Thursday, June 23, 2016

ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO 20.000 TS VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

Đào tạo nguồn nhân lực là tối cần thiết. Nhưng đề án này ngu dốt ở chỗ TS. không thể đặt chỉ tiêu đào tạo hàng loạt mass production như đào tạo công nhân, công chức hay chuyên gia (có thể rất cao cấp). Lý do: TS. là nghiên cứu, nghiên cứu là rủi ro, không thể định thời gian và số lượng và không biết trước chắc chắn là thành công.
Kết quả hiển hiện là đề tài TS nhiều như nấm và đều vô nghĩa. Vô hình trung, đề án này là thủ phạm gây ra khủng hoảng chất lượng bằng cấp, phá hủy ý nghĩa của hệ thống khoa bảng, vốn sinh ra để khuyến khích học thuật chứ không phải để trưng diện, hãnh tiến và học phiệt. Một số người nhanh tay vớ được tấm bằng mà không phải nghiên cứu học tập thật sự bây giờ dùng nó để bịt miệng người khác, và tác hại hơn là sẽ đẻ ra một thế hệ F2 như vậy. Tác hại cho xã hội là khôn lường, trước mắt là những người làm ăn lương thiện sẽ mất trọng lượng, trong khi kẻ có bằng cần và tý quyền sẽ làm người khác tê liệt suy nghĩ.
Đó là về mặt nội dung. Về mặt kinh tế đề án này cũng có hiệu quả cực thấp. Năng lực chất xám của tinh hoa dân tộc là tổng lượng tạm gói là "chất thông minh" trừ đi tổng lượng ngu. Tạm cho là xã hội có hai tầng lớp "bình dân" và "tinh hoa". Tinh hoa là các học giả, nhưng người trong bộ máy có chức quyền, nghĩa là những người có thể ảnh hưởng tới nhận thức và hệ thống giá trị của xã hội. Vì thế cũng tạm cho điểm bình dân có trọng số là 1, tinh hoa có trọng số 5.
Nếu chuyển người thông minh có sẵn từ tầng lớp bình dân vào tầng lớp tinh hoa thì hàm lượng thông minh sẽ tăng gấp 5 mà hầu như không phải làm gì. Thêm nữa nếu không tăng ghế, thì sẽ phải chuyển số lượng ngu tương đương từ tinh hoa vào bình dân. Vậy lượng ngu sẽ giảm 5 lần. Số lương phải trả không thay đổi. Cho rằng tỷ lệ bình dân và tinh hoa hiện nay là 1:4. Tức là có khoảng 2 triệu tinh hoa. Do hệ thống của ta nhìn chung là dưới trung bình, như vậy phải có ít nhất ngót 1 triệu tinh hoa ngu. Thay vì đào tạo 20.000 TS giấy, chúng ta hãy làm công tác "thay trọng số thông minh ngu". Chuyển 1 triệu bình dân thông minh vào giới tinh hoa và đưa 1 triệu tinh hoa ngu vào giới bình dân.
Giả thiết lạc quan nhất là chúng ta đang sẵn có 1 triệu tinh hoa thông minh và 1 triệu tinh hoa ngu. Tổng năng lực xám của phần tinh hoa bằng 0. Xã hội điều khiển bởi chất xám của bình dân. Chỉ cần chuyển đổi. Tổng lượng thông minh sẽ là 10 triệu đơn vị, giới bình dân bị tổn thất 1 triệu đơn vị, tăng trưởng 9 triệu đơn vị. Lượng ngu trước là 5 triệu đơn vị, giới bình dân sẽ thiệt hại vì phải đón nhận 1 triệu bình dân ngu, như bớt được 4 triệu đơn vị ngu. Vậy là tổng chất xám của toàn xã hội tăng 13 triệu đơn vị, 2 vạn TS thì nhằm nhò gì.
Tất nhiên mô hình vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu kỹ như là tính khả thi hay nếu không chuyển được 1 triệu thì bài toán định lượng sẽ tính lại thế nào và liệu có hiệu quả không. Bài toán này tôi cũng đã formulate xong và lời giải khá lý thú.
Có điều vẫn không hiểu sao mấy ông đề xuất đề án và Bộ trưởng Bộ Giáo dục (cũng là TS) sao không nghĩ ra. Hay là các ông không hiểu thế nào là TS. Nhân tài nói chung phải tự đào tạo mình, chứ không thể đào tạo theo chỉ tiêu. Trừ phi có ai đó muốn đánh bùn sang ao, biến TS thật thành tương đương với TS giấy và ngược lại,

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

3 comments:

  1. Nghia Ta: Các ông nghĩ ra thuộc thế hệ F0 ạ

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Minh Tuấn: Nếu không có định lượng số TS cần đào tạo thì các cơ sở đào tạo TS lấy gì mà sống. Số TS đào tạo ở ta đại đa số là về ní nuận mác nê nin và cái chung chung về xã hội, hầu như chẳng có tẹo khoa học cơ bane hay giải pháp kĩ thuật nào. Mà những cái vớ vẩn ấy thì chỉ cần biết đọc biết viết là làm được và được cấp bằng TS ngay nếu có đủ tiền.

    ReplyDelete
  3. Nguyen Ai Viet: "Họa phúc có mầm đâu một buổi" (Nguyễn Trãi) Đề án 2 vạn TS chẳng qua là xào xáo lại từ một đề án không công khai bằng vào những năm 80, cử hàng loạt cán bộ không biết ngoại ngữ không có chuyên môn gì sang Nga, 6 tháng đến 1 năm, chẳng cần nghiên cứu, nghe giảng lỗ mỗ qua phiên dịch, luận án do phiên dịch viết, lấy bằng TS KHXH. Không biết có tới nghìn TS kiểu đó không nhưng vài trăm là chắc. Số đó nở cấp số nhân thì bây giờ 20 nghìn là ít.

    ReplyDelete