháp không nhắc rõ ràng tới Trung Quốc, bình luận của ông dễ được hiểu là lời chỉ trích Bắc Kinh, nước đang quyết liệt theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông với việc nạo vét ồ ạt và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo.
"Nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác", ông Le Drian nói tại Đối thoại Shangri-La.
Lập trường của Pháp đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất nhằm kìm hãm chiến thuật cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông. Bình luận của Pháp cho thấy các quốc gia Âu đang vận động một phản ứng cứng rắn hơn trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc. Ông Le Drian nói rằng đối với Pháp và châu Âu, việc này không chỉ là để bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại trong khu vực, mà còn để giữ gìn trật tự quốc tế và pháp trị.
Ông Le Drian cho biết ông sẽ sớm cung cấp thêm chi tiết về đề nghị của mình cho việc tuần tra thường xuyên của lực lượng hải quân châu Âu.
Thời điểm bộ trưởng Quốc phòng Pháp đưa ra tuyên bố không hề ngẫu nhiên. Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague trong tháng này dự kiến đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bác bỏ thẩm quyền của tòa án trong khi vận động các chính phủ khác ủng hộ quan điểm của mình. Tòa nhiều khả năng ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, và Washington đã kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết.
Việc EU tham gia nhiều hơn ở Biển Đông là điều mà Mỹ đã hy vọng từ lâu, Mira Rapp-Hooper, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận xét.
"Thời gian Pháp đưa ra lời kêu gọi cũng cho thấy chính phủ Liên minh châu Âu (EU) đang ra mặt ủng hộ phán quyết của tòa trong vài tuần tới", bà nói.
Sự tham gia của Pháp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ mang tính lý thuyết. Họ đã ký thỏa thuận 40 tỷ USD vào năm nay để bán tàu ngầm tiên tiến cho Australia, với lý do lo ngại tăng lên về an ninh khu vực.
Những phát biểu của ông Le Drian cuối tuần qua cũng là lời nhắc nhở đến Trung Quốc rằng trong khi nước này đang cố gắng chuyển các lợi ích kinh tế họ mang đến cho châu Âu thành lợi thế ngoại giao, các quốc gia có ảnh hưởng ở châu Âu vẫn sẵn sàng kìm hãm Bắc Kinh.
Foreign Policy viết rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn muốn vượt qua cái mà họ gọi là một "thế kỷ sỉ nhục", bắt đầu từ Chiến tranh Nha phiến thế kỷ 19 (Các cuộc chiến 1840 -1843 và 1856 -1860 giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh) kéo dài cho đến cuối Nội chiến Trung Quốc năm 1949. Tuy nhiên, trớ trêu thay, những hành động của nước này dường như đang buộc pháo hạm châu Âu một lần nữa trở lại Biển Đông.
Phương Vũ

10 comments:

  1. Thủ tướng Nhật: Thế giới không chặn Trung Quốc, Biển Đông sẽ thành Crimea

    ReplyDelete
  2. Myanmar tuyên bố: Không có gì phải sợ Trung Quốc

    ReplyDelete
  3. Mỹ muốn lập kho hậu cần ở Việt Nam, Campuchia để chi viện cho Biển Đông.
    Đa Chiều ngày 7/6 dẫn nguồn tờ The Phnom Penh Post cho biết, trong lúc căng thẳng Trung - Mỹ leo thang trên Biển Đông, Washington đang tính toán thiết lập một căn cứ hậu cần quân nhu tại Campuchia để tiện chi viện cho các hành động trên Biển Đông, tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc. Căn cứ này sẽ bao gồm lương thảo và đạn dược cùng các nhu yếu phẩm đảm bảo cho các hoạt động quân sự.
    Rumi Nielson-Green, người phụ trách các hoạt động đối ngoại liên lạc của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết, ngoài Campuchia ra Mỹ cũng đang muốn triển khai đặt các kho hậu cần quân sự ở Bangladesh, Malaysia và Việt Nam. Hoạt động này sẽ phù hợp nhu cầu và yêu cầu cũng như luật pháp hiện hành của các quốc gia sở tại.
    Soeung Rathchavy cho rằng Campuchia "trung lập", đồng thời khẳng định Trung Quốc không chỉ là bạn bè của Campuchia, mà còn là quốc gia bè bạn đang bị các nước khác "dèm pha". Tuy nhiên quan chức Campuchia không nói rõ ai đang "dèm pha" Trung Quốc và "dèm pha" chuyện gì.

    Đa Chiều dẫn bình luận của Reuters cho hay, từ năm 2010 trở lại đây Campuchia thường xuyên công khai hỗ trợ chính sách (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, đỉnh điểm là hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 tại Campuchia mà Phnom Penh là chủ nhà, Chủ tịch luân phiên.
    Tờ Sputnik của Nga ngày 7/6 cho biết, những kho hậu cần quân sự mà Mỹ đang đề cập với Campuchia và một số nước khác đã có ở Thái Lan và Philippines, hai đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực.

    ReplyDelete
  4. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Trong cho gi o cac nuoc lon. Tu lo di cho chac ? Qua nhieu bai hoc de ta rut kinh nghiem !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ngo Viet: Mình là chính nhưng có thêm bạn bè ủng hộ vẫn hơn chứ!

      Delete
    2. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Lam gi co ban trong chuyen nay ho Viet . Ban Trung Quoc giup ta danh My de loai My ra, sau do ranh tay thit ta !

      Delete
    3. Nguyen Ngo Viêt: Bạn bao giờ cũng có. Còn có phải là "người bạn tốt", "ngươi bạn thực sự" hay không thì mỗi chúng ta đều biết mà. Không cần sự hiểu biết cao siêu, người dân cảm nhận được ngay..

      Delete
    4. Bạn/thù là tùy lúc, quyền lợi là mọi lúc với mọi quốc gia. VN đang trông cậy các nước "nhào vô" càng nhiều càng ít (liên minh) để đỡ phải đương đầu/1 chọi 1 với TQ. Phải khôn ra để không bị cái thằng phản trắc "vừa là đồng chí vừa là anh em" nó lừa 1 lần nữa :)

      Delete
    5. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Ban chat con nguoi la muon QUYEN LUC va Chien tranh la tat yeu. Chi la van de thoi gian thoi Viet a !

      Delete
    6. Làm sao để VN dù không tránh khỏi máu lửa thì cũng chỉ chịu tổn thất ít nhất (nếu chiến tranh là khó tránh). Nếu xảy ra thì chỉ giới hạn trên biển/cục bộ là hay hơn cả.

      Delete